Trai quê nuôi đàn “tai dài” 400 con, mỗi tháng có 20 triệu đồng
Cha mẹ già, yếu, Đinh Nguyễn Hoàng Tuấn không “bay nhảy” nơi phố thị giống bạn bè mà ở quê nhà đầu tư nuôi 400 con thỏ giống Newzealand theo quy mô bán công nghiệp. Khi chăn nuôi đi vào ổn định, Tuấn có thu nhập đều đều mỗi tháng…
Với bản tính cần cù siêng năng, ham học hỏi, Đinh Nguyễn Hoàng Tuấn đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi thỏ Newzealand với quy mô khoảng 400 con, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Giống thỏ Newzealand được nhiều hộ nông dân ở huyện Hàm Tân chăn nuôi vì phát triển nhanh, sinh sản nhiều, thịt thơm ngon, hấp dẫn.Trong số đó, phải kể đến mô hình nuôi thỏ Newzealand theo quy mô bán công nghiệp của Đinh Nguyễn Hoàng Tuấn tại thôn Đá Mài 1, xã Tân Xuân, huyện Hàm Tân (Bình Thuận).
Đinh Nguyễn Hoàng Tuấn (Sinh năm 1992) trong một gia đình thuần nông ở xã Tân Xuân, huyện Hàm Tân. Là con trai cả trong gia đình có ba anh em, từ nhỏ, ngoài giờ đi học, Tuấn thường phụ giúp cha mẹ nhiều công việc. Lớn lên, khi cha mẹ đã già yếu, Tuấn trở thành lao động chính của gia đình…
Đinh Nguyễn Hoàng Tuấn chọn nuôi giống thỏ cao sản Newzealand.
Hàng tháng, từ mô hình kinh tế này mang lại lợi nhuận cho chàng trai trẻ tuổi hơn 20 triệu đồng (sau khi trừ mọi chi phí). Tuy nhiên để có thành quả đó, thì không hề dễ dàng đối với chàng thanh niên thế hệ 9X.
Video đang HOT
Vì vốn dĩ gia cảnh khá khó khăn, toàn bộ số tiền đầu tư ban đầu khoảng 100 triệu đồng, Tuấn đều phải vay mượn ngân hàng. Nhưng với quyết tâm cùng với ý chí của tuổi trẻ, sau một năm đầu tư, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
Bên cạnh việc liên tục cập nhật kỹ thuật chăn nuôi thỏ, chàng nông dân trẻ Đinh Nguyễn Hoàng Tuấn còn thường xuyên trau dồi kỹ năng chăm sóc đàn thỏ trong trang trại.
Em Tuấn cho biết: Đầu ra của giống thỏ Newzealand này khá ổn định, mặt khác thỏ Newzealand là loại gia súc dễ nuôi, thịt thỏ còn là món ăn giàu đạm, bổ dưỡng, tận dụng nguồn thức ăn có sẵn là rau cỏ tại chỗ, chi phí đầu tư thấp, cách chăm sóc đơn giản, ít bệnh tật, tăng trọng nhanh lại có đầu ra thuận tiện, vì vậy Tuấn hi vọng mô hình nuôi thỏ này sẽ ngày càng được nhân rộng nhiều hơn nữa”.
Với hệ thống chuồng trại và thức ăn đảm bảo hợp vệ sinh cộng với việc áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên đàn thỏ của Tuấn phát triển khá tốt. Để tiết kiệm chi phí Tuấn còn tận dụng khoảng đất trống của gia đình để trồng cỏ làm thức ăn cho đàn thỏ.
Chia sẻ với chúng tôi Tuấn khá trăn trở: “Phải chi em được tiếp cận nguồn vốn vay dành cho nông dân thì hay quá, nếu được hỗ trợ vay vốn em sẽ đầu tư mô hình ở một quy mô lớn hơn để phát triển kinh tế gia đình”.
Thỏ thương phẩm nuôi từ 3-3.5 tháng thì xuất với giá bán trên thị trường khoảng 80.000 đồng/kg, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình Đinh Nguyễn Hoàng Tuấn.
Với diện tích chuồng nuôi 500 m2 được xây dựng trên khu đất đồi có mái che cao, 2 bên sử dụng bạt di động để che mưa và rét đảm bảo thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.
Bên trong được thiết kế thành các dãy chuồng kép và các dãy chuồng đơn chạy dọc cách mặt đất 90 cm chia làm nhiều ngăn nhỏ dài khoảng 80 cm, rộng 60 cm, cao 35cm, mỗi ngăn có khay lưới đựng thức ăn thô, máng đựng thức ăn tinh, phía dưới là nền xi măng hơi trũng để hứng phân để bảo đảm cho việc vệ sinh chuồng trại.
Theo Rạng Đông (Báo Bình Thuận)
Mỗi ngày xuất đi Trung Quốc 300 tấn vải tươi
Theo Chi cục Hải quan Tân Thanh (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), khoảng 1 tuần nay, trung bình mỗi ngày tại cửa khẩu này có khoảng 200 - 330 tấn vải quả tươi được thông quan xuất bán sang khu chợ Pò Chài (Quảng Tây, Trung Quốc).
Được biết, đến thời điểm này đã có khoảng 90 thương nhân người Trung Quốc sang phối hợp với thương nhân Việt Nam đặt điểm cân vải thiều để xuất hàng sang thị trường Trung Quốc.
Ông Trần Quang Tấn - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cho biết, địa phương đã bắt đầu thu hoạch rộ vải chính vụ. Tính từ đầu mùa đến nay, tổng sản lượng vải tiêu thụ đạt 31.384 tấn. Trong đó thị trường nội địa tiêu thụ 21.000 tấn. Đối với 30 thị trường xuất khẩu quả vải như Mỹ, Úc, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản... đến nay tiêu thụ 10.000 tấn. Riêng Trung Quốc hiện đã tiêu thụ 9.500 tấn và cả vụ vải dự kiến sẽ tiêu thụ 40.000 tấn.
Người dân Lục Ngạn (Bắc Giang) thu hoạch vải thiều. Ảnh: Trần Quang
Theo ông Tấn, tính đến ngày 13.6 đã có 90 thương nhân người Trung Quốc sang phối hợp với thương nhân Việt Nam đặt điểm cân để xuất hàng sang thị trường Trung Quốc. Tổng số điểm cân trên địa bàn huyện trên 150 điểm.
Thời tiết thuận lợi giúp cho trái vải mẫu mã đẹp, không còn hiện tượng sâu cuống, nứt vỏ nên giá vải tươi có chiều hướng tăng, hiện giá tại vườn trung bình từ 20.000 - 56.000 đồng/kg, nếu so với cùng kỳ năm ngoái, mức giá này đã tăng tới 15.000 đồng/kg. Riêng vải xuất khẩu đạt chuẩn GlobalGAP giá tại vườn hiện ở mức cao 65.000 đồng/kg.
Theo ông Tấn, năm nay tổng sản lượng vải của Bắc Giang đạt 100.000 tấn, nếu đến cuối vụ giá vải tăng bình quân 1.000 đồng/kg thì doanh thu từ quả vải của Bắc Giang sẽ tăng lên 100 tỷ đồng. "Chúng tôi kỳ vọng giá vải tiếp tục tăng, dự kiến cuối mùa doanh thu trái vải cùng các dịch vụ cộng thêm sẽ mang về cho tỉnh hơn 5.000 tỷ đồng" - ông Tấn nhấn mạnh.
Được biết, để tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc, các ngành chức năng làm việc tại cửa khẩu Tân Thanh như hải quan, biên phòng, kiểm dịch áp dụng phương thức vừa kiểm tra phương tiện, hàng hóa trên thực địa vừa làm hồ sơ thông quan; nhờ đó mỗi xe hàng thông quan chỉ mất từ 3 - 5 phút, rút ngắn được 2/3 thời gian so với trước đây.
Tuy nhiên theo Hải quan Tân Thanh, lượng vải thiều xuất bán sang Trung Quốc năm nay ít hơn các năm trước. Có thể, do vải mất mùa, đầu vụ, giá nội địa cao nên sản lượng thông quan chỉ bằng khoảng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo danviet
Từ chối làm giảng viên đại học, nuôi thỏ thu 3 tỷ/tháng Mỗi tháng xuất chuồng khoảng 1.200 tấn lợn và 1.500 tấn thỏ giống, trừ chi phí đầu vào, chàng kỹ sư trẻ tuổi Phùng Văn Toản ở Sơn Tây (Hà Nội) thu lợi nhuận hơn 3 tỷ đồng Tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu và được nhận lại trường để giảng dạy, năm 2004, anh Phùng Văn Toản ở Khu 916, xã...