Trai phố dẻo mỏ và màn lừa tình siêu hạng
Vậy mà sau khi mặn nồng cùng tôi và ôm gọn số tiền của tôi, “tình yêu” nồng cháy ngọt ngào đó đã một đi không trở lại. Tôi biết mình ngu dại nên mới sa bẫy kẻ lừa tình, liệu có phải đã quá muộn để tôi ân hận?
Nếu bố tôi không bất ngờ bị gãy chân và chấn thương phần mềm trên người, do dàn giáo bị sập khi bố đang cố để trát nốt bức tường của căn nhà 2 tầng mà chủ thầu yêu cầu thợ hoàn thành gấp thì tôi sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn… Bởi khi ấy tôi đang là sinh viên năm nhất của trường Đại học Sư phạm và luôn được xếp đứng đầu trong khoa về học lực.
Tiếc cho cơ hội đổi đời của mình nếu được tiếp tục học lên, nhưng tôi đành bỏ dở việc đèn sách để về quê, ngày ngày đội nắng, gội sương theo mẹ ra đồng trồng lúa, trồng khoai để có chút tiền vừa thuốc thang, chạy chữa cho bố, vừa lo cái ăn cái mặc cho cả gia đình, trong khi hai đứa em kề tôi còn đang dở đứa mới hết cấp I, đứa vừa vào năm đầu cấp III.
Thương con gái lớn phải chịu thiệt thòi mà không một lời than trách, nên thỉnh thoảng mẹ lại dúi cho ít tiền rồi giục tôi sang làng bên rủ cái Hồng là bạn thân từ thưở chúng tôi còn đi mẫu giáo bắt xe khách lên thành phố chơi cho đỡ “bí bách con người”. Thế nhưng chuyện tâm sự, chia sẻ cùng Hồng chẳng được bao lâu vì Hồng đã nói lời tạm biệt tôi để ra tỉnh làm dâu con ngoài đó.
Vậy là tôi sau khi lăn như bống trên đồng chỉ còn biết một mình ôm nỗi niềm mà không thể san sẻ cùng ai. Do ở quê con gái vào lứa tuổi 20 như tôi nếu không chồng, con đủ đầy thì cũng có nơi có chốn dạm ngõ hỏi cưới cả rồi.
Nghĩ cái số của mình sẽ gắn bó suốt đời với công việc vất vả ruộng vườn, rồi an phận kết duyên cùng một trai làng nào đó, rồi sinh con đẻ cái như bao phụ nữ quanh mình.
Thế mà không ngờ dịp may lại đến với tôi đúng lúc bố tôi bình phục sức khỏe và theo đội tiếp tục công việc của một thợ xây lành nghề thì tôi cũng được một doanh nghiệp có nhà máy sản xuất gạch men tuyển vào làm công nhân. Tôi yên tâm theo nghề vì ở quê mẹ tôi còn khỏe, hai đứa em của tôi cũng ngày một lớn khôn, học tốt và chịu khó giúp mẹ việc nhà khi không phải đến trường.
Biết kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, vả lại tôi cũng muốn lập nghiệp ở thành phố, nên tôi luôn cố gắng hoàn thành công việc của nhà máy đồng thời có ý thức dè sẻn, tiết kiệm chi tiêu đến mức tối đa cho bản thân, để có được một số vốn đủ lo cho cuộc sống của mình, mà không phiền đến tiền mồ hôi, công sức của bố mẹ.
Video đang HOT
Mải làm việc, mải tích cóp tiền bạc, tôi không để ý là mình đã bước vào tuổi 25, cho đến khi cô em gái dưới tôi dắt bạn trai về nhà giới thiệu nhân dịp tôi được về quê ăn Tết, tôi mới thấy thương mẹ vì bao lần mẹ nhắc tôi chuyện chồng con kẻo ế thì khổ… Đã quyết bám trụ lại thành phố thì không thể về quê kiếm chồng được, nên tôi lên kế hoạch tìm một nửa kia của mình ở nơi mình đang lao động. Thế nhưng hình như bụt chùa nhà không thiêng vì vậy thời gian cứ thế trôi qua mà tôi vẫn không sao có được người trong mộng…
Rồi dịp may đã đến với tôi khi dự tiệc cưới cô bạn cùng phân xưởng làm dâu phố, tôi nhận được sự quan tâm đặc biệt từ một chàng trai mà qua thời trang, qua cách giao lưu lịch thiệp với bạn bè tôi biết chàng đích thị là người thành phố.
Chẳng có gì khiến tôi phải nói câu từ chối khi chàng rót vào tai tôi những lời yêu thương mật ngọt, tôi đã tự nguyện dâng hiến cái ngàn vàng của người con gái cho chàng cùng tất cả số tiền tôi chắt chiu dành dụm trong suốt 6 năm trời đằng đẵng xa quê, xa bố mẹ, người thân để “đứng tên cùng anh một căn nhà trong phố vào dịp chúng mình làm đám cưới” như lời anh nói…
Vậy mà sau khi mặn nồng cùng tôi và ôm gọn số tiền của tôi, “tình yêu” nồng cháy ngọt ngào đó đã một đi không trở lại. Tôi biết mình ngu dại nên mới sa bẫy kẻ lừa tình, liệu có phải đã quá muộn để tôi ân hận? Chỉ tội cho bố mẹ ở quê luôn kì vọng vào tôi…
Theo Tiền phong
Những câu cha mẹ nói dễ gây ám ảnh cả đời với con trẻ
Ám ảnh và sợ hãi đó là những gì lời nói gây ra, vết thương đòn roi rồi cũng mau chóng hết, nhưng vết thương tâm hồn cứ âm ỉ mãi chẳng bao giờ lành.
Mẹ ước chưa từng sinh ra con
Rất nhiều bậc phụ huynh từng vô tình mắng con như vậy trong một lần giận dữ tột đỉnh. Bố/mẹ nói ra câu này có thể sau đó chỉ một vài giây sẽ quên ngay lập tức, tuy nhiên với trẻ thì không. Bé sẽ tin rằng, mẹ không muốn làm bố mẹ của mình hay thực sự bố mẹ đang chán ghét và không yêu quý mình nữa.
Hay khi trẻ nghe thấy mẹ nói rằng ""Giá như bé... là con của mẹ", bé sẽ bị tổn thương bởi suy nghĩ: "Mẹ ghét mình, mẹ chỉ yêu bạn...thôi". Từ đó, bé sẽ trở nên mặc cảm, tự tin, so bì, ghen tỵ với bạn đó.
Cháu được bố mẹ nhặt ở chỗ khác về đấy
Không ít đứa trẻ bị đùa rằng mình chỉ là con nuôi bố mẹ nhặt được ngoài thùng rác mang về, là con ông ba bị, con bà ăn xin. Câu nói đó khiến những đứa trẻ với tâm hồn thật thà hoang mang, tổn thương vì nghĩ mình là con nuôi thì không được yêu thương, nhiều trẻ bị mặc cảm vì nghe quá nhiều những câu nói thế này.
Ảnh minh họa.
Mày không phải con tao, con tao không có đứa nào ngu dốt như mày!!!"
Đã có rất nhiều bố mẹ chỉ vì con đứng nhì lớp, chỉ sau một bạn mà tất cả những câu chửi cay độc có thế tuôn ra, đòn roi bầm dập trên người, cơm không lành canh không ngọt tận mấy tuần lễ. Người lớn có vẻ càng ngày càng yêu cầu quá cao ở trẻ con.
Có những câu nói sẽ làm tổn thương tâm hồn con người cả đời, có trôi qua cả đời cũng sẽ không bao giờ quên được.
Ám ảnh và sợ hãi đó là những gì lời nói gây ra, vết thương đòn roi rồi cũng mau chóng hết, nhưng vết thương tâm hồn cứ âm ỉ mãi chẳng bao giờ lành.
"Mày không làm thì ai vào đây nữa, tất cả là lỗi của mày, đừng có mà chối"
Rất nhiều bố mẹ mọi việc chưa rõ ràng, đã quy hết mọi tỗi lỗi cho con. Cũng có trường hợp đứa con đó là anh chị trong nhà, và bố mẹ mặc định rằng làm anh chị thì phải nhường em. Hoặc nhà có một đứa con trai nên đứa con gái thường phải lãnh hết phần tội lỗi gây ra trong nhà. Những đứa con như vậy rất đáng thương, không có ai hiểu, không ai thông cảm, không thể tâm sự hay trút nỗi niềm với ai.
Nhìn con nhà người ta đi, rồi xem lại mình xem
Nhiều cha mẹ thường dùng phép so sánh, với mục đích tốt là muốn động viên con nỗ lực học hỏi người khác. Ví dụ, khi điểm số của con không bằng một bạn nào đó ở lớp, bố mẹ sẽ nói: "Nhìn bạn ấy mà xem, tại sao con lại không được điểm như thế?". Trong mắt cha mẹ, thành tích của đứa bé học giỏi có thể là một mục tiêu cho con mình tiến bộ. Nhưng khi bạn nói ra câu này lại lợi bất cập hại.
Mỗi đứa trẻ đều có ưu, nhược điểm riêng. Việc so sánh con có thể khiến bé cảm giác như bố mẹ châm biếm điểm yếu của mình, chê cười sự thiếu sót của bé, và thông thường thành tích của con không được cải thiện sau những lời này. Ngược lại, chỉ những bậc cha mẹ thấy được điểm mạnh của trẻ và đánh giá cao những mặt mạnh đó, con họ mới có thể đạt được thành tích ngày một tốt hơn.
"Cha mẹ đang rất bận, con hãy tránh xa một chút."
Con trẻ luôn coi cha mẹ là cả thế giới đối với chúng. Ấy vậy mà người lớn lại thường dùng lý do này để đẩy chúng ra xa, khiến đứa trẻ có cảm giác cha mẹ không còn yêu quý mình nữa. Vì thế, khi trẻ lớn lên, các bậc cha mẹ sẽ rất khó gần gũi để hiểu được nội tâm của con cái, khó cùng chúng tâm sự, thậm chí còn không thể nói chuyện cùng nhau. Vậy nên hãy dành thời gian cho con trẻ để hiểu suy nghĩ của chúng và có thể tâm sự với trẻ như một người bạn.
Khi cần toàn tâm làm một việc nào đó, bậc cha mẹ cần chuẩn bị trước tâm lý cho trẻ. Ví dụ như: "Mẹ cần tập trung hoàn thành bài viết, chờ mẹ khoảng 1 giờ, sau đó mẹ con mình có thể ra bên ngoài chơi được không?" Đa số những đứa trẻ sẽ vui vẻ gật đầu đồng ý.
Phương Nghi (t/h)
Theo giadinh.net.vn
Đến nhà người yêu ăn tiệc, người nhà gợi ý rửa 23 mâm bát, con dâu tương lai cười tươi nhận lời làm ngay và cái kết khiến tất cả phải kinh ngạc Ăn xong tôi ngồi chuyện trò với mấy người em họ của người yêu, đang nói chuyện vui vẻ thì mẹ người yêu gọi tôi vào nói chuyện với mấy bác gái. Và rồi chuyện khó xử bắt đầu xảy ra. Tôi và anh ấy quen nhau được một năm, chính thức yêu nhau được 2 tháng nay. Chỗ tôi làm gần nhà...