‘Trái ngọt tình yêu’ của mẹ đơn thân bị teo 2 tay
Trái ngọt tình yêu của Tường Vy – Tấn Việt đã nở hoa sau 2 năm bên nhau.
Đám cưới “lần đầu tiên” của mẹ đơn thân
Nổi tiếng với tài trang điểm bằng chân, Phan Tường Vy (28 tuổi, ngụ tại TP Đà Lạt) được nhiều người trên mạng xã hội biết đến nhờ nghị lực phi thường. Năm 4 tuổi, sau một cơn sốt, 2 tay Vy bị liệt, teo dần lại, gần như không còn cảm giác. Suốt chừng ấy năm, Vy vượt lên nỗi mặc cảm, tự ti, mày mò học cách tự làm mọi thứ bằng chân.
Anh Tấn Việt (28 tuổi, sống ở Nhật) là fan trung thành, theo dõi Vy thường xuyên qua các nền tảng livestream. Ban đầu nhìn cô gái xinh xắn ngồi nói chuyện với mọi người nhưng hay giơ chân lên trước camera, Việt thấy “kỳ cục quá”, như vậy không tôn trọng người xem. Khi hiểu ra vấn đề, Việt bỗng thấy thương và khâm phục Vy vô cùng.
Tấn Việt và Tường Vy
Còn Vy, khi ấy cô chỉ nghĩ Việt cũng chỉ là khán giả như bao người bình thường khác. Được một thời gian, cô bất ngờ khi nhận được tin nhắn từ Việt.
“Anh vô hỏi mình sao gửi lời mời kết bạn Facebook mà mình không đồng ý, mình mới vào xác nhận hết một lượt. Rồi anh nhắn tin nói chuyện, rủ mình chơi game. Lúc đó đang buồn, nghĩ, ừ thôi chơi cũng được“, Vy kể.
Khi đó Việt vẫn đang ở Nhật, cả hai trò chuyện online tầm 2 tháng, anh bỗng thấy cảm mến Vy từ lúc nào không hay. Biết cô làm mẹ đơn thân sau mối tình đổ vỡ, anh lại càng thương cô hơn. Một thời gian sau đó, Việt bay về nước, chính thức thưa chuyện với gia đình Vy.
Chia tay với tình cũ, Vy mới phát hiện đang mang bầu và lựa chọn làm mẹ đơn thân
Video đang HOT
Nói về ấn tượng khi gặp vợ lần đầu, Việt thật thà: “Ở trong livestream nhìn vợ to lớn lắm, nhưng lúc gặp ngoài, cô ấy nhìn rất nhỏ. Cảm giác cần người đàn ông che chở“. Hôm ấy, Việt chủ động nắm tay Vy, cô chỉ ngại ngùng cười tủm tỉm.
2 năm yêu đem lại cho Vy cảm giác bình yên bởi Việt luôn nhẹ nhàng, dịu dàng với cô. Thậm chí Vy còn nghĩ: “Có khi nào ông này lấy mình để làm bình phong không?”. Nhưng nhìn cách đối xử tử tế của Việt với con trai riêng 4 tuổi khiến Vy yên lòng và tin vào lựa chọn bản thân hơn. Giờ hai chú cháu đã trở nên thân thiết, cậu bé gọi Việt bằng “ba”, rất quấn quýt với anh.
Việt quyết định bỏ công việc mơ ước ở Nhật, về Việt Nam hỏi cưới Vy. Tháng 5/2023 vừa qua, cặp đôi tổ chức lễ thành hôn dưới sự chúc phúc của gia đình và người thân 2 bên. Mặc dù đã có con song đây mới là đám cưới trọn vẹn đầu tiên của Tường Vy và cũng là lần đầu cô được mặc váy cô dâu.
Đám cưới trong mơ của Tường Vy
Bất hòa, suýt chia tay
Cũng giống như bao cặp đôi khác, cuộc sống hôn nhân của cả hai không tránh khỏi những lúc bất đồng. Việt hài lòng vì vợ không có bất cứ tật xấu nào. Song Vy tố chồng rất thích gây chuyện, những chuyện “không đáng”. Tính của Vy rất hiền, hòa nhã, chỉ khi gặp những tình huống như vậy, cô mới không kiềm chế được.
“Chồng nói mình không có tật xấu, quả thực mình không có thật. Chỉ do chồng gây ra khiến mình mới phải như vậy. Ví dụ như đang bình thường, tối ngày ông ấy chọc cho mình nổi điên lên“, Vy nói.
Cô nhớ mãi kỷ niệm hai vợ chồng giận nhau suýt chia tay, Việt định dọn đồ ra ngoài trong cơn mưa tầm tã. Vy vẫn giữ thái độ bình tĩnh: “Mình vẫn lo cho bé (con trai – PV) đánh răng, rửa mặt, không nói một lời. Mình chỉ muốn có gì anh nói thẳng ra , đừng làm kiểu đó. Ông mới rầm rầm, hét: Tôi quá mệt mỏi rồi”.
Vy thông báo tin vui đang bầu bé trai thứ 2
Cự cãi một hồi, Việt xách xe bỏ ra ngoài, Vy yên lặng. Một lúc sau trở vào, cô ngạc nhiên khi thấy đồ đạc vẫn ở trong phòng. “Ông đi đâu một hồi, tối về lại ngủ ngon ơ, mình thì tức quá, khóc. Hôm sau ông đi làm bình thường, cơm mình nấu vẫn ăn. Tức quá mình kêu, thôi ra ngồi nói chuyện, có gì giải quyết đàng hoàng. Nhưng ông ngồi im, không nói gì hết. Mình nói cho đã rồi ông kêu, thôi cứ quyết định vậy đi”, sau câu nói đó, Việt quay ra ôm Vy làm hòa.
Hiện Vy vừa làm thợ trang điểm, vừa cùng chồng kinh doanh bán hàng online. Sau hơn 1 tháng kết hôn, Vy thông báo tin vui cô đang mang bầu 3 tháng. Mong ước lớn nhất của cô lúc này là cố gắng duy trì công việc ổn định, ngoài ra Vy mong chồng sẽ bớt cọc tính, bớt kiếm chuyện vô cớ. Hai vợ chồng nên học cách nói chuyện, giải quyết vấn đề để cả hai thấu hiểu hiểu nhau hơn.
Nguồn: Vợ chồng son
Thủy Tiên
Làm bố, mẹ đơn thân: Tự do đi kèm với áp lực và cách giải stress của những người trong cuộc
Với nhiều lý do khác nhau, trở thành bố, mẹ đơn thân đang có xu hướng tăng lên trong xã hội.
Mặc dù có sự tự do, không ràng buộc bởi hôn nhân nhưng cũng song hành nhiều áp lực, gánh nặng đối với bất cứ ai đã, đang và sẽ đi trên con đường này.
Hôn nhân không phải lúc nào cũng hạnh phúc mà còn đi kèm với những mâu thuẫn trong cuộc sống của hai vợ chồng. Khi những mâu thuẫn được đẩy lên đỉnh điểm, nhiều người chọn chịu đựng nhưng cũng có nhiều cặp đôi quyết định đi tới ly hôn để giải thoát, cho nhau một cuộc sống mới.
Sau ly hôn, nhiều người trở thành bố, mẹ đơn thân, phải một mình đảm nhận vai trò của hai người để nuôi con của mình. Xu hướng này đang dần phổ biến hơn trong xã hội, chứa đựng cả những điều tích cực và tiêu cực mà mỗi ai lựa chọn đều phải đối mặt.
Quyết định bước ra khỏi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, điều đầu tiên những người trong cuộc phải đối mặt chính là ánh mắt đánh giá từ người khác. "Đã lấy nhau là phải chịu đựng nhau mà sống", "Ly hôn thì làm sao mà nuôi con được?", "Con cái không có đủ cha mẹ sau này không nên người"...
Hàng loạt những lời bàn tán, câu nói, những ánh nhìn đầy phán xét từ xã hội có thể đến từ bạn bè, hàng xóm, thậm chí là cả người thân của những người trong cuộc.
Đối mặt với những định kiến ấy, chị Hiền (34 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội), một người mẹ đơn thân nuôi 3 đứa con chia sẻ: "Hồi mới ly hôn, bắt đầu nuôi con một mình, tôi cũng hay nghe được nhiều điều không hay và phán xét từ xã hội.
Lúc đầu tôi cũng buồn, nhưng sau một thời gian, tôi đã quyết định bỏ những lời nói ấy ngoài tai để bớt suy nghĩ hơn. Tôi đang ngày ngày cố gắng nuôi dạy con và hoàn thiện bản thân hơn để chứng minh cho mọi người thấy mẹ đơn thân vẫn có thể sống tốt và nuôi dạy con nên người".
Làm bố, mẹ đơn thân có tự do và cũng có những nỗi niềm thầm kín.
Một mình gánh vác trách nhiệm của hai người nên những bà mẹ đơn thân sẽ gặp phải rất nhiều áp lực trong cuộc sống. Áp lực tài chính, áp lực về thời gian, áp lực về việc nuôi dạy con như thế nào để con trưởng thành đúng cách... và vô vàn những vấn đề khác luôn đè nặng trên đôi vai.
Chị Vân (36 tuổi, Sơn Dương, Tuyên Quang), một mình nuôi 2 đứa con cho biết: "Tôi đi làm công ty, từ khi bố cháu mất, để kiếm tiền nuôi con, tôi làm cả tuần, không nghỉ ngày nào. Cứ đi sớm về khuya, sáng mở mắt là đi rồi, con cái vứt lăn vứt lóc, bé lớn thì tự đi học, còn bé nhỏ nhờ bà giúp một tay chăm sóc".
Áp lực còn thể hiện ở chỗ, một người mà phải ở trong vai trò hai người. Khi sống một mình với con, người làm mẹ đơn thân phải hóa thân thành người bố. Một người đàn ông khỏe mạnh, biết làm hết mọi việc nặng nhọc trong nhà, biết bảo vệ con khỏi tất cả nguy hiểm của cuộc sống...
Tuy có nhiều áp lực phải chịu đựng nhưng việc trở thành bố, mẹ đơn thân cũng cho nhiều người cuộc sống tự do, thoải mái hơn.
Trở thành bố, mẹ đơn thân đi kèm với nhiều áp lực mà người lựa chọn nó phải chấp nhận.
Trở thành bố, mẹ đơn thân sẽ cho người đó có không gian, thời gian riêng để làm những việc mình yêu thích. Trong cuộc sống hôn nhân, khi sống chung với gia đình nhà chồng hoặc nhà vợ, nhiều người không có không gian, thời gian để làm những công việc, sở thích của mình.
Thậm chí, nhiều người còn phải từ bỏ niềm đam mê do nhà thông gia không thích hay không đồng ý. Điều này đặc biệt hay xảy ra với phụ nữ. Với tư tưởng phụ nữ lấy chồng nên ở nhà trông con, nhiều người đã phải từ bỏ niềm đam mê, công việc mơ ước của mình. Vì vậy, khi ở một mình, họ có cơ hội được làm việc mình thích và thể hiện bản thân nhiều hơn.
Cũng theo chị Hiền chia sẻ, khi ở một mình với các con, chị có nhiều thời gian riêng để làm những việc mình yêu thích. Chị có thể đi mua sắm đồ đạc, trang trí nhà cửa theo ý mình muốn hay đơn giản là uống cà phê cùng bạn bè mà không cần lo lắng khi nào chồng về để chuẩn bị bữa cơm cho gia đình.
Bố, mẹ đơn thân còn có thời gian cho các mối quan hệ cá nhân nhiều hơn khi sống chung. Một khi đã bước vào hôn nhân, hiếm ai có nhiều thời gian dành cho bạn bè, đồng nghiệp. Cuộc sống của họ xoay quanh việc đi làm và chăm sóc con.
Đôi khi, có cả những trường hợp vợ hoặc chồng không cho phép nửa kia của mình ra ngoài hay có những mối quan hệ mà mình không biết rõ. Cho nên, khi trở thành bố, mẹ đơn thân, người ta không còn bị bó buộc bởi bất kỳ ai hoặc bất cứ công việc nào ở nhà.
Họ có thêm thời gian rảnh rỗi để đi cà phê, mua sắm, trò chuyện cùng bạn bè hay các mối quan hệ khác. Việc này không chỉ làm giảm căng thẳng mà còn khiến con người tạo dựng thêm các mối quan hệ, hỗ trợ cho công việc và cuộc sống.
Trở thành bố mẹ đơn thân đi kèm với nhiều áp lực mà người lựa chọn nó phải chấp nhận. Tuy nhiên chỉ cần biết cách biến những áp lực ấy thành động lực, sống tích cực hơn vì con cái và bản thân thì cuộc sống đơn thân sẽ vui vẻ, thoải mái hơn rất nhiều.
Bám lấy đời nhau vì sợ ly hôn Khi đã "chốt" là không ly hôn, người ta thường có xu hướng chấp nhận, sống lay lắt và không nỗ lực giải quyết vấn đề. Giữ hôn nhân luôn là một "mệnh lệnh" để người ta cố gắng, hoàn thiện bản thân, bảo vệ không gian tinh thần cho vợ chồng, con cái. Thế nhưng, cũng có khi, "giữ hôn nhân" trở...