Trải nghiệm xe ôm tốc độ trên đất Thái
Nattaporn Suksomkit phóng ào ào, tốc độ có lúc lên tới hơn 70km/h. Được vài phố, anh chàng bỗng phanh khựng lại, ngoặt tay lái vào một ngõ nhỏ…
Trả tiền xe ôm
Ngồi xe ôm “tay lái nghịch”
Nattaporn Suksomkit ngồi vắt chân trên yên máy đợi khách giữa phố đi bộ ở Pattaya. Cái thành phố nổi tiếng thuộc tỉnh Chon Buri (Thái Lan) này, gần như sôi động suốt đêm với hàng chục sân khấu biểu diễn sex show lớn nhỏ và nhan nhản quán bar, sòng bạc. Khách du lịch từ tứ phương kéo đến nườm nượp, vì thế cánh xe ôm như Nattaporn Suksomkit sống “khỏe”.
Lang thang đi bộ hàng giờ cùng mấy người bạn, đi về đúng tới chỗ Nattaporn Suksomkit đỗ xe thì chân tôi mỏi nhừ. Chỉ nhìn qua Nattaporn Suksomkit cũng biết là xe ôm, vì anh mặc một chiếc áo khoác 3 lỗ màu cam- theo quy định của Nhà nước Thái Lan. Rõ ràng là cánh xe ôm ở Pattaya đã tính trước địa điểm, đón lõng bước chân mỏi của du khách…
Nhận cái card visit khách sạn tôi đưa, Nattaporn Suksomkit khoát tay ra giá 100 bạt (khoảng 70.000đ) cho một cuốc xe ôm. Tôi ngồi lên xe trong khi anh xe ôm bắt đầu cài mũ bảo hiểm. Nattaporn Suksomkit nhắc khẽ trước khi xuất phát “ngồi chắc nhé”, rồi kéo ga chiếc Honda Wave 110cc.
Xe ôm ngày càng phổ biến tại Thái Lan
Thú thực, với cách lái kiểu tay lái nghịch ở đây, cảm giác thật bất an, dù rằng hàng ngày tại Việt Nam tôi vẫn sử dụng xe máy đi làm. Cứ nhìn những chiếc xe ở chiều ngược lại lao xẹt qua bên tay phải là thấy dựng hết tóc gáy. Nattaporn Suksomkit phóng ào ào, tốc độ có lúc lên tới hơn 70km/h. Đang chạy ở phố lớn, bất ngờ anh chàng quặt tay lái vào ngõ nhỏ, tôi cũng không thắc mắc bởi chắc rằng xe đang luồn lách cũng giống như cánh xe ôm Việt Nam thường làm.
Đi xe ôm ở Thái Lan trong ngõ nhỏ lại là một trải nghiệm khác, vẫn tuân thủ cách đi lề bên trái, tôi cứ giật thót mình ở mỗi khúc cua, khi có xe máy hay ôtô ngược chiều xuất hiện. Sau hàng loạt cú đảo tay lái, khách sạn nơi tôi cần về cũng hiện ra trước mặt. Nattaporn Suksomkit lái vào giữa sảnh như ô tô rồi mới dừng xe. Nhận 100 bạt, anh chắp tay trước ngực, khẽ nói câu cảm ơn bằng tiếng Thái: ” “Kob kun krub”".
Video đang HOT
Một người xe ôm dừng xe trước dãy taxi
Chiếc áo đồng phục màu cam
Như đã nói trên, có thể dễ dàng nhận ra cánh xe ôm tại Thái Lan bởi chiếc áo khoác màu cam họ mặt trên người. Mặc dù ô tô ở đất nước này rất nhiều (hầu như nhà nào cũng có xe, chính phủ Thái Lan còn kích cầu người dân khi mua chiếc xe ô tô đầu tiên sẽ được miễn thuế, từ chiếc ô tô thứ 2 trở đi mới phải trả đủ tiền) song càng những năm lại đây, xe ôm tại Thái Lan càng phát triển.
Tất cả do nạn tắc đường mà ra. Tại thủ đô Bangkok, xe tắc bất cứ đường nào, vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, không thể lường trước. Chuyện di chuyển 1km mất tới 1-2h là… bình thường. Vì thế người dân sợ, bỏ ô tô và xe tuk tuk (một loại xe 3 bánh, chở khách phía thùng sau) và tìm đến với xe ôm bởi tính tiện lợi: dễ luồn lách, rẻ tiền… Ban đầu chỉ có các bà, các cô đi chợ; trẻ nhỏ đi học; tới nay thì ngay cả dân công chức, văn phòng cũng cậy tới cánh xe ôm.
Phút nghỉ ngơi của một người xe ôm lớn tuổi
Xếp hàng đón khách khu vực trước cửa siêu thị Big C
Chỉ riêng tại tỉnh Chon Buri, lượng xe ôm có thể đã lên tới con số 20 nghìn người. Tuy nhiên khác với ở Việt Nam, đội ngũ xe ôm tại Thái Lan hoạt động có quy củ hơn. Việc đầu tiên đó là họ phải đăng ký hành nghề với chính quyền địa phương, để có thể khoác lên người chiếc áo đồng phục. Toàn bộ các bến bãi đều được quy định rõ ràng và không có sự tranh giành, cướp khách như thường thấy tại Việt Nam.
Ví dụ một nhóm xe ôm 10 người cùng đứng bến, họ sẽ lần lượt xếp hàng để chở khách, dưới sự phân công của trưởng nhóm. Người này chịu trách nhiệm với trưởng xe ôm khu vực, và cuối cùng anh này chịu sự quản lý của chính quyền địa phương. Xe ôm Thái Lan buộc phải đón khách đúng bến của mình, không được bắt khách dọc đường hay nhảy cóc sang bến khác…. Trường hợp xảy ra vi phạm, bị cảnh sát bắt quả tang sẽ bị xem xét kỷ luật mà hình thức cao nhất là tịch thu xe hoặc cấm hành nghề.
Nattaporn Suksomkit bảo anh yêu nghề chạy xe ôm, vì có sự tự do tương đối và đem lại thu nhập ổn định mỗi tháng khoảng 10.000 bạt (khoảng 7 triệu đồng)
Anh Dejchat Phuangket
Người lái xe ôm nổi tiếng nhất Thái Lan là anh Dejchat Phuangket. Suốt 2 năm qua, Dejchat luôn gửi tin nhắn lên mạng Twitter và viết blog về cuộc sống thường nhật của mình, dưới một góc nhìn mang tính hài hước và có phần châm biếm, dù đó có thể chỉ là một bữa trưa hay việc tắc đường ở một góc phố.
Dejchat trở nên đặc biệt nổi tiếng khi đúng ngày lễ Tình nhân năm 2012, anh chộp được những tấm hình về một vụ nổ ở trung tâm thủ đô Bangkok và đưa lên mạng xã hội. Hôm đó, đang chạy xe chở khách, tình cờ Dejchat có mặt tại hiện trường vụ đánh bom. Anh đã trực tiếp “tác nghiệp” và đăng tải ngay những bức ảnh đầu tiên của vụ việc với chú thích: “Một người nước ngoài mang theo chiếc túi lớn và một vụ nổ đã xảy ra. Anh ta bị mất cả hai chân nhưng vẫn sống sót tại Sukhumvit 71.” Những thông tin Dejchat cập nhật được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, đặc biệt còn nhận được sự chú ý của Thủ tướng Thái Lan, bà Yingluck Shinawatra.
Theo ANTD
Nhân lực CNTT: Thừa nhưng vẫn thiếu?
72% sinh viên ngành CNTT tốt nghiệp ra trường không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 100% không biết trong lĩnh vực nào có thể hành nghề tốt nhất, 70% không thành thạo ngoại ngữ và 77,2% doanh nghiệp CNTT phải đào tạo lại các nhân viên mới.
Đó là kết quả thống kê gần đây của Viện Chiến lược CNTT.
Những con số trên đã thể hiện rõ thực trạng đáng báo động về nguồn nhân lực CNTT ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, toàn cầu hóa hiện nay. CNTT là ngành đặc thù, có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhưng nguồn nhân lực vẫn chưa bắt kịp được với tốc độ phát triển của chính ngành này.
Nhân lực CNTT chưa đủ trình độ đáp ứng nhu cầu xã hội.
CNTT được đưa vào chương trình giáo dục đào tạo tại Việt Nam hơn chục năm nay. Tuy nhiên, những con số trên chỉ ra rằng rất ít nhân lực có thể đáp ứng được công việc thực tế sau khi ra trường, khoảng cách giữa nguồn nhân lực với nhu cầu thực tế còn khá xa. Từ đó dẫn đến tình trạng, trong khi nhiều doanh nghiệp thiếu trầm trọng nhân lực CNTT thì không ít sinh viên tốt nghiệp ngành này đang thất nghiệp hoặc loay hoay đi tìm công việc phù hợp.
Dù đã được đưa vào chương trình học từ nhiều năm nay nhưng mảng phần cứng và mạng chưa được các tổ chức đào tạo đầu tư kỹ lưỡng và phát triển chuyên sâu. 100% sinh viên không biết lĩnh vực nào trong ngành CNTT có thể hành nghề tốt đồng nghĩa với việc 100% sinh viên không định hướng được nghề nghiệp, 70% không thành thạo ngoại ngữ cũng có thể hiểu 70% sinh viên bỏ lỡ cơ hội làm việc trong môi trường toàn cầu hóa... Như vậy, đối với ngành CNTT, nhân lực đang bị lãng phí, thừa nhưng vẫn thiếu.
Tuy nhiên, mới đây Học viện Phần cứng & Mạng FPT Jetking ra đời theo mô hình chuyển giao công nghệ của Đại học FPT và Học viện Jetking - số 1 Ấn Độ về mạng và phần cứng, cho thấy các nhà quản lý đã có những bước đầu cải thiện tình hình bằng những phương pháp cũng như nội dung đào tạo thức thời. 2 năm là khoảng thời gian không dài để đào tạo một nhân lực CNTT nhưng đủ để trang bị cho nguồn nhân lực này những kiến thức cập nhật và sát thực, với thời lượng thực hành chiếm đến 60% chương trình học.
FPT Jetking tại Hà Nội và TP.HCM là 2 trong 132 Học viện của Hệ thống Jetking Ấn Độ trên toàn cầu.
FPT Jetking đào tạo toàn diện về phần cứng và mạng với những nội dung sát với thực tiễn như: an ninh mạng, điện toán đám mây, quản trị hạ tầng mạng doanh nghiệp, linux, windows server 2008, lắp ráp máy tính bảng và sửa chữa máy tính xách tay. Ngoài ra, những môn như tiếng Anh giao tiếp, kỹ năng phát triển bản thân, Yoga... được đưa vào chương trình học chính khóa nhằm bổ trợ đầy đủ kỹ năng mềm cho các sinh viên. Trong quá trình học, học viên còn được trang bị kỹ năng viết đơn xin việc cũng như kỹ năng phỏng vấn để dễ dàng tìm kiếm cơ hội việc làm. Đặc biệt, sinh viên FPT Jetking được tư vấn cũng như giới thiệu việc làm sau khi kết thúc khóa học.
FPT Jetking tại Hà Nội và TP.HCM là 2 trong 132 Học viện của Hệ thống Jetking Ấn Độ trên toàn cầu. FPT Jetking tuân thủ quy trình đào tạo chuyên nghiệp đã được cấp chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2008 của Hệ thống Jetking từ chương trình đào tạo, chuyên môn của giáo viên, trang thiết bị, quy trình quản lý, kiểm soát chất lượng đào tạo đến giới thiệu việc làm. Đội ngũ giáo viên, chuyên gia quản lý của Hệ thống đều là những nhân sự hàng đầu, có kinh nghiệm, tâm huyết trong lĩnh vực CNTT nói chung và ngành giáo dục đào tạo nói riêng tại Việt Nam.
Tháng 04/2012, Học viện Phần cứng và Mạng FPT Jetking bắt đầu tuyển sinh trên toàn quốc. Chỉ cần tốt nghiệp Trung học phổ thông và có đam mê trong lĩnh vực công nghệ, các bạn trẻ đều có thể trở thành sinh viên của Học viện Quốc tế FPT Jetking. Đặc biệt hơn nữa, FPT Jetking dành tặng 50 máy tính bảng Amazon Kindle Fire dành cho 50 sinh viên đầu tiên đăng ký nhập học khóa học HDIMS tại FPT Jetking.
Thông tin chi tiết được đăng tải tại website http://jetking.vn hoặc liên hệ theo địa chỉ:
Hà Nội
Đường Hàm Nghi, khu đô thị Mỹ Đình I, Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 04.73051080
TP Hồ Chí Minh
Số 391A, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh (cạnh chùa Vĩnh Nghiêm)
Điện thoại: 08.35268113
Theo DT
Rùng rợn cách đuổi... "vong" kiểu "nhà ngoại cảm" Chỉ gõ vào trang tìm kiếm "Google" trong vòng 1 giây đã hiển thị 12.500 kết quả liên quan đến "những người có trí tuệ siêu phàm". Ra ngõ là gặp "thần thánh" Từ câu chuyện đáng buồn xảy ra đối với nạn nhân Nguyễn Thị Bính bị "áp vong" do "thầy Thạo" ở thôn Giữa, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh...