Trai Quảng Nam và hành trình “gom nắng” thắp sáng đường quê
Đang làm nghề y, Phạm Phú Hiển bỏ ngang về nghiên cứu “bắt mạch điện” sáng chế tạo đủ loại bóng đèn Led, năng lượng mặt trời,… nhằm giúp tỏa sáng đường quê, góp phần xóa bỏ các điểm đen tai nạn giao thông.
“Học y… bắt mạch điện”.
Nhờ vào sự dám nghĩ, dám làm này Phạm Phú Hiển đã là Giám đốc Công ty TNHH TM&DV Phú Hiển Lighting, một thương hiệu bóng đèn Led bằng năng lượng mặt trời nổi tiếng xứ Quảng. Hiển cũng là Chủ nhiệm Câu lạc bộ khởi nghiệp sáng tạo TP.Tam Kỳ.
Phạm Phú Hiển với sản phẩm do chính anh sáng chế
Hiển tâm sự, ngày trước học nghề y nhưng do đam mê nghiên cứu công nghệ nên anh sang sáng chế các loại bóng đèn Led, đèn sử dụng năng lượng mặt trời.
“Sau 3 năm công tác tại Trung tâm y tế huyện Tiên Phước và phòng khám đa khoa Lãnh Ngọc, tôi cảm nhận nghề điều dưỡng không hợp với mình. Tôi phải đi tìm con đường mới cho mình” – Hiển nói.
Hiển còn chế tạo cả camera trên thân đèn Led để giám sát an ninh trật tự
Phạm Phú Hiển chia sẻ thêm, sau khi bỏ nghề y, từ năm 1999 – 2005 Hiển xin vào công tác tại Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ Quảng Nam – Đà Nẵng, tham gia làm đường Hồ Chí Minh. Những năm tháng trên rừng Trường Sơn, Hiển vẫn luôn khao khát một tấm bằng đại học. Năm 2004, Hiển thi đỗ trường Đại học Thương mại hệ vừa học, vừa làm. Cũng thời gian đó, Hiển xin công tác tại đội cứu hộ hầm đường bộ Hải Vân để tiếp tục con đường học tập.
Video đang HOT
Trụ đèn công viên bằng điện năng lượng mặt trời do Phạm Phú Hiển chế tạo thành công
“Năm 2010, với tấm bằng cử nhân kinh tế trong tay, tôi xin về làm tại phòng Tổ chức hành chính của Bưu điện tỉnh Quảng Nam. Trong quản thời gian làm việc trong môi trường Bưu điện đã hình thành sự yêu mến công nghệ và tự nghiên cứu về công nghệ Led chiếu sáng. Trong quá trình nghiên cứu, Hiển nhìn thấy tiềm năng của công nghệ này và dự báo Led sẽ thay thế cho các công nghệ chiếu sáng truyền thống trong tương lai gần.
Ý tưởng khởi nghiệp được hình thành, Hiển xin nghỉ Bưu điện để thành lập Công ty TNHH TM&DV Phú Hiển Lighting. Con đường khởi nghiệp trái nghề không hề dễ dàng nhưng kiên trì, đam mê đã giúp anh thành công.
Đến nay, công ty của anh đã “tỏa sáng” được gần trăm km đường nông thôn bằng đèn Led, đèn năng lượng mặt trời….
“Gom nắng” tỏa sáng đường quê.
Phạm Phú Hiển cho biết thêm, bước đầu công việc đã ổn định nhưng về tương lai và sự nung nấu ý tưởng tạo riêng cho mình một dấu ấn trên thị trường Việt do chính bàn tay “nghề y bắt mạch điện” tạo ra với một thương hiệu đèn năng lượng mặt trời mang dấu ấn Made in Việt Nam.
Phạm Phú Hiển (bên phải) về với bà con nông thôn để hỗ trợ lắp bóng đèn năng lượng
Lúc này, Hiển đang hợp tác với tập đoàn Aurio hình thành một nhà máy chuyên sản xuất đèn Led, năng lượng mặt trời tại TP.Tam Kỳ, Quảng Nam.
Phạm Phú Hiển cũng đã hình thành đề án “Đèn năng lượng mặt trời – góp phần xóa bỏ các điểm đen giao thông và thắp tháng đường quê”. Đây là sáng kiến của Phú Hiển Lighting nhằm phân tích, đánh giá tiềm năng và hiệu quả của hệ thống điện năng lượng mặt trời tại Quảng Nam và cả nước trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, đèn đường năng lượng mặt trời sẽ góp phần xóa bỏ các điểm đen giao thông nông thôn.
Điện năng lượng của Phạm Phú Hiển tỏa sáng đường quê ở xứ Quảng
“Ưu điểm của đèn đường năng lượng mặt trời Phú Hiển Lighting là tiết kiệm điện năng, không tốn nhiều chi phí. Hệ thống đèn năng lượng mặt trời có hiệu suất phát sáng, tuổi thọ cao; Chủ động nguồn năng lượng, giảm lượng phát thải CO2 ra môi trường; sử dụng hệ thống điều khiển thông minh, tự động sáng khi trời tối và tự tắt khi trời sáng hiệu chỉnh ánh sáng bằng remot; Thiết kế và thi công đảm bảo vững chắc, dễ kiểm tra, thay thế; Triển khai lắp đặt nhanh, có thể mở rộng, nâng cấp và di chuyển hệ thống đèn năng lượng mặt trời dễ dàng” – Hiển chia sẻ.
Điện năng lượng tỏa sáng đường quê của Phạm Phú Hiển
Trong tháng 5/2019, Công ty TNHH TM&DV Phú Hiển Lighting đã tổ chức khảo sát vị trí dự kiến lắp đặt đèn đường năng lượng mặt trời tại nhiều điểm ở các vùng nông thôn, miền núi. Hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Đèn đường năng lượng mặt trời – Góp phần xóa bỏ các điểm đen giao thông và thắp sáng đường quê”.
Dự án giữa Công ty TNHH TM&DV Phú Hiển Lighting, Ban An toàn Giao thông tỉnh Quảng Nam, Tỉnh đoàn Quảng phối hợp thực hiện. Trong đó Ban An toàn Giao thông, Đoàn thanh niên đóng vai trò cung cấp các thông tin về điểm đen, điểm mất an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, chịu trách nhiệm kêu gọi, vận động nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân nhằm xã hội hóa dự án.
Ca sĩ Le Sang cũng yêu thích đèn năng lượng của Phạm Phú Hiển
Công ty Phú Hiển Lighting chịu trách nhiệm khảo sát, nghiên cứu sản xuất, lắp ráp, cài đặt hệ thống đèn đường năng lượng mặt trời theo đúng các tiêu chuẩn về độ sáng, chủ động về nguồn sáng,… tại các vị trí do các bên phối hợp cung cấp.
Hệ thống đèn đường năng lượng mặt trời bao gồm: Tấm pin năng lượng mặt trời; bóng đèn Led siêu sáng, vi mạch điều khiển và pin lưu trữ; trụ đèn, giá đỡ; remote điều khiển và các thiết bị phụ trợ khác.
Theo Danviet
"Đảo khủng long" ở biển Cửa Đại nhìn từ Flycam: Đang hình thành các vịnh kín
Cồn cát ở biển Cửa Đại (Quảng Nam) vẫn tiếp tục dịch chuyển, một số doi cát có xu hướng cong về nhau hình thành các vịnh kín.
Hình ảnh "đảo khủng long" ở biển Cửa Đại nhìn từ Flycam ngày 30/5. Ảnh Tổng cục PCTT.
Ngày 3/6, Tổng cục Phòng chống thiên tai đã công bố kết quả quan trắc lần 7 (ngày 30/5) đối với cồn cát tại biển Cửa Đại, TP Hội An, Quảng Nam.
Qua hình ảnh chụp từ Flycam có thể nhận thấy, ngoài khơi phía Đông và Bắc của cồn cát đang tiếp tục có xu hướng bồi. Mũi các doi cát tại vị trí cọc số 1 và 4 tiếp tục bồi và hướng cong dần về nhau hình thành các vịnh kín.
Kết quả đo vẽ các mặt cắt (03 lần) trong 1 tháng qua, cho thấy, khu vực phía Tây (cọc số 2, 11 và 12) ít biến đổi; Phía Bắc (cọc số 1, 3 và 4) bồi khoảng 50-80cm; Phía Đông (cọc số 5 và 6) bồi 30-80cm; Phía Nam biến đổi phức tạp: trong khi phía Tây Nam (cọc số 10) bồi 60-90cm, thì phía Đông Nam (cọc số 7 và 8) xói 50-100cm.
Từ các kết quả trên, Tổng cục phòng chống thiên tai nhận định, cồn cát đang tiếp tục bồi về phía Bắc và Đông; phía Tây ít thay đổi; phía Nam tiếp tục diễn biến phức tạp.
Cơ quan chức năng vẫn đang nỗ lực tìm nguyên nhân cũng như đưa ra các giải pháp đối với cồn cát nổi này.
Trước đó, kể từ năm 2017 đến nay, khu vực ngoài khơi biển Cửa Đại xuất hiện một đảo cát kéo dài tới 3 cây số với bề rộng gần 200m mang hình dáng của một con khủng long. Những ngư dân đặt chân đầu tiên lên đảo đã đặt cho nó cái tên là "đảo khủng long".
Ngoài ra, ở phía Nam Cửa Đại cũng đang hình thành một bãi cát khác có nguy cơ gây cản trở tàu thuyền của ngư dân ra vào cảng.
Ngày 23/3, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có văn bản chỉ đạo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn nghiên cứu, kiểm tra vì sao xuất hiện đảo cát ở biển Hội An và có giải pháp phù hợp.
Ngày 5/4, Tổng cục phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) đã có chuyến thực tế cồn cát nổi bất thường giữa biển Cửa Đại, Hội An (Quảng Nam).
Tỉnh Quảng Nam sau đó đã cắm biển báo cấm người và phương tiện lên đảo cát lạ, đồng thời phối hợp cơ quan chuyên môn tổ chức hội thảo đánh giá hiện tượng này và tìm giải pháp xử lý.
Theo Danviet
Sứa nổi đầy sông, dân dong ghe đi vớt cả tạ, thu tiền triệu mỗi ngày Vào mùa những con sứa nổi lên mặt trên sông Trường Giang nhiều vô kể, người dân huyện Núi Thành, Quảng Nam dong ghe đi vớt. Mỗi ngày hành nghề một người thu được tiền triệu, đây là khoản thu nhập tương đối lớn. Tờ mờ sáng ngày đầu mùa hè, ông Trần Quốc, ở thị trấn Núi Thành (huyện Núi Thành, Quảng...