Trại rắn Đồng Tâm chữa trị 210 ca rắn độc cắn mùa nước nổi
Những ngày gần đây khi lũ về, triều cường dâng cao ở vùng ĐBSCL đã xảy ra nhiều trường hợp người dân bị rắn độc cắn.
Tại Khoa Cấp cứu rắn độc của Trung tâm Nghiên cứu, Nuôi trồng chế biến Dược liệu Quân khu 9 (tức trại rắn Đồng Tâm, có địa chỉ tại xã Bình Đức, huyện Châu Thành, Tiền Giang) từ tháng 9 đến nay, đã tiếp nhận điều trị cho hơn 210 ca bị rắn cắn.
Bệnh nhân bị rắn lục đầu vồ đuôi đỏ cắn được chữa trị và ổn định sức khỏe.
Đây là cao điểm có số ca nhập viện nhiều nhất trong năm. Đa số các nạn nhân đến từ nhiều tỉnh như: Đồng Tháp, An Giang, Long An, Tiền Giang, Bến Tre với vết thương do bị rắn lục đầu vồ đuôi đỏ, rắn hổ cắn…
Do nạn nhân được đưa đến cơ sở kịp thời để điều trị bằng thuốc kháng huyết thanh nên hầu hết các trường hợp đều được cứu sống và sớm phục hồi sức khỏe. Hiện tại, tại Khoa cấp cứu rắn độc của trại rắn Đồng Tâm chỉ còn 9 ca đang được điều trị.
Video đang HOT
Bác sĩ Lê Văn Tâm, Phó chủ nhiệm khoa cấp cứu rắn độc của trại rắn Đồng Tâm cho biết: “Để đề phòng rắn độc cắn, khuyến cáo bà con khi không cần thiết thì không đến những nơi rậm rạp; nếu cần thiết đến những nơi đó thì phải có các dụng cụ bảo hộ. Hoặc không bắt rắn khi không biết rõ rắn đó là rắn gì, đồng thời phải phát hoang bụi rậm xung quanh nhà”.
Theo Nhật Trường (VOV)
Mùa nước nổi rau đồng lớn vù vù, dân kiếm đồng tiền dễ hơn
Như một lời hẹn hò của thiên nhiên, mỗi khi mùa nước nổi về, các loại rau đồng như bông súng, bông điên điển, hẹ nước, rau nhút,... đồng loạt sinh sôi nảy nở, góp phần mang lại nguồn thu nhập cho nhiều người.
Vào những ngày này, tại các xã vùng trũng của huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An như Vĩnh Trị, Tuyên Bình Tây, Vĩnh Thuận,... mỗi ngày có hàng trăm người bơi xuồng đi nhổ bông súng, hái hẹ nước, bông điên điển,... khiến nhịp sống mùa nước nổi càng trở nên sôi động.
Hàng ngày, điểm tập kết rau đồng tại chợ Bàu Sậy thu mua 3-4 tấn rau đồng các loại.
Hơn 1 tháng nay, từ khi nước lũ đổ về, ngày nào các thành viên trong gia đình ông Nguyễn Văn Hon, ngụ xã Vĩnh Trị, cũng thu hoạch bông súng bán cho thương lái ở chợ Bàu Sậy (thị trấn Vĩnh Hưng).
Ông Hon cho biết: "Thông thường vào tháng 5 âm lịch, gia đình tôi mua con giống bông súng về trồng, bình quân mỗi thiên 2 triệu đồng. Hiện nay, bông súng đỏ Đà Lạt có giá 3.500 đồng/kg, bông súng cơm có giá 7.000 đồng/kg. Trồng và thu hoạch bông súng cực lắm! Nước ăn tay, chân dữ lắm! Tuy nhiên, với 5.000m2 đất trồng bông súng, sau mùa thu hoạch, tôi có lợi nhuận hơn 20 triệu đồng. Số tiền này đủ trang trải cuộc sống gia đình trong mùa nước nổi".
Còn những hộ không có đất trồng bông súng thì từ khuya, nhiều người bơi xuồng dọc các tuyến kênh hoặc trên các cánh đồng trũng hái bông điên điển, hẹ nước, rau muống đồng,...
Chị Huỳnh Thị Ngọc Lợi, ngụ xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Hưng, cho hay: "Đối với gia đình tôi, có lũ đồng nghĩa có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Hiện nay, mỗi ngày, gia đình tôi có thu nhập gần 300.000 đồng từ việc hái rau muống đồng, bông súng, bông điên điển,...bán cho thương lái".
Người dân có thêm thu nhập từ việc hái bông điên điển bán
Điểm tập kết rau đồng lớn nhất ở huyện Vĩnh Hưng là chợ Bàu Sậy. Chị Nguyễn Thị Bích Vân - thương lái thu mua rau đồng ở chợ Bàu Sậy, cho biết: "Mỗi ngày, tôi cung cấp từ 3-4 tấn rau đặc sản cho các chợ đầu mối tại TP.HCM như chợ Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn. Tôi mua rau đồng quanh năm, nhưng đến mùa nước nổi, hoạt động mua bán mới nhộn nhịp, đa dạng về chủng loại, từ đó sản lượng rau cũng tăng mạnh".
15 giờ, người dân từ các xã bắt đầu chở nông sản sau một ngày thu hoạch về chợ Bàu Sậy bán cho thương lái. Chỉ trong chốc lát, cả khu vực rộng lớn đã phủ đầy các loại rau đặc sản mùa nước nổi từ bông súng, điên điển, hẹ nước đến rau muống, rau nhút.
Còn mùa khô, các loại rau đồng khan hiếm, thương lái tổ chức cho người dân trồng bông súng. Chị Nguyễn Thị Ngọc Hiệp - tiểu thương Chợ Bàu Sậy, cho biết: "Mùa khô, các loại rau đồng rất ít nên tôi phối hợp 6 nông dân trồng 15ha bông súng. Ngoài ra, tôi còn thu mua thêm bầu, bí, mướp,... Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ rau đồng rất lớn nên bất kể người dân thu gom được bao nhiêu rau đồng đều được tôi thu mua hết bấy nhiêu. Giá cả cũng tương đối ổn định nên nhờ đó, người dân cũng có thêm nguồn thu nhập".
Năm nay, lũ về muộn và thấp nên rau đồng cũng khan hiếm, đồng nghĩa với thu nhập của người dân giảm sút. Dù vậy, người dân vùng Đồng Tháp Mười vẫn lạc quan, bởi có nước, có tiền./.
Theo Lê Ngọc (Báo Long An)
Đồng Tháp mùa nước nổi: Nước lũ "cà giựt", xóm lọp tép đìu hiu Mùa nước nổi đồng bằng không chỉ tác động đến sản xuất, đến môi trường mà đâu đó còn ảnh hưởng đến những xóm nghề, làng nghề, trong đó có những làng nghề, xóm nghề ăn theo mùa lũ ở tỉnh Đồng Tháp. Sống "nương mình" theo con nước, người làng nghề đa phần đã chuyển đổi khi mùa nước những năm gần...