Trải qua đời làm dâu tủi nhục phẫn uất, mẹ vẫn bao dung với những người nhẫn tâm với mình
Sau khi tổ chức đám tang cho chị xong, mẹ thu xếp chút hành lý ít ỏi và rời khỏi ngôi nhà kinh khủng đó, ba cùng đi với mẹ. Ba bảo, suốt cuộc đời này, ba vẫn nợ mẹ một món nợ không bao giờ trả nổi.
Nghe thật nghịch lý nhưng sự thật lại đúng là như vậy. Tôi nghe cô Ba hàng xóm kể lại, đám cưới của mẹ chỉ vỏn vẹn 5 mâm cỗ được làm qua loa đại khái, lễ lạt nhà trai mang sang nhà gái cũng tuềnh toàng, không hề tương xứng với địa vị và của cải của nhà ba tôi. Lý do là bởi mẹ tôi chỉ là đứa trẻ mồ côi ở với bà ngoại đã già yếu.
Mẹ tôi yêu và nhận lời lấy ba không phải vì ham giàu mà chỉ bởi vì ba đã một lần cứu mạng khi mẹ hụt chân suýt chết đuối ngoài bờ sông. Sau lần ấy, ba công khai theo đuổi mẹ, ban đầu mẹ cũng ra sức từ chối vì biết phận mình không môn đăng hộ đối, nhưng mãi rồi sự kiên trì của ba cũng khiến mẹ xiêu lòng…
Mẹ tôi vốn bị nhà chồng ghẻ lạnh vì không môn đăng hộ đối nên khi sinh con gái càng bị đối xử thờ ơ, bạc bẽo (ảnh minh họa).
Về làm dâu nhà giàu, mẹ biết phận mình nên sớm hôm tần tảo lo chu toàn công việc nhà cửa, bếp núc, vườn tược… Cứ thấy việc gì trước mắt là mẹ xông xáo làm hết. Trong khi đó, cô Thương vợ chú ba tôi vì môn đăng hộ đối nên được ông bà nội hết mực yêu thương, một việc cỏn con cũng không cần động tay tới.
Nhà có người làm nhưng mẹ tôi được xem là đối tượng để mọi người mặc sức sai phái, kêu làm việc này việc nọ. Ba tôi thường đi công tác nên chẳng hay biết gì, hơn nữa mẹ cũng chẳng bao giờ hé răng nửa lời than vãn. Thấy ba yêu thương vợ thật lòng nên mẹ tự nhủ, rồi chuyện gì cũng sẽ qua hết, mình cứ sống cho tròn đạo lý rồi mọi người sẽ hiểu và đón nhận thôi.
Thế nhưng mấy năm trôi qua, mẹ vẫn phải sống trong cảnh thờ ơ, ghẻ lạnh, bị coi thường của ba mẹ và các em chồng. Ba năm sau khi cưới, mẹ tôi mới mang thai đứa con đầu lòng là chị hai tôi. Ngày ấy chẳng làm siêu âm hay xét nghiệm giới tính gì hết, nên mẹ cũng được sống yên ổn trong khoảng thời gian ngắn ngủi là mấy tháng mang bầu.
Nhưng ngay khi thấy mặt đứa cháu đầu tiên là gái, ông bà nội quay ngoắt người bỏ đi ngay. Không dám về nhà mẹ đẻ, mẹ tôi cắn răng ở lại nhà chồng, vừa lo công việc nhà vừa tự mình chăm con mới sinh còn đỏ hỏn, dù người mẹ khi ấy khác nào con cua bấy!
Video đang HOT
Sau cái chết của chị tôi, ba mẹ bỏ xứ vào Nam sinh sống vì không muốn ở lại nơi ghi dấu quá nhiều đau khổ. May trời thương, cho mẹ tôi sinh thêm được hai anh em tôi (ảnh minh họa).
Mấy tháng sau đó, cô Thương hạ sinh một cậu con trai kháu khỉnh, cũng từ lúc ấy cuộc sống của mẹ tôi biến thành địa ngục thực sự. Hễ ba tôi đi làm là ở nhà bà nội xa gần mát mẻ, chê mẹ tôi không biết đẻ, nói “Loại con gái nhà bần nông có mỗi chuyện đẻ đứa cháu đích tôn cho người ta cũng không làm được”.
Rồi trong một lần chị hai tôi sốt cao, mẹ khẩn nài chú ba lấy xe chở mẹ đưa chị hai đi bệnh viện nhưng chỉ nhận được cái lắc đầu thờ ơ “Mới bệnh chút xíu đã la bai bải”. Ba đi công tác, mẹ một mình ôm con chạy ra đường lộ giữa đêm khuya, đi mãi mới nhờ được một người qua đường tốt bụng chở tới bệnh viện. Tới nơi, bác sĩ nói giá như chị đưa cháu tới sớm vài chục phút, chúng tôi đã cứu được cháu…
Sau khi tổ chức đám tang cho chị xong xuôi, mẹ thu xếp chút hành lý ít ỏi và rời khỏi ngôi nhà kinh khủng đó, ba cùng đi với mẹ. Trước khi đi, ba nói với ông bà nội rằng, phận làm con việc bỏ cha mẹ ra đi là bất hiếu, nhưng làm ba mà nhìn con mình chết oan uổng vậy thì cũng chẳng còn mặt mũi nào để sống cùng một mái nhà.
Mãi tới khi chị qua đời, nghe hàng xóm xót thương mẹ mà xúm lại kể bao chuyện bất công mẹ phải chịu đựng bấy lâu, ba mới òa lên đau xót. Sau này ba bảo tôi, suốt cuộc đời này, ba vẫn nợ mẹ một món nợ không bao giờ trả nổi. Đó là sự đơn độc và đau khổ mà mẹ phải chịu đựng suốt thời thanh xuân, là đứa con mà mẹ đã dứt ruột đẻ ra và một mình yêu thương chăm sóc trong khổ cực…
Kể từ ngày ấy, ba mẹ tôi bỏ vào Nam, làm ăn rồi sinh sống ở đây luôn. Gia đình tôi không còn gặp lại ông bà nội và vợ chồng chú ba một lần nào trong nhiều năm sau đó. Ông trời thương ba mẹ, cho mẹ sinh được anh Hải, rồi mấy năm sau có thêm tôi là Út.
Vì trải qua quãng đời dài làm lụng vất vả, mẹ tôi trông già hơn tuổi thật rất nhiều (ảnh nhân vật cung cấp).
Năm tôi lên mười, có lần ba đang chở tôi đi học thì tình cờ gặp lại người bạn cũ ở quê. Họ nói chuyện, ba tôi mới hay tin vợ chồng chú ba đã bỏ nhau được mấy năm do cô Thương có bồ và bỏ đi theo người tình, đứa con trai của chú ngày càng hư hỏng do quá được cưng chiều, còn chú thì ngày một bê tha, nát rượu, có lúc quá chén còn mắng chửi ông bà xa xả.
Người bạn của ba cũng nói, ông bà giờ đã già yếu nhiều và không còn phong lưu như xưa, do chú ba đã ăn xài phá phách gần hết tài sản. Có lần tình cờ gặp, bà nội than thở với bạn của ba rằng, giá như ngày xưa không đối xử tệ với mẹ tôi, thì có lẽ giờ này còn có người để trông cậy lúc tuổi già… Từ sau lần đó, ba hay ngồi trầm ngâm, thỉnh thoảng lại đốt thuốc lá dù mẹ tôi đã khuyên ba bỏ được thuốc từ lâu.
Hai tuần sau lần gặp ấy, một buổi tối khuya tôi nghe mẹ nhỏ nhẹ nói với ba rằng, có lẽ gia đình mình nên thu xếp về thăm ông bà nội một chuyến, dẫn cả thằng Hải con Hân về thăm ông bà, để xem sức khỏe ông bà thế nào, có gì còn chạy chữa cho sớm. Lúc ấy tôi thấy ba rưng rưng nước mắt, ba cầm tay mẹ siết chặt và nghẹn ngào chẳng nói nên lời…
Tôi thật sự kính phục mẹ, người phụ nữ quá đỗi bao dung bởi sau ngần ấy bất hạnh phải chịu đựng trong quãng đời làm dâu, vẫn sẵn lòng bỏ qua tất cả cho những người đã từng giày xéo, chà đạp, thậm chí dửng dưng trước sinh mạng của con mình như thế.
Theo Báo Phụ Nữ
Thách cưới để chứng tỏ con mình có giá, không ngờ con thành osin nhà chồng
Gia đình nhà trai bất ngờ khi nghe nhà gái dẫn lễ: "phải đủ 5 lễ lớn, mỗi lễ kèm 1 triệu, riêng tiền phong bì lễ đen là 50 triệu".
Tôi sinh ra trong một gia đình thuần nông ở nông thôn. Lớn lên, tôi được một người bác họ đưa lên thành phố nuôi ăn học. Vì thế, nhìn tôi không đến nỗi quê mùa. Học xong đại học, tôi tự thi tuyển vào làm ở một công ty nước ngoài với mức lương khá cao.
Ảnh minh họa
Trời phú cho tôi làn da trắng, vóc dáng cân đối, giọng nói trong trẻo nên khá nhiều người để ý. Trong số các chàng trai theo đuổi, tôi chọn anh - một người có sự nghiệp vững vàng. Gia đình anh có cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý lớn nhất nhì thành phố. Ba mẹ anh cũng rất ưng ý tôi. Quen nhau được hai năm, chúng tôi có ý định tiến tới hôn nhân.
Từ ngày đi làm, thỉnh thoảng tôi có về thăm nhà và chu cấp đều đặn cho ba mẹ nuôi em. Tôi không hề biết ở làng tôi còn tồn tại tục lệ thách cưới. Nhà nào thách cưới càng cao chứng tỏ con gái nhà đó có giá. Hôm hai nhà gặp nhau bàn chuyện cưới xin còn có sự chứng kiến của trưởng làng.
Vì đường sá xa xôi nên ba mẹ anh có gọi điện xin xuống thăm nhà rồi bàn chuyện cưới hỏi luôn. Sau khi chọn xong ngày làm đám hỏi thì ba tôi đưa ra lời thách cưới theo tục lệ của làng. Gia đình nhà trai tỏ ra bất ngờ khi nghe nhà gái dẫn lễ: "phải đủ 5 lễ lớn, mỗi lễ kèm 1 triệu, riêng tiền phong bì lễ đen là 50 triệu".
Nhưng ba mẹ anh vẫn điềm đạm trả lời: "nhà gái đưa ra lễ như vậy chúng tôi không có ý kiến gì, sẽ xin về lo liệu đầy đủ". Sau ngày đó, ba mẹ tôi rất vui vì cả làng biết chuyện nhà tôi thách cưới cao nhất từ trước đến nay mà nhà trai không xin bớt.
Ảnh minh họa
Riêng anh bực bội, ba mẹ anh không nói gì nhưng tỏ vẻ không hài lòng. Tôi đã to tiếng với ba mẹ về chuyện này. Ba đã mắng tôi không biết điều, ông bảo: "đất có lề quê có thói, nuôi con gái mấy chục năm giờ thách cưới mấy chục triệu còn ít, chẳng lẽ ba mẹ cho không mày, họ lại cười cho".
Ba còn dẫn câu chuyện có nhà sợ con gái ế, thách cưới vài thứ lèo tèo khiến mọi người xì xào bàn tán. Vài tháng sau, mọi chuyện dần lắng xuống, đám cưới của chúng tôi diễn ra suôn sẻ, nhà trai đi lễ vật như đã hứa.
Tôi không biết ba mẹ chồng tôi đã để bụng chuyện thách cưới. Mới cưới về, mẹ chồng đã nói thẳng: "ba mẹ bỏ tiền mua con về đây thì con phải sống sao cho biết điều". Bà còn bảo, bà khinh nhà tôi nhưng muốn giữ danh dự cho con trai nên mới chiều theo cái tục thách cưới "quái gở" đó.
Sau đó, bà giao luôn mọi việc trong nhà cho tôi. Tôi vừa đi làm vừa quán xuyến việc nhà không có thời gian nghỉ. Chưa kể, có khách đến nhà chơi, bà lại lôi chuyện thách cưới ra phàn nàn theo kiểu: "thời buổi này, còn chuyện bán con gái nữa đấy ông/bà ạ". Bà ỷ tôi có lương cao nên hầu hết mọi chi phí sinh hoạt trong nhà đều do tôi trang trải. Bà còn bóng gió, nhà tôi thách cưới cao thì giờ tôi lo mà trả. Tôi buồn và mệt mỏi nhưng không biết làm sao, tâm sự với chồng, anh cũng tảng lờ đi.
Khi con trai tôi chào đời, bà nội trông cháu lại được thể nhồi nhét vào đầu con những câu đại loại như: "mẹ mày do ông bà mua về đấy" hay "may mày là con trai đấy, chứ con gái thì sau này mẹ mày cũng bán thôi". Tôi đã rất buồn khi con trai mới biết nói đã hỏi: "mẹ là ô -sin bà mua về à".
Ảnh minh họa
Tôi nghĩ mình đã có một cuộc hôn nhân hạnh phúc nếu không có tục thách cưới nặng nề ở quê nhà. Và giá như, tôi tìm hiểu kĩ tục lệ để bàn bạc trước với chồng và ba mẹ thì mọi chuyện không đến nỗi như bây giờ.
Theo Báo Phụ Nữ
Bị nhà gái đòi tiền ngay trong đám cưới, chú rể tức giận hủy hôn Không chỉ hủy hôn, chú rể còn lập tức đòi nhà gái trả lại hơn 1 tỷ đồng tiền sính lễ. Câu chuyện hy hữu xảy ra tại Tiêu Sơn, Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc. Theo thông tin đăng tải, ngày hôm đó, chú rể họ Nhâm cùng đoàn nhà trai vui vẻ đến nhà gái để rước dâu. Chẳng ngờ, vừa...