“Trái ngọt” xứ tràm

Theo dõi VGT trên

Nhìn những cánh đồng lúa trĩu vàng vào mùa thu hoạch, những cánh rừng tràm bạt ngàn xanh tốt, xa xa lại thấp thoáng một vài căn nhà tường khang trang, hay nghe chuyện về gia đình vượt khó, nuôi con học hành thành tài mà bà con xứ rừng Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời thường hay kể nhau nghe những lúc rảnh rỗi, mấy ai biết rằng, để gặt hái được “quả ngọt” như ngày hôm nay, người dân xứ rừng nơi đây đã trải qua biết bao cơ cực.

Nơi đến đầu tiên trong hành trình tìm hiểu sự đổi thay của người dân xứ rừng mà anh Nguyễn Xuân Nghi, Phó Chủ tịch UBMTTQVN xã Khánh Bình Tây Bắc làm “hướng dẫn viên” là gia đình ông Trần Văn Thanh, ngụ Ấp 3, một lão nông làm ăn giỏi có tiếng. 70 tuổi nhưng ông Thanh vẫn duy trì thói quen chăm sóc vườn tược, cây cối hằng ngày.

Đất lành chim đậu

Chỉ tay về cánh đồng vừa mới thu hoạch, hàng chuối oằn nải, những cây tràm non vừa mới trồng sau thu hoạch, ông Trần Văn Thanh tâm sự: “Để có thể canh tác, nuôi trồng như bây giờ, vợ chồng tôi đã đổ không biết bao nhiêu giọt mồ hôi, có cả nước mắt nữa”.

Trái ngọt xứ tràm - Hình 1

Vài năm gần đây, người dân vùng rừng tràm thu nhập tăng lên vì cây tràm có giá.

Vào cuối thập kỷ 80, gia đình ông được nhận khoán 2 ha đất trồng lúa và 1 ha đất rừng của Lâm ngư trường Trần Văn Thời trước đây. Lúc đó, đất hoang nhiễm phèn, trũng, nước cao tới ngang bụng, mọc đầy năn, sậy; bờ bao, kinh, mương, hầu như chẳng có gì. Canh tác khó khăn, thấy ngán ngẩm, không ít hộ nhận đất chưa được bao lâu phải “bỏ của chạy lấy người” để cho Nhà nước cấp lại cho hộ khác.

Riêng ông Trần Văn Thanh lại nghĩ “người phụ đất chớ đất không phụ người” nên ra sức cải tạo, làm ngày làm đêm. Chỗ nào có đất gò thì cấy lúa, được bao nhiêu thì được. Vậy mà phải mất thêm 5 năm, đất đai mới thành ô, thành khoảnh, canh tác được. Và phải 5 năm sau, năng suất lúa một công mới được mười mấy, hai chục giạ lúa.

Trong lúc trồng rừng chưa thu hoạch, làm ruộng thì chỉ đủ ăn, để xoay xở cuộc sống, ban ngày ông Trần Văn Thanh đặt lờ, ban đêm giăng câu. Rồi tận dụng đất bờ bao trồng chuối, tiếp tục cải tạo đất phèn, chăn nuôi heo, gà, cá bổi. Mấy năm nay, ông lại chuyển sang thú vui trồng cây cảnh vừa giải khuây tuổi già vừa có thêm chút thu nhập. Hơn 27 năm sinh sống ở xứ rừng, có cuộc sống ổn định, con cái được học hành, đất đai mở rộng, nhà cửa khang trang, ông Trần Văn Thanh cảm thấy thoả lòng.

Video đang HOT

Ông Nguyễn Việt Đèo, Ấp 3, xã Khánh Bình Tây Bắc cũng là một trong những nông dân được công nhận sản xuất kinh doanh giỏi ở địa phương. Không phải dân gốc nơi đây nhưng ông Nguyễn Việt Đèo hiểu rõ vùng đất này như lòng bàn tay. Bởi ông có mặt ở xứ rừng này ngay từ những ngày đầu tiên khai phá, cải tạo.

“Nông dân muốn làm giàu thì phải có đất canh tác”, nghĩ vậy, nên dù có khó khăn trăm bề, gia đình ông quyết định phải bám đất, bám rừng. Lấy ngắn nuôi dài, ngoài kinh tế rừng, lúa, hằng ngày ông Nguyễn Việt Đèo còn giăng câu kiếm cá bán, vợ ông thì chăn nuôi heo, gà, vịt.

Ông bộc bạch: “Cuộc sống khác xưa nhiều rồi. Trước đây, trồng lúa đủ ăn là may, bởi một công lúa chỉ được chừng chục giạ, còn nay tuy vẫn thấp hơn so với các vùng khác nhưng cũng được 30 giạ”.

Cần cù, tiết kiệm, cuộc sống gia đình ông không chỉ ổn định mà còn mua thêm đất. Được sở hữu phần đất giao khoán trước đây, ông Nguyễn Việt Đèo càng quyết tâm gìn giữ từng cánh rừng.

Sắp qua hồi gian khó

Không chỉ vui mừng vì sau bao năm cực nhọc, đất đai cũng chiều lòng người, người dân xứ rừng còn phấn khởi vì vài năm gần đây cây tràm có giá. Là một trong những hộ thu hoạch tràm năm vừa qua, ông Nguyễn Văn Đò, Ấp 2, xã Khánh Bình Tây Bắc, phấn khởi cho biết: “Những năm trước, giá tràm không cao, 1 ha chỉ bán được vài chục triệu đồng, còn năm vừa rồi, 1 ha tới 100 triệu đồng”.

Điều đáng quý ở xứ rừng nơi đây còn là chuyện chăm lo cho con cái học hành dù trong điều kiện túng thiếu. Gia đình ông Nguyễn Hoàng Dũng, Ấp 3, xã Khánh Bình Tây Bắc là một trong những gia đình hiếu học ở địa phương. 5 người con của ông đều được học hành tới nơi tới chốn, trong đó, có 2 người đã tốt nghiệp và có việc làm ổn định.

Ông Nguyễn Hoàng Dũng nhớ lại những ngày mới về đây lập nghiệp, cuộc sống còn bẩn chật. Nhà nghèo, 3 đứa con đi học chỉ có 1 chiếc xe đạp cũ, vì vậy, đứa học buổi chiều phải chờ đứa buổi sáng đi học về. Đó là vào mùa nắng, còn mùa mưa, dù bận rộn cách mấy ông cũng gắng đưa con tới trường. Bởi ông Dũng suy nghĩ: “Phải học để có kiến thức, có nghề nghiệp đàng hoàng. Còn không, đi làm thuê cho người ta mà có kiến thức, trình độ thì cũng có ích”.

Hình ảnh học sinh đến trường trong cảnh lầy lội, bùn sình trước đây dần lùi vào quá khứ. Bởi hiện nay, ở các ấp có rừng được xây dựng lộ giao thông, tổng chiều dài 25,5 km, cùng với những chính sách ưu đãi đối với học sinh thuộc vùng sâu, vùng xa như cấp phát bảo hiểm y tế, hỗ trợ chi phí học tập, gạo… góp phần nâng cao tỷ lệ học sinh đến trường. Ngoài ra, người dân nơi đây đa phần cũng đã có điện sinh hoạt, sử dụng nước hợp vệ sinh.

Theo Ngọc Minh (Báo Cà Mau)

Về Khánh An nghe đồng đất chuyện trò

Hơn 1 năm trở lại Khánh An (Cà Mau), đồng đất nơi đây vẫn trân mình trước những câu hỏi lớn chưa có đáp án. Xã cửa ngõ của U Minh đã có bước chuyển mình thần tốc khi là nơi đứng chân của cụm công nghiệp khí - điện - đạm, hay gần đây là Khu Công nghiệp Khánh An. Tuy nhiên, khoảng 1.000 hộ dân có đất trong diện giải toả (tức 1/4 dân số toàn xã) vẫn đang loay hoay trong bài toán sinh kế, phát triển sản xuất.

Ông Quách Văn Hợp, Chủ tịch UBND xã Khánh An, cho biết: "Bà con thuộc diện giải toả được quy hoạch tái định canh, định cư tại An Phú trên 1.000 ha, nhưng người dân cũng không mấy tha thiết. Thực tế, chỉ có trên 200 hộ vào tái định canh với trên 300 ha. Khu nhà ở định cư hầu như bỏ phế, các hộ có đất định canh cũng lần lượt cho thuê hoặc bán lại chủ khác để tìm kiếm kế sinh nhai vì... khó sống quá".

Về Khánh An nghe đồng đất chuyện trò - Hình 1

Vườn quýt đường da xanh của anh Hiền đã khẳng định sức nghĩ, sức làm, sức sáng tạo vô tận của người nông dân.

Vẫn chưa hết hắt hiuTheo đánh giá của ông Hợp, số hộ dân hiện sinh sống ở khu An Phú còn gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều người đã chuyển sang mua đất ở ngoài để cuộc sống bớt thắt ngặt hơn. Ông Hợp thông tin: "Đất khu này chủ yếu làm lúa nhưng năng suất thấp, nếu đầu tư trồng rừng thì cần phải có thời gian từ 4-7 năm mới thu hoạch được".

Cả khu A và B của ấp An Phú còn xài điện chia hơi, lộ giao thông chưa đấu nối hết tuyến. Ông Hợp cũng không giấu giếm: "Nguyện vọng của bà con trong đó là muốn chuyển dịch nuôi tôm, nhưng nơi này thuộc vùng ngọt hoá".Vẫn câu chuyện dông dài hơn chục năm của mình, ông Trần Quốc Phú (Tám Phú) kể: "Tui về đây năm 2003, cất 3 xác nhà, khẩn hoang đất An Phú này. Nói thiệt, tui muốn làm để bà con thấy có hy vọng mà vô ở, chớ đất này làm ruộng khó ăn lắm".

Về Khánh An nghe đồng đất chuyện trò - Hình 2

Ông Tám Phú hơn chục năm nay vẫn đau đáu với ước muốn nuôi tôm ở vùng đất phèn nặng An Phú để người dân bớt cơ cực.

Miệt mài bên 3 ha đất tái định canh, cuộc sống tạm coi là đủ ăn, đủ mặc nhưng ông Tám Phú vẫn khẳng định rằng: "Chỗ này chỉ khi nào cho bà con nuôi vụ tôm - lúa, khi đó mới phát triển được". Mân mê bàn tay chai sạn, ông Tám nhớ lại: "Khánh An có 18 ấp thì nuôi tôm cũng trên 10 ấp rồi. Vả lại, khu An Phú này là đất rừng chồi, hoang hoá, bạc màu, có cải tạo nữa thì làm nông cũng không hiệu quả".

Ông Tám vẫn không quên thời điểm người dân Khánh An ùn ùn bửa đập năm 2000: "Lúc đó có cả Chủ tịch UBND tỉnh về để trưng cầu ý kiến, nguyện vọng bà con, tui lúc đó cũng khẳng định rằng, nuôi tôm không phải là làm trái với Đảng, Nhà nước, nuôi tôm là để dân ở đây bớt khổ, có cơ hội vươn lên".

Hơn 10 năm qua, nhờ vụ lúa - tôm mà đời sống người dân Khánh An phát triển trông thấy. Làm một bài tính đơn giản, ông Tám bộc bạch: "Mấy anh hỏi dọc hết tuyến T22 này thì biết, tui cũng quyết tâm lắm mà mỗi công lớn cũng gặt chỉ hơn chục giạ, đủ ăn là hên lắm rồi. Chưa kể chuột bọ phá hoại, giá lúa bấp bênh".Có nhiều đoàn công tác của tỉnh, huyện và cả đại biểu Quốc hội về An Phú, ông Tám đề đạt và chờ đợi nhận được câu trả lời.

Ông nói: "Đoàn nào cũng ghi nhận, có người kêu đợi kết luận của nhà khoa học, chờ ý kiến của cấp cao hơn, nhưng cái ăn, cái mặc, cái thiết thân với người dân thì biểu đợi hoài sao được...". Theo dõi thời sự, ông Tám đồng tình: "Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, rồi Thủ tướng nữa, đều đánh giá con tôm mới là thế mạnh của Cà Mau trong bối cảnh thích ứng biến đổi khí hậu, nếu vậy thì An Phú cũng phải tính toán để chuyển đổi chớ".

Sinh kế là vấn đề bức thiếtKhánh An hiện có hơn 4.000 hộ, tỷ lệ hộ nghèo còn 5,6%. Cái lo lắng nhất của địa phương chính là việc định hình mô hình sản xuất phù hợp, bền vững cho người dân. Việc tạo điều kiện cho lĩnh vực công nghiệp, thu hút đầu tư là phù hợp với xu thế phát triển.

Tuy nhiên, song song đó cũng phải tính đến sinh kế bền vững của người nông dân vốn gắn bó với đồng đất. Ông Hợp, với vai trò Chủ tịch UBND xã và cũng là người địa phương, cho rằng: "Những ấp chuyển dịch sang tôm - lúa đã có hướng phát triển tốt, đáp ứng được mong mỏi của người dân". Chính quyền xã cũng nhận được rất nhiều ý kiến, đề đạt của bà con, nhưng theo cách nói của ông Hợp thì "vấn đề này vượt quá tầm của địa phương".Nói về hoạt động của khu công nghiệp, ông Hợp thông tin: "Ở đây hầu như rất ít tuyển lao động địa phương, vì vậy, việc giải quyết việc làm cũng hạn chế. Nhiều người rời quê đi tìm kiếm kế sinh nhai". Với ấp An Phú, vị chủ tịch xã cũng có đánh giá: "So ra, vô tái định cư, định canh còn khổ hơn ở ngoài, điều này chúng tôi biết nhưng cũng chỉ còn cách động viên bà con".

Ông Tám Phú có cách nói ấn tượng hơn: "Thanh niên ở đây nếu không đi làm mướn thì ở nhà cũng "cà nhổng", kiếm việc "chua" lắm, mà theo làm nông kiểu này cũng không ăn thua".Anh Nguyễn Chí Nguyện, phụ trách khuyến nông xã, cho biết: "Đất An Phú nhiễm phèn nặng, làm lúa năng suất không cao, cá đồng cũng chỉ lai rai". Anh dẫn chứng phần đất của ông Tám Phú, đã lên liếp, bao khoảnh hơn 10 năm nhưng vẫn chưa thành thuộc. Đối với hơn 10 ấp nuôi tôm, đời sống người dân đã có chuyển biến tích cực.

Anh Nguyện cũng cho rằng nên có cơ chế, lắng nghe ý kiến của bà con nông dân, những người gắn bó trực tiếp với đất đai để mở hướng sinh kế hiệu quả, lâu dài. "Chúng tôi cũng rối bời, không biết tương lai của nông dân Khánh An sẽ theo ngã rẽ nào?", anh nói.Như hiểu băn khoăn này, anh Nguyện dẫn chúng tôi đến một vườn quýt đang cho thu hoạch tại Ấp 15. Anh Huỳnh Phước Hiền, chủ vườn quýt hơn 1.600 gốc, cho biết: "Người ta đặt cọc rồi, mua mão hết vườn 400 triệu đồng. Đất này chịu cây có múi lắm".

Đây là mùa thứ 2 gia đình anh Hiền hái quả ngọt trên đất phèn Khánh An. Anh Hiền tâm sự: "Từ Long An xuống đây, vườn quýt này giúp gia đình tôi thoát khỏi khó khăn, dần ổn định cuộc sống. Xung quanh đây cũng có một số hộ bắt đầu trồng thử". Nhìn vườn cây trĩu quả, chúng tôi cũng ấm lòng, bởi đó cũng là hy vọng, là hướng mở cho những người nông dân Khánh An. Gần chia tay, anh Nguyện nói với chúng tôi rằng: "Trước đây đâu ai biết đất này thích hợp với cây quýt, cây cam, phải có người trồng thử, có người mở đường chớ". Và biết đâu đó, như lời của ông Tám Phú: "Mấy chú cứ nói dân An Phú muốn nuôi tôm, chắc cú cuộc sống đỡ cực hơn, có gì tui chịu trách nhiệm hết"

Theo Phạm Nguyên (ghi chép) (Báo Cà Mau)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón
22:03:17 19/11/2024
Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh
17:52:15 19/11/2024
Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Băng qua đường khi vừa xuống xe đưa đón, bé 5 tuổi bị xe tải tông tử vong
20:59:09 19/11/2024
Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích
19:39:21 18/11/2024
Phát hiện ba thi thể nghi là nạn nhân vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ
09:16:39 20/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Huy động tối đa lực lượng tìm kiếm
11:16:44 19/11/2024
Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa
08:06:09 19/11/2024

Tin đang nóng

Mẹ ruột con gái nuôi Kim Tiểu Long đau đớn khi bị nói nước mắt giả tạo, cố tình khóc
06:07:23 20/11/2024
Hoa hậu Khánh Vân gặp sự cố trước thềm hôn lễ: "Tôi rất hụt hẫng!"
07:34:26 20/11/2024
Con gái 10 tuổi nhà Tôn Lệ: Gây ấn tượng với khả năng vũ đạo cực đỉnh, được bố mẹ kỳ vọng nối nghiệp nghệ thuật
06:45:50 20/11/2024
Một nam ca sĩ phải bán hết tài sản, nhà cửa để mổ 4 lần, sự nghiệp bế tắc là ai?
06:26:27 20/11/2024
Top 5 Miss Universe Vietnam bị lộ hình ảnh nhạy cảm, người trong cuộc nói gì?
10:26:54 20/11/2024
Hoa hậu Kỳ Duyên về nước: Visual khác hẳn đêm chung kết, bị "đánh úp" 1 điều ngay tại sân bay
10:23:12 20/11/2024
Sao Việt 20/11: Quang Minh tất bật chăm con ở tuổi 65, Trịnh Kim Chi khoe ảnh cũ
08:05:15 20/11/2024
Hoài Linh bị một nữ MC bắt đi lấy nước, bê ghế và phản ứng ra sao?
06:10:52 20/11/2024

Tin mới nhất

Xe tải lao vào sạp rau, may mắn 1 người bị thương nhẹ

13:01:41 20/11/2024
Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên TL10 (tỉnh Long An) khi xe tải va vào taxi công nghệ, rồi lao vào sạp bán rau, làm 1 người bị thương nhẹ.

Đắk Lắk: Anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn thịt cóc

12:28:22 20/11/2024
Theo lãnh đạo UBND xã Ea Knuếc, người dân trong vùng vẫn làm thịt cóc để chế biến món ăn. Tuy nhiên nếu không biết sơ chế, ăn nội tạng, trứng cóc hoặc da cóc thì có thể bị ngộ độc.

Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Đã tìm thấy tất cả các nạn nhân

11:51:04 20/11/2024
Trước đó, khoảng 16 giờ ngày 18/11, tại khu vực bãi bồi sông Hồng, đoạn thuộc khu 1, xã Hiền Quan, huyện Tam Nông có 5 học sinh mất tích.

Vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng: Tìm thấy thi thể thứ 2 bị trôi xa 20km

17:45:12 19/11/2024
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ tỉnh Phú Thọ đã tìm thấy thi thể thứ 2 trong vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Hà Nội: Đã dập tắt vụ cháy nhà kho trong đêm

11:13:32 19/11/2024
Sau đó, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy vẫn tiếp tục phun nước làm mát và túc trực để phòng lửa bùng phát trở lại. Đến khoảng 5 giờ ngày 19/11, lực lượng chức năng đã rời hiện trường.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung

13:02:04 18/11/2024
Đến 10h ngày 19/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu

12:58:53 18/11/2024
Hơn 38.800m2 đất cuối cùng của Bãi Sau đang được TP Vũng Tàu cưỡng chế thu hồi để thực hiện dự án chỉnh trang.

Có thể bạn quan tâm

Kỳ Duyên lên tiếng giữa sân bay về những lời chê bai trong hành trình Miss Universe 2024

Sao việt

13:05:43 20/11/2024
Trong ngày trở về nước, Hoa hậu Kỳ Duyên đã có chia sẻ ngắn xoay quanh hành trình vừa qua tại Miss Universe 2024.

Hoa sữa về trong gió: Khang bị bắt tạm giam

Phim việt

12:50:35 20/11/2024
Khang (NSƯT Ngọc Quỳnh) đã lên trụ sở công an theo lệnh triệu tập. Tại đây, Khang thành khẩn khai báo mọi điều mà anh biết liên quan tới vụ việc này.

Australia từ chối tham gia hiệp ước phát triển năng lượng hạt nhân quốc tế

Thế giới

12:50:05 20/11/2024
Quyết định được quyền Thủ tướng Richard Marles công bố sau khi có thông tin cho rằng Australia được kỳ vọng sẽ tham gia thỏa thuận này tại Hội nghị Thượng đỉnh Khí hậu COP29 ở Baku.

Neymar - ánh sao lụi tàn trên sa mạc Ả Rập

Sao thể thao

12:42:35 20/11/2024
Neymar bước vào sân cỏ Saudi Pro League với ánh hào quang của một siêu sao, nhưng đến giờ, anh vẫn chỉ là cái bóng của chính mình.

Khoan hồng cho bị cáo vị thành niên

Pháp luật

12:31:18 20/11/2024
Theo hồ sơ vụ án, do vô cớ bị đánh tới tấp nên Kh. lấy dao bấm đâm loạn xạ và gây thương tích cho nạn nhân 32%; lúc phạm tội, Kh. mới hơn 16 tuổi.

Thời hoàng kim của "đỉnh lưu" hà mã lùn: Đầu quân cho "ông lớn" giải trí xứ chùa vàng, ra mắt bằng bài hát 4 thứ tiếng

Lạ vui

11:55:29 20/11/2024
Chú hà mã nổi tiếng Thái Lan Moo Deng chính thức gia nhập làng giải trí với ca khúc ra mắt được dịch qua 4 thứ tiếng khác nhau.

Những món quà 20/11 độc đáo khiến dân mạng vừa bật cười vừa xúc động

Netizen

11:44:39 20/11/2024
Cư dân mạng đua nhau chia sẻ những clip quà độc đáo dịp 20/11 khiến họ vừa bật cười vừa xúc động, như củ gừng, vài chú cua đựng trong chai nhựa, chai nước mắm...

Sao Hàn 20/11: Lisa quá gợi cảm; sao nam dùng cái chết của cha để xin giảm án tù

Sao châu á

10:43:21 20/11/2024
Lisa tiếp tục bị chỉ trích vì trang phục quá ngắn trong fanmeeting; ảnh đế Yoo Ah In dùng cái chết của cha để xin giảm án tù.

Taylor Swift là "phao cứu sinh" của Rosé (BLACKPINK)

Nhạc quốc tế

10:37:05 20/11/2024
Với 1 thần tượng đứng trước bước ngoặt sự nghiệp như Rosé, lời khuyên của Taylor Swift không khác gì phao cứu sinh .

Đẹp, sang mùa cuối năm với những mẫu đầm dự tiệc cao cấp

Thời trang

10:33:00 20/11/2024
Một xu hướng nổi bật những mùa thời trang gần đây là kiểu đầm dài ôm sát cơ thể, chất vải mỏng nhẹ làm nổi bật những đường nét cơ thể của người mặc - một phong cách đối lập với xu hướng sexy khoe cơ thể vốn thịnh hành.

Những người tuổi này chỉ cần trồng cây khế cũng đủ nâng cao vận khí, hút tài lộc

Sáng tạo

10:25:25 20/11/2024
Cây khế vốn là một loài cây khá quen thuộc và được trồng phổ biến. Việc chọn lựa cây trồng dựa trên tuổi và mệnh của gia chủ có thể ảnh hưởng tích cực đến tài lộc, vận khí và cuộc sống của mọi người trong gia đình.