Trai phố biển nuôi tép kiểng vui chơi mà mỗi tháng lời 25-30 triệu
Với sự nhanh nhạy và ham học hỏi, anh Phạm Tiến Học ngụ ở khu phố 8, phường Phước Lộc ( thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận) đã thành công nhờ mô hình nuôi tép kiểng hơn 7 năm qua. Nuôi tép kiểng vừa vui chơi nhưng mỗi tháng anh Học lời từ 25-30 triệu đồng.
Bắt đầu từ đam mê và dám nghĩ dám làm, 7 năm trước anh Học đã mượn 1 triệu đồng từ một người bạn và bắt tay nuôi 1 hồ tép kiểng đầu tiên. Sau nhiều năm tích luỹ từ chi phí lợi nhuận, cứ thế anh tiếp tục đầu tư và hồ nuôi tép kiểng của anh cũng theo đó tăng dần lên. Đến nay anh Học đã sở hữu 50 hồ nuôi tép kiểng lớn nhỏ với tổng kinh phí đầu tư hơn 50 triệu đồng.
Anh Tiến Học đang cho tép kiểng ăn.
Anh Học cho biết: “Nuôi tép kiểng không chỉ để trang trí mà đa số người chơi vì đam mê. Nhu cầu giải trí với thú vui tao nhã này hiện đang được người chơi ưa chuộng và ủng hộ. Vì vậy nếu đã đam mê và có chút “máu kinh doanh” sẽ dễ đạt được kết quả tốt”.
Nếu người chơi sở hữu những đàn tép kiểng nhiều màu sắc, bơi lội trong các hồ thủy sinh sẽ giúp không gian sống của gia đình mình sống động hơn rất nhiều.
Tép kiểng hiện nay có khá nhiều loại và phổ biến là tép đỏ, tép vàng, tép rili, tép ong đen, tép blue pearl (tép xanh dương)… mỗi loại có mỗi đặc tính và màu sắc khác nhau. Hiện anh Học đang nuôi giống tép kiểng chủ yếu là tép ong đỏ, tên tiếng anh là crystal red.
Video đang HOT
Tuy mới gắn bó với nghề 7 năm nay, nhưng nghề này đã giúp anh Học tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Ngoài giá trị kinh tế, lúc rảnh ngồi ngắm những đàn tép đủ màu sắc thi nhau bơi lượn, giúp anh cảm thấy vui vẻ, thư thái hơn sau những giờ lao động mệt nhọc. Có lẽ chính niềm vui trong việc nuôi tép kiểng đã giúp anh có động lực tìm hiểu và học hỏi nhiều kinh nghiệm từ sách báo, internet và từ những mô hình đi trước.
Mô hình tép kiểng của gia đình anh Tiến Học.
Khi đề cập đến kinh nghiệm nuôi tép kiểng, anh Học vui vẻ chia sẻ: Chơi tép kiểng là chơi nước. Vì thế điều quan trọng là phải hiểu rõ nguồn nước. Hiện mỗi gia đình đều sử dụng nước máy, nên khi nuôi tép kiểng phải biết xử lý lượng clor, độ pH của nước máy, nếu không xử lý tép sẽ dễ chết.
Còn nếu sử dụng nước giếng để nuôi, ngoài việc chú ý độ pH còn phải chú ý hàm lượng oxy ít, thậm chí một số nơi nước bị nhiễm phèn nặng thì cần phải xử lý kỹ hơn. Ngoài ra, kích thước hồ tép kiểng và số lượng tép nuôi cũng là một trong những đặc điểm cần quan tâm.
Hồ nuôi cần phải rộng và thoáng, mật độ tép thả vừa phải, nếu mật độ tép dày sẽ làm thiếu oxy, nước nhanh đục và dơ, tép sẽ dễ chết… Cần đặc biệt lưu ý tép kiểng phải được nuôi trong môi trường lạnh khoảng 24 độ C”.
Với số lượng khách khá nhiều tìm đến, đã giúp anh mạnh dạn mở rộng mô hình cả về số lượng lẫn chất lượng. Cụ thể từ những ngày đầu chỉ có 1 hồ nuôi, đến nay anh có 50 hồ nuôi tép kiểng lớn, nhỏ khác nhau, mỗi tháng sau khi trừ chi phí, anh thu lãi từ 25 – 30 triệu đồng.
Theo Rạng Đông (Báo Bình Thuận)
Thêm địa phương công bố bệnh dịch tả lợn châu phi
Thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận vừa công bố dịch tả lợn châu Phi, nâng tổng số địa phương có dịch tại Bình Thuận lên 3 huyện, thị.
Theo công bố của UBND thị xã La Gi, điểm dịch xuất hiện tại thôn Phước Thọ, xã Tân Phước từ ngày 9/6.
UBND thị xã La Gi cảnh báo, trong phạm vi 3km xung quanh điểm dịch Tân Phước, các phường Tân Thiện, Tân An, Phước Lộc, Phước Hội, Bình Tân nằm trong vùng bị dịch uy hiếp.
Vùng đệm trong phạm vi 10km xung quanh ổ dịch có hai xã Tân Bình và Tân Tiến.
Ổ dịch được phát hiện tại hộ ông Nguyễn Hữu Tơ, trú thôn Phước Thọ, xã Tân Phước, La Gi, Bình Thuận.
Tại Bình Thuận đã có 3 huyện, thị công bố dịch tả lợn châu Phi. Ảnh minh họa.
Ngày 4/6, đàn lợn hơn 40 con của gia đình ông Tơ, có 2 con phát bệnh và chết.
Kết quả xét nghiệm mẫu huyết thanh lợn của Chi cục Thú y vùng VI cho biết, mẫu bệnh phẩm dương tính với dịch tả lợn Châu Phi.
Thị xã La Gi đã yêu cầu các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã, phường khẩn trương, huy động mọi nguồn lực khống chế ổ dịch; đồng thời thiết lập các chốt kiểm dịch, kiểm soát việc lưu thông lợn và sản phẩm lợn thương phẩm,...
Như đã đưa tin, ngày 7/6, hai huyện Tánh Linh và Đức Linh của tỉnh Bình Thuận đã công bố dịch tả lợn Châu Phi.
Khánh Hà
Theo BVPL
Thêm tình tiết 'nóng' vụ cô giáo vào nhà nghỉ với nam sinh lớp 10 Ông Phan Đoàn Thái- Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bình Thuận cho biết, ngành Giáo dục địa phương chưa có quyết định kỷ luật đối với cô H. "Chúng tôi vẫn đang chờ kết luận của Cơ quan điều tra"- ông Thái khẳng định. Trước đó, trong các ngày 9 và 10.4, một số tờ báo đưa tin sau khi có kết luận...