Trai Tày mát tay nuôi loài chim quý biết cả múa, không chỉ thu 1,5 tỷ đồng mà tiếng tăm còn vượt cao nguyên đá
Anh Lưu Duy Đông (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) là người dân tộc Tày đầu tiên ở vùng cao nguyên đá mở trang trại nuôi loài chim khổng tước ( chim công). Mô hình của anh rất thành công, cho doanh thu lên tới 1,5 tỷ đồng/năm.
Thôi công chức, đi nuôi chim công
HTX Tấn Đạt (thị trấn Nông trường Việt Lâm, huyện Vị Xuyên) của anh Đông có trang trại với tổng diện tích hơn 3.000m 2 nuôi các loại chim cảnh. Trang trại cũng đã được cơ quan quản lý CITES việt Nam cấp giấy phép chăn nuôi các loài như: Gà lôi trắng, chim công, công Ấn Độ…
Anh Đông chia sẻ, ngày trước anh học quản trị kinh doanh, Thạc sĩ Quản lý kinh tế. Tốt nghiệp xong, anh làm công chức nhà nước được 13 năm. Nhưng rồi cơ duyên đã đưa Đông đến với những con chim công có vũ điệu múa đẹp mê lòng người.
Anh Lưu Duy Đông (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) là người dân tộc Tày đầu tiên ở vùng cao nguyên đá mở trang trại nuôi khổng tước (chim công). Mô hình của anh rất thành công, cho doanh thu lên tới 1,5 tỷ đồng/năm.
Đông kể, anh quyết định thôi việc công chức để tập trung nuôi chim hoang dã có bộ lông sặc sỡ cũng chỉ là việc tình cờ. Anh nghĩ đơn giản rằng ở Hà Giang gần như chưa có ai nuôi loài chim này, trong khi thị trường cũng ít có mà chim công lại có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi… nên anh quyết định thử một phen.
Những con chim công có vũ điệu múa đẹp mê lòng người.
Sau 1 năm tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm cùng với những kiến thức kinh doanh được học ở trường và tính cách ưa mạo hiểm của tuổi trẻ, năm 2016 anh cùng 7 người bạn thành lập HTX Tấn Đạt với hoạt động chính là nuôi các loài chim công cảnh.
Mới đầu gây dựng trang trại, anh Đông chỉ nhập 5 đôi chim trưởng thành với giá 20 triệu đồng/đôi về nhân giống, còn lại mua chim con để gây tạo.
Chỉ sau một thời gian ngắn chim công sinh sản từ 10-15 trứng, anh dùng máy ấp, tỷ lệ thành công đạt 80%. Từ đó đàn chim trong trang trại ngày một tăng.
Trang trại của HTX Tấn Đạt gồm có 400 con chim công Ấn Độ; 90 con công má vàng; 200 con gà lôi trắng và 200 con chim trĩ các loại.
Vốn là dân kinh tế chuyển sang nuôi chim nên anh cũng gặp không ít khó khăn. “Do làm trái ngành, chưa có kinh nghiệm chăm sóc nên lúc đầu cũng vất vả lắm, có một đợt cả đàn chim bị thương hàn, nhưng cũng may là cứu chữa kịp thời. Sau đó mình đã ngày đêm tìm hiểu về đặc tính của chim công qua sách báo và đi các trang trại ở Hưng Yên, Thái Bình, miền Nam… vừa tìm nguồn giống vừa học hỏi thêm từ các chủ trang trại. Đến nay sau 4 năm thì trang trại dần đi vào ổn định, giai đoạn khó khăn nhất đã qua” – anh Đông tâm sự.
Mô hình nuôi chim công của anh Đông là trang trại đầu tiên ở Hà Giang và nằm trong tốp 5 trang trại có nhiều chim công nhất cả nước.
Video đang HOT
Càng nuôi anh lại càng đam mê với loài chim quý này. Hiện giờ, anh đã có 2 trang trại được quy hoạch khá bài bản với quy mô gồm 400 con chim công Ấn Độ; 90 con công má vàng; 200 con gà lôi trắng và 200 con chim trĩ các loại.
Hàng năm HTX Tấn Đạt cung cấp ra thị trường 200-300 con chim các loại. Mỗi chim công con mới nở được bán với giá 1,5 triệu đồng, còn chim công từ 5 – 6 tháng thì 3 triệu đồng/con và giá tăng dần theo độ tuổi. Tổng doanh thu năm 2021 của HTX đạt 1,5 tỷ đồng.
Không chỉ nuôi chim công, trang trại của anh Đông còn nuôi các loại chim trĩ trong đó có chim trĩ 7 màu rất đẹp
Anh Đông cho biết thêm: Chim công được xem là con vật nuôi phong thủy mang đến sự may mắn và hòa khí, nên được các trang trại, người có thu nhập khá rất ưa chuộng và mua về làm cảnh, cũng là loài vật nuôi ưa thích của các khu du lịch sinh thái. Nhưng nguồn cung loài chim này trên thị trường còn rất hạn chế dẫn đến giá thành luôn ở mức cao và ổn định.
Chim công ngũ sắc được anh Đông lai tạo từ chim công trắng và chim công xanh Ấn Độ. Chim công ngũ sắc có vẻ đẹp rất đặc biệt đó là lông của chim công có màu trắng và xanh đan xen nhau.
Hiện ở Hà Giang chỉ có mình anh Đông nuôi chim công, trang trại của HTX Tấn Đạt cũng là là trang trại lớn nhất miền Bắc và nằm trong tốp 5 trang trại có nhiều chim công nhất cả nước.
Kinh nghiệm để chim công khỏe mạnh
Theo anh Đông: Chim công (hay khổng tước) là loài động vật có nguồn gốc hoang dã, việc nuôi nó không quá khó như mọi người thường nghĩ. Ưu điểm của loài chim này là sức đề kháng tốt, tỷ lệ nuôi sống cao.
Thức ăn cho chim cũng đơn giản, dễ kiếm, chủ yếu là thóc, cám công nghiệp và rau xanh. Lượng thức ăn của chim chỉ bằng 1/3 của gà nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí chăn nuôi.
Nước sử dụng cho chim công tuyệt đối phải là nước sạch. Với chim non nên dùng nước đun sôi để nguội nhằm bảo vệ hệ tiêu hóa còn non nớt.
Anh Đông chăm sóc đàn chim công.
Tuy nhiên, cách phòng, trị bệnh cho chim công mới chính là bí quyết quan trọng nhất. Chim công cũng có thể bị mắc một số bệnh như gia cầm: Đi ngoài, cúm, thương hàn…
Để chăm sóc cho đàn chim công quý của mình, anh Đông đã thuê riêng một bác sĩ thú y hàng ngày kiểm tra tình hình sức khỏe của chim và xây dựng chế độ ăn hợp lý.
Theo bác sĩ thú y Phùng Minh Thái: Với các loài chim hoang dã, để đánh giá chim khỏe hay yếu thường thông qua biểu hiện bên ngoài như tập tính hoạt động hàng ngày.
Nếu chim có bệnh thì thường có biểu hiệu như mắt có bọt, tiếng thở có đờm, rướn cổ thở; một số bệnh về chân móng thì chim sẽ đi tập tễnh; hoặc biểu hiện về phân như nhão, ra máu, có màu trắng nhiều hơn.
Nếu thấy hoạt động của chim bất thường so với hàng ngày thì sẽ chuyển sang chuồng riêng để theo dõi và điều trị.
Thức ăn cho chim công đơn giản, dễ kiếm, chủ yếu là thóc, cám công nghiệp và rau xanh. Lượng thức ăn của chim chỉ bằng 1/3 của gà nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí chăn nuôi.
Vì vậy, bác sĩ Thái khuyến cáo, để chim công phát triển khỏe mạnh thì cần ưu tiên phương pháp phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Đầu tiên phòng bệnh bằng tiêm vaccine từ khi chim còn nhỏ đến đủ tuổi sinh sản. Khi giao mùa hoặc gặp thời tiết bất thường ảnh hưởng tới sức khỏe của chim thì ta có thể phòng bệnh trước bằng thuốc, như tăng cường sức đề kháng cho chim bằng các loại thuốc có thành phần vitamin A, C, D, E.
Còn đối với chim sinh sản, có thể phòng bệnh về đường trứng. Nếu thấy trứng vỏ mỏng, vỏ dày, sần sùi thì ta có thể bổ sung trước khi chim đẻ bằng các loại thuốc tăng cường canxi, vitamin D, phốt pho để giúp có chất lượng trứng tốt nhất, cho ra con chim khỏe mạnh nhất.
Để phòng tránh bệnh cho chim công, xung quanh trang trại được phủ bạt kín vừa là phòng chống rét và mầm bệnh từ bên ngoài vào.
Đặc biệt, chim công thường mẫn cảm với thời tiết giao mùa vào cuối thu, đầu đông hoặc mùa đông sang xuân thì sẽ gặp các bệnh như tiêu chảy và hô hấp.
Phòng chống bệnh hiệu quả cho chim công không chỉ bằng thuốc mà vấn đề vệ sinh, khử trùng thường xuyên cho trang trại cũng rất quan trọng.
Trước cửa chuồng bao giờ cũng có hố khử trùng bằng nước hoặc bột và thường xuyên phun khử trùng định kỳ 1 lần/tuần hoặc 2 lần/tuần, nếu cần thiết thì 1 lần/ngày.
Phát quang, làm sạch môi trường, bụi cỏ xung quanh để giảm thiểu muỗi, tránh bệnh về nhiễm trùng máu.
Ở nơi này của Hà Giang có những vườn trồng lan rừng la liệt, chủ nhà không bán, chỉ để chơi
Chơi lan rừng, từ lâu đã trở thành niềm đam mê của không ít người dân vùng cao Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang).
Những loài hoa lan rừng vùng cao nguyên đá luôn có sức hút mãnh liệt bởi vẻ đẹp và đặc trưng của nó.
Người trồng lan rừng, người chơi lan rừng tìm được cho mình thú vui giản dị, tao nhã bên những giỏ lan xinh xắn.
Lan rừng cao nguyên đá Mèo Vạc là loài hoa mang giá trị thẩm mĩ cao, bởi nó mang vẻ đẹp tự nhiên, giản dị, nhẹ nhàng nhưng không kém phần quyến rũ.
Vườn trồng lan rừng hơn 100 giò hoa lan rừng của nhà anh Tạ Văn Thắng, xã Sủng Trà, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Hoa lan rừng ra đúng mùa, nở dài ngày và có mùi hương rất đặc trưng của núi rừng luôn tạo sự khác biệt so với các loại hoa lan đã qua lai, ghép. Chính vì điều này mà lan rừng có sức hút và sự kích thích tạo nên một thú chơi rất tao nhã.
Hiện nay trên địa bàn huyện Mèo Vạc có nhiều gia đình trồng lan rừng, mỗi gia đình có từ 2-3 giò. Nếu kể đến những người có "chỗ đứng" trong giới chơi lan ở Mèo Vạc phải kể đến anh Tạ Văn Thắng, thôn Há Chế xã Sủng Trà.
Bén duyên với lan rừng từ cuối năm 2015, từ những giò hoa nhỏ bé, anh đã gây dựng cho mình một nhà vườn trồng lan rừng với số lượng trên 100 giò hoa khác nhau, quy tụ trên 30 loại hoa lan rừng đặc trưng ở Mèo Vạc như: Lan kiều, Hạc vĩ, da báo, loa kèn, tam bảo sắc, vẩy rồng...
Mặc dù khi chúng tôi đến thăm nhà vườn của anh chưa đúng dịp hoa nở, nhưng nhìn ngắm những giò hoa lan rừng với đủ tư thế, hình dáng cũng đủ để mường tượng ra một vườn lan đa sắc màu, ngào ngạt hương.
Anh Thắng cho biết: "Vì đam mê lan rừng nên anh rất siêng xuống các xóm bản để tìm mua của người dân cũng như lên rừng tìm trên những vách núi cao...Dù khi mang về, cây lan rừng thường khó ra bông và cần tới sự kỳ công chăm sóc, nhưng một khi đã nở, lan rừng luôn dâng tặng cho không gian hương thơm ngọt ngào, thanh khiết...".
Theo anh Thắng, lan rừng có loài mọc trên vách đá ẩm ướt, có loài mọc trên thân cây mục. Vì vậy, khi đưa về nhà, người chơi lan phải nắm được những đặc tính này để tạo điều kiện sống tương ứng.
"Lan rừng là loài hoa quý của thiên nhiên. Lan rừng được hấp thụ nắng, mưa, gió, lạnh...của núi rừng nên mang trong mình sức sống mãnh liệt, sẵn sàng vượt qua khó khăn để vươn lên sống tốt, chứ không dễ dàng bị quật ngã", anh Thắng chia sẻ.
Vợ chồng anh chị Ngân - Hùng trồng thêm giò hoa rừng mới.
Còn với vợ chồng anh Bùi Đức Hùng và chị Nguyễn Hồng Ngân - Thôn Pả Vi thượng xã Pả Vi thì cũng vì trót "mê" cái vẻ đẹp thanh tao, quý phái, sức sống bền bỉ của lan rừng mà giờ đây đã sưu tầm, sở hữu trên 50 giò lan đủ loại như Đuôi cáo, Hồ điệp, Vũ nữ, Đoản kiếm, Trầm tím, Long Tu Lào, Sơn Thủy Tiên...
Theo vợ chồng anh chị thì việc trồng và chơi lan rừng cũng lắm công phu. Sau khi đem về, người chơi phải cắt tỉa bớt những rễ già rồi mới đem trồng vào các chậu đựng xơ dừa, than củi hoặc ghép vào các thân dương xỉ, tùng la hán khô, chăm sóc tỉ mỉ sao cho lan phát triển, ra hoa đúng mùa.
Cây lan rừng là loại hoa sống rất có tình nghĩa, mình chăm sóc nó tốt, chu đáo thì nó trả công cho mình bằng việc nở những chùm hoa to, đẹp, thơm ngát...Lan rừng thường nở rộ vào các tháng 2,3 và tháng 7,8 dương lịch.
Cùng với anh Thắng, vợ chồng anh chị Hùng - Ngân, nhiều hộ gia đình trên địa bàn thị trấn và các xã của huyện Mèo Vạc cũng lựa chọn cho mình thú chơi hoa lan rừng riêng biệt.
Đa phần những người chơi hoa tự nhân giống và ghép giò. ể lan ra hoa được đẹp đòi hỏi kỹ thuật của người trồng tương đối cao. Không chỉ chăm bón tốt mà còn cần bảo đảm nhiều tiêu chuẩn về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và không gian cho hoa.
Các loại lan rừng đều không ưa ánh sáng gay gắt, mưa ẩm quá nhiều nên nhiều người chơi đã đầu tư hệ thống mái che nắng, che mưa để mùa hè không được quá nóng, mùa đông không được quá buốt giá nhưng vẫn phải để cây được hứng sương, gió và nước mưa. Bởi phong lan sống bằng sương gió nên không thể nhốt trong lồng kính.
Gỡ nút thắt tiêu thụ cho cam Hà Giang Mặc dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Hà Giang và nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã tác động đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm nông sản nói chung và sản phẩm cam nói riêng, tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống nhằm tiêu thụ cam trên địa bàn, các hợp tác...