Trại nuôi cá chình khủng bằng bể xi măng nổi, mỗi năm thu 4 tỷ
Trên vùng đồi cát trắng chỉ có nắng và gió Lào thổi cháy mặt, nổi lên trang trại nuôi cá chình công nghệ cao của anh Lê Hà Giang, Giám đốc Cty TNHH Dịch vụ Kim Long Việt Nam.
Đón chúng tôi với cái bắt tay thật chặt, anh Giang chia sẻ: “Đến bây giờ thì doanh thu của công ty đạt khoảng 4 tỷ/năm. Đang phấn đấu lên con số 6 tỷ…”.
Duyên với… cá chình
Tôi biết Giang cách đây mười lăm năm trước. Khi đó, anh đang là nhân viên của Cty Xăng dầu Quảng Bình. Nhiệm vụ chính là đứng bán xăng cho khách hàng. Nghề không hề liên quan chút nào đến việc nuôi cá chình.
Anh kể, một ngày đầu năm 2007 anh bàn với vợ ý tưởng nuôi cá chình và hai vợ chồng tìm kiếm tài liệu nuôi loại cá này để học. Dù đi công tác đâu, chị Trương Thị Thủy Thanh (vợ anh) cũng cố tìm sách nói về cá chình mang về cho chồng. “Hồi đó, tài liệu ít lắm. Một số sách chỉ nói nuôi cá chình phải tạo hang hóc cho cá ở”, anh Giang nhớ lại.
Khởi đầu là việc cải tạo hai ao nhà rộng khoảng 1.600m2 để nuôi. Giang mua về mấy ô tô đá học đổ xuống ao để xây, tạo hang cho cá chình ở. Những bước khởi đầu cam go nhưng thỏa được ao ước nuôi cá chình của anh. Nguồn cá giống thì đặt mua của những người đi câu, đặt lưới bắt cá chình tự nhiên. “Hồi đó thì cũng có lãi, nhưng chưa được nhiều vì nguồn giống cũng hạn chế. Mình chỉ nuôi ở công đoạn vỗ lớn là bán thôi”, anh Giang cười nói.
Cái đam mê kéo dài được gần 10 năm ròng. Từ nuôi ao đá, tiến lên nuôi trong bể xi măng, đến nuôi ao lít bạt… Giang đều áp dụng tất tần tật. Có năm doanh thu được trên 1 tỷ đồng, hai vợ chồng mừng trào nước mắt. Đỉnh điểm nhất có lẽ vụ các năm 2016. Trang trại của anh có gần chục hồ liên hoàn. Khi cho cá ăn, anh nhìn độ lớn và dự đoán tuần xuất bán và doanh số thu về không dưới 3 tỷ đồng. Chị Thanh đang đi công tác xa, nhận được tin chồng nhắn, tranh thủ về sớm để xuất cá bán.
Cơn mưa tầm tã suốt hôm qua đến tối như nặng hạt thêm. Trong đêm hồ chứa xả lũ, đang ngủ, anh Giang chợt bắn người thức giấc vì nghe tiếng động lạ. Vùng chạy ra đến sân thì thấy nước lũ về. Bấm đèn pin rọi ra hồ thì đã thấy nước đục một màu bằng bạc, không còn thấy be bờ đâu cả. Anh thất thần, rơi cả cái đèn pin cầm trên tay.
Video đang HOT
Anh Giang chọn cá để dồn kiểm tra.
Sáng sau lũ rút, gần chục hồ nuôi cá chình yên lặng. Bơm cạn nước kiểm tra không còn một con nào trong hồ. Trận lũ quét qua cuốn sạch hơn chục tấn cá đến kỳ thu hoạch. Hơn 3 tỷ bạc trôi theo lũ chỉ trong một đêm. Hai vợ chồng trắng tay, quay về lại điểm xuất phát ban đầu…
Công nghệ cao trên vùng cát trắng
“Khi đã đam mê thì vận may sẽ đến với mình”, anh Giang tiếp câu chuyện bằng một câu nói đầy tính động viên. Đó là vào đầu năm 2017, khi hai vợ chồng lại vượt dặm xa vào đến Nha Trang học hỏi kinh nghiệp nuôi cá chình để tiếp tục “giữ” nghề sau thất bát. Cơ may đến khi hai vợ chồng được người anh, người thầy đang thực hiện dự án nuôi cá chình CNC Hoàng Văn Duật tiếp thêm ý chí vượt lên khó khăn và hỗ trợ về công nghệ nuôi mới.
Hỏi vì sao lại chọn vùng cát trắng làm nơi xây dựng trang trại? Anh Giang cười giải thích: “Thứ nhất, tôi đã lấy mẫu nước mang đi kiểm nghiệm và cho kết quả sạch, phù hợp yêu cầu khắt khe của quy trình. Thứ hai là giải quyết được vấn đề lo lắng về thiên tai mưa lũ”.
Thay vì đào hồ, công nghệ nuôi mới được áp dụng với loại hình bể xi măng nổi trên mặt đất. Khu nuôi được che kín bằng nhà lợp mái chống nóng và hạn chế ánh sáng tối đa. Nhiệt độ nước vào trong khu nuôi đảm bảo không nóng hoặc lạnh quá.
Theo anh Giang, điều khác biệt ở đây là các hồ nuôi được che chắn để yên trong khoảng tối, hạn chế tiếng động và ánh sáng đến mức tối đa. “Có như vậy cá sẽ không bị đánh động nhiều và không bỏ ăn”, anh Giang bảo.
Dồn cá chình loại lớn.
Qua hai năm triển khai nuôi cá chình theo mô hình CNC, thức ăn chủ yếu được sử dụng nguồn chế biến công nghiệp sạch. Nếu sử dụng nguồn thức ăn tạp sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn nước và khó kiểm soát được những vi khuẩn có hại cho cá.
“Mà như vậy, rất khó kiểm soát được dịch bệnh. Khi cá đã bị dịch bệnh thì phải sử dụng các loại kháng sinh hoặc thuốc khác. Nếu như vậy sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cá thương phẩm”, anh Giang giảng giải.
Cũng trò chuyện với chúng tôi có kỹ sư thủy sản Lê Minh Thành, cán bộ kỹ thuật của công ty. Anh Thành cho hay, nuôi cá chình CNC phải chăm chút từng chuyện nhỏ đến chuyện lớn. Nuôi không khó, nhưng phải chăm, phải theo dõi sát sao từng thời điểm. Nước nuôi cá được bơm từ giếng khoan sâu trên 25m trong lòng cát. Cá được cho ăn ngày 2 lần. Mỗi lần ăn xong phải kiểm tra thức ăn còn đóng ở đáy bể để dùng dụng cụ cào xã qua hệ thống lọc. Khoảng 7% lượng nước lọc sạch được bơm quay trả lại hồ nuôi. Nước bẩn còn lại được đưa ra hồ ngoài trời dự trữ, xử lý men vi sinh thành phân bón cây trồng.
“Theo chu kỳ phải 3 tháng/lần phải dồn cá. Qua đó phân loại cá vượt đàn, cá trung bình, cá nhỏ để chuyển hồ cho phù hợp với nguồn thức ăn và trọng lượng cá”- kỹ sư Thành nói thêm.
Hôm chúng tôi đến, anh Giang đang chỉ đạo mọi người dồn cá. Bể cá lớn được “đánh thức” bởi tấm lưới rê dồn hết cá vào đó. “Bể này có trên 1 tấn cá”, anh Giang cho hay. Cá được phân loại lớn, vừa và nhỏ để dồn vào 3 ô lưới. Mẻ cá lớn tiên được chọn có 10 con cá chình dài thượt. Đưa lên bàn cân, anh Giang hô: “Mười sáu cân rưỡi”.
Chị Thanh ngồi ghi chép cẩn thận từng lô một sau đó tổng hợp lại. Chị nói: “Phải chi tiết như vậy thì mới biết được độ tăng trưởng của cá đến đâu và biết chắc lượng cá đến kỳ xuất bán cho thương lái. Chẳng hạn, cá có trọng lượng từ 2 kg trở lên hiện có 180 con”.
Hướng tới thương hiệu cá chình vùng cát
Không chỉ cung cấp cá thịt thương phẩm ra thị trường. Một mảng dịch vụ khác cũng được công ty chú trọng là cung ứng cá chình cá giống cho thị trường. 6 hồ trong trang trại (mỗi hồ có dung tích 30 m3 nước), được dùng làm ương, nuôi cá giống.
Cá chình nuôi 10 tháng đã xuất bán.
Theo anh Giang, trong năm nay, đã sản xuất được gần 4 vạn cá giống và đã xuất bán được hơn 1 vạn con. “Thông thường sau tết thì cá giống mới bán được nhiều. Vì cơ bản các hộ nuôi để dành bán cá thịt vào dịp này sau đó mới thả giống vụ mới”, anh Giang nói. Được biết, giống cá chình của công ty không chỉ cung ứng cho các hộ nuôi trong tỉnh mà còn bán ra thị trường ở Quảng Trị, Hà Tĩnh, Hải Phòng…
Theo Tâm Phùng (Nông nghiệp Việt Nam)
Gọi người thân đến rồi dùng súng AK bắn 3 phát vào người để tự tử
Một người đàn ông ở Hà Tĩnh do thất bại trong việc làm ăn đã để lại một lá thư tuyệt mệnh, sau đó sang tỉnh Quảng Bình dùng súng quân dụng tự tử.
Xác nhận với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Phạm Đại Dũng - Chủ tịch UBND xã Hương Lâm (Hương Khê, Hà Tĩnh) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sự việc một người đàn ông do trong làm ăn có nhiều vấn đề không thuận lợi nên đã sang địa bàn tỉnh Quảng Bình dùng súng tự tử.
Trước đó, ngày 31/12, anh Dương Văn T. (SN 1972, trú tại thôn 8, xã Hương Lâm) để lại thư cho người thân, vợ con rồi vào địa bàn xã Hương Hóa (huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình) tự tử.
Trước khi tự tử, anh T. thông báo cho người thân, sau đó người nhà anh tìm đến hiện trường. Tuy nhiên, khi người nhà gần đến nơi thì anh T. đã dùng súng bắn 3 phát vào người.
Ngay sau đó, người nhà đưa anh T. đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cấp cứu và chuyển ra Hà Nội điều trị nhưng do vết thương quá nặng anh T. đã tử vong.
Trao đổi với PV, Thượng tá Phan Xuân Công - Trưởng Công an huyện Hương Khê xác nhận sự việc trên.
"Hiện chúng tôi đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ việc. Anh T. đúng là dùng súng tự tử, còn nguyên nhân thế nào chúng tôi đang trong quá trình điều tra". - ông Công cho hay.
Được biết, theo thông tin trên Tri thức trẻ, trước khi tự tử, anh này đã viết bức thư tuyệt mệnh để lại ở nhà, xin lỗi vợ, con người thân vì đã không làm tròn trách nhiệm và dặn vợ con một số điều.
Còn khẩu súng mà anh T. dùng để tự tử là khẩu súng quân dụng loại AK có báng gấp. Nguồn gốc của khẩu súng này hiện đang được Công an tỉnh Quảng Bình làm rõ.
Sau cái chết của anh T. có dư luận đồn đại rằng trước đó anh T. đã khống chế, bắt cóc một người bạn để tống tiền không được nên mới tự tử. Tuy nhiên Chủ tịch xã Hương Lâm cho biết, ông không biết thông tin này và có thể là đồn thổi sai sự thật.
"Ở địa phương anh T. sống khá tốt. Hai vợ chồng anh T. làm nghề tự do ở xa mới về được mấy tháng. Hai con cũng lớn và đi làm ăn xa không ở nhà. Hoàn cảnh gia đình thì khá khó khăn", Chủ tịch xã Hương Lâm nói và cho biết anh T. còn một khoản nợ hơn 200 triệu ở ngân hàng nên có thể đã tự tử vì nghĩ túng quẫn nợ nần.
Hiện nguyên nhân vụ việc đang tiếp tục được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Theo danviet.vn
Bộ Y tế vào cuộc vụ tử vong thai nhi tại Quảng Bình Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu Sở Y tế tỉnh Quảng Bình xác minh, báo cáo sự cố y khoa tại Bệnh viện đa khoa huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Ngày 2/1/2020, báo điện tử nguoiduatin.vn có đăng bài phản ánh trường hợp sự cố y khoa dẫn đến tử vong thai nhi con sản phụ Đoàn Thị Bích...