Trai phố Đà Nẵng thôi chạy Grab về nuôi loài bán sớm thì lời, bán muộn thì lỗ
Từ một chàng trai hằng ngày phải chạy Grap kiếm sống, Nguyễn Ngọc Thạch (SN 1984, trú tổ 52, phường Hòa Qúy, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) đã quyết tâm “đổi đời” nhờ vào việc nuôi dế.
Nguyễn Ngọc Thạch, từ một chàng trai hằng ngày phải chạy Grap kiếm sống, trong chuyến đi miền Tây về quê vợ, Thạch được tham quan trang trại nuôi dế của một người quen.
Chàng trai Nguyễn Ngọc Thạch quyết tâm “đổi đời” nhờ vào việc nuôi dế.
Qua tìm hiểu, nhận thấy con dế dễ nuôi, Thạch đem về nhà nuôi thử để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Cảm nhận con dế là tương lai của mình, anh đã không ngần ngại bỏ công việc hiện tại, quyết lập nghiệp bằng nghề nuôi dế.
Cuối tháng 11/2019, Thạch đầu tư vào cơ sở nuôi dế tại quê hương với chi phí khoảng 30 triệu đồng. Ban đầu, Thạch đầu tư nuôi thử 2 chuồng, mỗi chuồng có diện tích 1×3m.
“Với 2 bịch trứng dế (giống dế Thái) được mua với giá 500.000 đồng. Mình bắt đầu tiến hành nuôi dế. Thời gian đầu bắt đầu nuôi, dế bỗng chết hàng loạt, mình phải gọi điện thoại nhờ các anh đã có kinh nghiệm chỉ bảo, rồi lên mạng tìm tòi thêm…”
Theo anh Thạch, sau khi nắm được quy trình, kỹ thuật nuôi dế, cũng như những điều cần lưu ý, nhận thấy dế rất dễ nuôi, tăng đàn nhanh, phát triển mạnh. Thế là anh bắt đầu chỉnh trang chuồng trại, mở rộng diện tích nuôi để tăng đàn.
Ngay sau lứa nuôi thử nghiệm đầu tiên, từ 2 chuồng Thạch đã mạnh dạn nhân rộng lên 10 chuồng, cho đến hiện tại đã là 17 chuồng nuôi dế.
Từ 2 bịch dế giống, Thạch đã phát triển lên 17 chuồng dế.
Theo Thạch, thời gian sinh trưởng của dế rất ngắn. Từ lúc nở con đến lúc trưởng thành chỉ mất 40 – 50 ngày tuổi là có thể xuất chuồng, 60 ngày bắt đầu đẻ. Thịt dế ngon nhất là dế sữa độ 40 – 50 ngày tuổi. Bình quân mỗi chuồng sẽ cho thu hoạch khoảng 15 -20 kg dế thương phẩm.
Video đang HOT
Theo Thạch, từ lúc nở con đến lúc trưởng thành dế chỉ mất 40 – 50 ngày tuổi là có thể xuất chuồng, 60 ngày bắt đầu đẻ.
“Ngoài công dụng dùng để ăn, loại dế này còn dùng để làm mồi nuôi chim, gà, cá kiểng và làm mồi câu cá. Giá bán hiện tại là 170.000 đồng/kg. Tính ra mỗi chuồng, gia đình mình thu về 3 triệu đồng. 17 chuồng, ước tính thu về khoảng 50 triệu đồng”, Thạch nhẩm tính.
“Tuy dế là loài dễ nuôi, ít bệnh nhưng có sức đề kháng kém, rất nhạy cảm với hóa chất, nên mình đặc biệt chú ý tới môi trường sống của dế. Mình đã tự tay tạo ra những chuồng nuôi thoáng mát giúp dế sinh trưởng nhanh, chóng lớn. Ngoài ra, mình cũng tận dụng thức ăn có trong nhà, địa phương như lá sắn, bí đỏ…làm thức ăn cho dế”, anh Thạch lưu ý thêm.
Với người dân tại Hòa Qúy, Thạch là một người dễ mến, tốt bụng. Rất nhiều người đến tham quan, học nuôi, anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm.
Thạch chia sẻ, nuôi dế cũng không tốn nhiều diện tích, và không ô nhiễm môi trường. Người nuôi cần lưu ý là thức ăn cho dế phải sạch, không nên dính nước. Nếu thuận lợi, sinh trưởng tốt thì sau khoảng 45 ngày có thể thu hoạch, vào mùa đông thì thời gian nuôi có thể sẽ kéo dài hơn. Trước khi thu hoạch vài ngày, người nuôi nên dừng cho dế ăn để làm sạch ổ bụng.
Nhờ vào việc nuôi dế, gia đình Thạch đã dần ổn định cuộc sống
Tuy nhiên, theo Thạch, dù việc nuôi dế đã dần ổn định nhưng anh vẫn còn lo lắng khi vấn đề đầu ra còn gặp nhiều khó khăn.
“Hiện tại, khách mua dế chủ yếu là người dân địa phương, mình đã đi chào hàng tại nhiều quán ăn, quán nhậu và nhận được nhiều phản hồi tích cực. Hi vọng, có đầu ra ổn định, mình sẽ yên tâm mở rộng mô hình hơn”, Thạch cho hay.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Huỳnh Ngọc Hoan – Chủ tịch Hội Nông dân quận Ngũ Hành Sơn đánh giá cao mô hình của anh Thạch.
“Đây là mô hình thân thiện với môi trường, tạo nguồn thực phẩm và nguyên liệu sạch. Hội Nông dân quận cũng tích cực tuyên truyền, đơn cử như giới thiệu gian hàng tại phiên chợ. Trong thời gian đến, Hội Nông dân quận sẽ tuyên truyền và đồng hành với anh Thạch để tìm giải pháp đầu ra cho sản phẩm”, Chủ tịch Hội Nông dân quận Ngũ Hành Sơn thông tin.
Sóc Trăng: Nuôi dê bằng cây so đũa, chẳng vất vả mà mỗi năm thu hàng chục triệu
Theo ông Vũ Minh Thắng, Chủ tịch Hội nông dân phường 8 (TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng), nuôi dê thịt mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Mỗi năm, 1 con dê cái có thể sinh sản từ 1 - 2 lứa, mỗi lứa được 2 con. Như vậy, với 6 con dê sinh sản, trung bình mỗi hộ có nguồn thu nhập từ 40 - 45 triệu đồng/năm.
Trong những năm qua, tình hình biến đổi khí hậu và xâm ngập mặn diễn ra ngày càng gay gắt, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân. Để hỗ trợ nông dân, tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều chương trình dự án đầu tư bằng nhiều hình thức.
Đó là tỉnh hỗ trợ nông dân vốn vay, cây con giống; tổ chức phối hợp mở nhiều lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
THT chăn nuôi dê thương phẩm ở khóm 3 đã giải quyết việc làm cho 10 - 15 lao động tại địa phương, đem lại thu nhập ổn định cho các thành viên. Anhrr: CT.
Nhận thấy tiềm năng phát triển nghề chăn nuôi dê cũng như chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã xây dựng và hình thành các chuỗi liên kết chăn nuôi dê theo hướng bền vững.
Nổi bật trong đó có tổ hợp tác (THT) chăn nuôi dê thịt thương phẩm ở khóm 3, phường 8, TP.Sóc Trăng.
THT chăn nuôi dê thương phẩm ở khóm 3 được thành lập từ tháng 8 năm 2018 với 11 thành viên, tổng diện tích 1ha. Để tạo điều kiện cho các thành viên phát triển kinh tế từ mô hình này, Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng đã hỗ trợ cho vay 70% kinh phí (500 triệu đồng) từ nguồn vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương.
Từ nguồn vốn này, THT mua 70 con dê giống (gồm 5 con dê đực và 65 con dê cái sinh sản) và sử dụng vốn vay cho các chi phí như: Tiêm vaccine phòng bệnh, mua thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi, làm chuồng.
Đặc biệt, Hội Nông dân phường 8 đã phối hợp với Trạm Thú y thành phố Sóc Trăng tổ chức 2 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi dê cho 11 thành viên trong THT và hộ nuôi dê ở địa phương tham gia.
Với 70 con dê giống ban đầu, sau 2 năm THT đã phát triển được 162 con (gồm 6 con dê đực, 100 con dê cái sinh sản và 56 con dê con) mang lại tổng thu nhập 1,7 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí thu lại lợi nhuận 82 triệu đồng/hộ.
Gia đình anh Tài có thu nhập cao từ mô hình nuôi dê. Ảnh: CT.
Theo ông Vũ Minh Thắng - Chủ tịch Hội Nông dân phường 8, việc nuôi dê thịt mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, đã giải quyết việc làm cho 10 - 15 lao động tại địa phương, đem lại thu nhập ổn định cho các thành viên.
"Chăn nuôi dê không quá vất vả do loài vật này có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh. Bên cạnh đó dê là loài ăn tạp nên có thể tận dụng các loại cây có quanh nhà (so đũa, rau muống, cỏ cao lương,...) cho dê ăn. Người nuôi chỉ cần định kỳ tiêm vaccine phòng bệnh truyền nhiễm cho dê. Mỗi năm, một con dê cái có thể sinh sản từ 1 - 2 lứa, mỗi lứa được 2 con thì với 6 con dê sinh sản, trung bình mỗi hộ có nguồn thu nhập từ 40 - 45 triệu đồng/năm", ông Thắng chia sẻ.
Trao đổi với chúng tôi, anh Ngô Minh Tài, tổ trưởng THT chăn nuôi dê, cho hay: "Gia đình nuôi dê khoảng 3 năm nay. Ban đầu, tôi chỉ nuôi vài con dê vì chưa nắm vững kỹ thuật chăm sóc cũng như thiếu vốn mua dê giống. Đến khi THT hình thành và được Hội Nông dân phường 8 tạo điều kiện vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân với số vốn 46 triệu đồng, gia đình đối ứng thêm 27 triệu đồng, tôi mua được 7 con dê giống".
Sau 2 năm THT đã phát triển được 162 con dê mang lại tổng thu nhập 1,7 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí thu lại lợi nhuận 82 triệu đồng/hộ. Ảnh: CT.
Đến nay sau gần 2 năm, đàn dê của anh Ngô Minh Tài đã phát triển lên 16 con. Từ đầu năm đến nay anh Tài đã xuất bán được 5 con dê với số tiền khoảng 30 triệu đồng. Dự tính đến cuối năm anh Tài sẽ có lứa dê mới để bán ra thị trường.
Gia đình anh Ngô Minh Tài cũng là đầu mối thu mua dê thịt của các thành viên trong THT để bán ra thị trường cho các nhà hàng, quán nhậu.
Theo Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng, khi tham gia vào THT, các hộ chăn nuôi dê được hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi dê cũng như cách phòng, trị bệnh cho đàn dê.
Bên cạnh đó, mô hình nuôi dê phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm, liên kết tiêu thụ mà hơn thế nữa còn khắc phục được tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho hội viên, nông dân...
Ninh Thuận: Nhiều nông dân thành tỷ phú, có hộ thu nhập đạt hàng trăm triệu/người/năm Thời gian qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi ở tỉnh Ninh Thuận có nhiều mô hình hay, cách làm tốt. Đặc biệt, phong trào đã xuất hiện nhiều nông dân tiêu biểu là triệu phú, tỷ phú nhờ trồng cây, nuôi con giống mới... Ngày 19/6, Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức hội nghị...