Trải nghiệm “Xanh”: Nơi địa đầu Đất Mũi
Được thiên nhiên hào phóng ban tặng nhiều món quà vô giá, Cà Mau – mỏm cực Nam nơi tận cùng Tổ quốc đã và đang “hội đủ mọi tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch xanh, bền vững với sự tham gia của cộng đồng địa phương” như nội dung “Định hướng phát triển Du lịch xanh Cà Mau” khẳng định.
Về với miền đất lắm tôm nhiều cá này, du khách sẽ được đắm mình trong những sắc độ xanh ngút ngàn của biển, của rừng, của hệ thống sông rạch chằng chịt và thỏa sức thụ hưởng những trải nghiệm “xanh” – những sản phẩm du lịch sinh thái gắn kết với cộng đồng vô cùng độc đáo, riêng có nơi địa đầu Đất Mũi.
Du khách trải nghiệm du lịch sinh thái dưới tán rừng ngập mặn tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Ảnh trong bài | Hữu Tùng
Thiên đường du lịch sinh thái trong tương lai
Cà Mau là “ngón chân cái chưa khô bùn vạn dặm” trong liên tưởng độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân, cũng là địa danh ẩn chứa những điều kỳ diệu “đất biết nở, rừng biết đi” nhờ những bãi bồi lắng đọng phù sa ngọt lành. Không chỉ vậy, Cà Mau là mảnh đất rừng vàng lẫn biển bạc, có đường bờ biển dài nhất Việt Nam và hai vườn quốc gia được bảo tồn đa dạng sinh học nghiêm ngặt (từng được vinh danh Khu dự trữ sinh quyển lẫn khu Ramsar đất ngập nước thế giới).
Nếu Vườn quốc gia Mũi Cà Mau nổi tiếng trong và ngoài nước như một nơi lưu giữ những diễn thế nguyên sinh của hệ sinh thái rừng ngập mặn trên đất mới bồi tụ, thì Vườn quốc gia U Minh Hạ sở hữu hệ sinh thái rừng ngập ngọt rộng gần 41 nghìn ha, trong đó có hơn 8.500ha là rừng nguyên sinh rất giá trị. Ôm ấp trong mình nhiều con sông như Ông Đốc, Cửa Lớn, Gành Hào, Đầm Cùng… Cà Mau có hệ thống sông rạch chẳng chịt chứa đựng sắc thái riêng hấp dẫn của vùng sông nước.
Những món quà mà thiên nhiên hào phóng ban tặng đó là tiền đề để Cà Mau có thể trở thành một “thiên đường du lịch sinh thái” trong tương lai, nơi những du khách yêu thiên nhiên tìm về những không gian yên bình, chất phác và ấm áp, thân thiện sau những tháng ngày mưu sinh bộn bề áp lực.
Cùng người dân chèo xuồng trên kênh rạch, luồn lách giữa rừng đước, đi bắt cá, đặt lợp cua, đi ăn ong hay chụp đìa, xổ vuông tôm rồi cùng chế biến và thưởng thức những sản vật ngon-sạch và lành, đêm đến sum vầy nhâm nhi ly rượu đế, ngân nga mấy câu vọng cổ và nghe kể chuyện Bác Ba Phi… là những trải nghiệm “xanh” vô cùng hấp dẫn mà du khách không thể bỏ qua khi đến với vùng đất cực Nam.
Ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau nhận định: “Cà Mau được thiên nhiên ưu ái là những điều kiện rất thuận lợi để tỉnh phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng trở thành loại hình sản phẩm du lịch mũi nhọn, gắn việc khai thác, bảo vệ và phát triển tài nguyên với hoạt động du lịch”.
Cũng theo ông Hùng, “loại hình du lịch xanh này ngày càng thu hút rất nhiều khách trong và ngoài nước, là giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết bài toán lao động, tạo sinh kế cho người dân của địa phương trong quá trình tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch”.
Viên ngọc thô chờ mài giũa để tỏa sáng
Video đang HOT
Nhưng như một viên ngọc thô, tuy rất giá trị nhưng chưa được dụng công mài giũa, thế mạnh vẫn chỉ dừng ở dạng tiềm năng và hiệu quả kinh tế mà nó mang lại cho Cà Mau vẫn còn rất khiêm tốn. Như thực trạng mà Nghị quyết số 04-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Cà Mau khóa XV đánh giá, “phát triển du lịch vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh”, sức hút của những hành trình “xanh” mà thiên nhiên mở rộng vòng tay mời gọi vẫn chưa đủ biến nơi đây thành điểm đến du lịch hàng đầu. Cho dù đã hồi phục khá nhanh sau đại dịch, với hơn 1.186 triệu lượt khách đến với Cà Mau tính tới hết tháng 8/2022 (trong đó có hơn 2 nghìn khách quốc tế), nhưng con số 1,2 triệu lượt khách, mang lại tổng thu 1.500 tỷ đồng trong chỉ tiêu kế hoạch cả năm mà tỉnh đặt ra không khác gì “muối bỏ bể”.
Một góc khuôn viên rừng-biển tại Khu du lịch Mũi Cà Mau, thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
Nguyên nhân, theo ông Trần Hiếu Hùng lý giải là do hạ tầng giao thông chưa phát triển khiến việc di chuyển tới Đất Mũi mất quá nhiều thời gian và sức lực, các dự án đầu tư du lịch chuyên nghiệp còn ít nên chưa thể đa dạng hóa sản phẩm, chưa thu hút được nhà đầu tư mang tầm chiến lược… “Hiện Cà Mau đã có 23 khu, điểm du lịch, tăng 20 điểm so với thời điểm mới xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng vào năm 2013″.
Nhưng để “du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng được người dân quan tâm, góp phần bảo vệ môi trường rừng và môi trường thiên nhiên, tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững” như ông chia sẻ, dù đã cố gắng triển khai nhiều dự án thí điểm, Cà Mau vẫn còn nhiều việc phải bóc tách, giải quyết dần dần.
Có thể kể đến việc phát triển các điểm dừng chân và 12 điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP – đặc sản Cà Mau như một nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Trạm dừng chân Tư Tỵ (ấp Tam Hiệp, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển) chỉ cách Đất Mũi 40 km, thuộc hạ tầng Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau. Chủ cơ sở Lê Minh Tỵ từng có 14 năm gắn bó với con tôm trước khi quyết định rẽ ngang sang làm du lịch. Với diện tích 8 ha, rừng đước chiếm 70%, điểm ăn uống-nghỉ ngơi-mua bán đặc sản làm quà lưu niệm được Sở Công thương phê duyệt của ông đã giúp tiêu thụ lượng thực phẩm, nông sản lớn với giá thành cao cho các nông hộ trong vùng.
Đón tiếp tới 70% lượng khách nghỉ chân trên đường về Đất Mũi, du lịch mang lại cho gia đình ông nguồn thu nhập gấp đôi so với thời chỉ trông cậy vào vuông tôm sinh thái. Thử mở rộng mô hình bằng việc thí điểm dựng hai căn chòi lợp lá đón khách lưu trú để họ có cơ hội trải nghiệm những hoạt động độc đáo về đêm nhưng theo ông Tỵ chia sẻ, “đang vướng Luật Lâm nghiệp vì phần lớn đất rừng có thể phát triển du lịch sinh thái thuộc Vườn quốc gia , không thể chuyển đổi mục đích để xây dựng các cơ sở lưu trú kiên cố”. Đây cũng là điều băn khoăn của nhiều hộ nông dân, khi muốn kết hợp mô hình du lịch sinh thái để tăng giá trị kinh tế cho những vuông tôm.
Để giải quyết mâu thuẫn trong bảo tồn rừng và phát triển kinh tế du lịch này, ông Trần Hiếu Hùng đề xuất giải pháp: “Góc nhìn làm du lịch sẽ phá rừng là không đúng, vì phá hoại môi trường rừng thì còn gì hấp dẫn để thu hút du khách nữa. Hiện nay, ngoài đất rừng quốc gia, rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh thuộc nhóm phải bảo tồn nghiêm ngặt, Cà Mau vẫn có một tỷ lệ rừng trồng nhất định có thể sử dụng với mục đích làm kinh tế. Cần sắp xếp và quy hoạch lại đất rừng một cách rõ ràng, để có thể vừa bảo đảm sinh kế từ rừng cho người dân đã sinh sống bao đời vừa giúp giải quyết hài hòa lợi ích giữa họ và đơn vị quản lý”.
Cũng không thể không nhắc đến Làng văn hóa du lịch Đất Mũi, một mô hình được phê duyệt và triển khai từ tháng 4/2022 với những kết quả thu được bước đầu tương đối khả quan. Từ sáu điểm du lịch sinh thái cộng đồng ban đầu như Nguyễn Hùng, Quách Văn Ngãi, Ba Sú Dân Ba Khía, Năm Hướng, Tư Nhuần, sẽ có thêm hai điểm được đưa vào khai thác sắp tới. Nằm trong phân khu phục hồi sinh thái của Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, lại mang đậm nét văn hóa sông nước với “nhà không cửa”, với phương tiện di chuyển chủ yếu là xuồng ba lá-năm lá-vỏ lãi, các nông hộ có thể tận dụng lợi thế đất rừng-đất vuông tôm để vừa nuôi trồng thủy sản theo kiểu quảng canh vừa kết hợp làm du lịch sinh thái.
Tới thăm điểm du lịch Năm Hướng của ông Trần Văn Hướng (ấp Cồn Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển), chúng tôi được ông giới thiệu một cơ ngơi khá bề thế, với 13 phòng nghỉ khép kín đầy đủ tiện nghi, với cụm nhà sàn gỗ mái lá mát rượi trên mặt nước đủ để phục vụ cùng lúc từ 170-200 du khách thưởng thức các món đặc sản tươi sống đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập mặn. Ý tưởng làm du lịch sinh thái của ông xuất hiện từ năm 2014, khi 8,4ha đất của ông trở thành nơi trú ngụ của hàng vạn cánh chim trời.
Được Nhà nước hỗ trợ xây tháp xem chim cùng một xuồng máy, dịch vụ ăn-ngủ-xem chim mang lại cho ông doanh thu tới 10 triệu đồng mỗi ngày. Rồi chim trời dần dà di cư sang vùng lân cận, ông quyết định đầu tư theo hướng chuyên nghiệp hơn để phục vụ nhu cầu trải nghiệm cùng thiên nhiên hoang dã của du khách thập phương. Ông rất vui, khi mô hình này mang lại công việc ổn định cho con cháu, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng, “một hộ làm là kinh tế nhiều hộ được cải thiện”.
Từ những đốm lửa ban đầu kể trên, hy vọng Cà Mau sẽ tận dụng được những lợi thế phát triển để trở thành thiên đường du lịch sinh thái, để xứng với tiềm năng cùng kỳ vọng gửi gắm của người dân cả nước.
Cuộc trải nghiệm 'kỳ thú' dưới tán rừng ngập mặn vùng Đất Mũi
Dùng xuồng nhỏ hoặc canô tham quan sinh cảnh dưới tán rừng ngập mặn huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, là trải nghiệm thú vị đối với nhiều du khách.
Vùng đất Ngọc Hiển được thiên nhiên ban tặng khu rừng ngập mặn (chủ yếu là cây đước, cây mắm) lớn nhất Việt Nam, với diện tích trên 34.800 ha. Khu vực rừng ngập mặn này cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 60 km. Du khách có thể dễ dàng di chuyển đi - về bằng canô hoặc xe khách.
Khu rừng mênh mông này trải dài sông Cửa Lớn, nối từ cửa Bồ ề ở phía biển ông với cửa Ông Trang ở vịnh Thái Lan. Đây cũng được xem là một trong những rừng ngập mặn lớn của thế giới, diện tích chỉ nhỏ hơn rừng Amazon tại Nam Mỹ. Phần lớn diện tích rừng ngập mặn nằm trong Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau).
Tham quan rừng đước ngập mặn bằng đường thủy, du khách được hòa mình vào vùng rừng xanh mát bóng cây. Ngoài cá thể cây đước, cây mắm, vùng rừng ngập mặn còn có hệ sinh thái thực vật, động vật đa dạng, là điểm đến trải nghiệm, khám phá khá thú vị.
Vườn quốc gia Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) có diện tích khoảng 15.000 ha, nằm trong vùng lõi của khu rừng đước ngập mặn. Một phần diện tích rừng này được công nhận là Khu Ramsar thứ 2.088 của thế giới.
ến với rừng đước Ngọc Hiển, du khách tham quan hệ sinh thái rừng ngập mặn với nhiều loài động - thực vật quý hiếm, đa dạng và cùng hòa mình vào thiên nhiên hoang dã, khí hậu khá trong lành.
Cây đước được xem là loại cây biểu tượng của vùng rừng ngập mặn cực Nam của Tổ quốc. Cây đước có số lượng lớn, hình dáng đặc trưng. Đây cũng là loại thực vật có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở vùng đất ngập nước Cà Mau.
Cây đước có tên khoa học là Rhizophora apiculata Blume, thuộc họ Rhizophoraceae. Đước là thực vật thân gỗ mọc thẳng, tròn với đường kính 30-45 cm, màu nâu xám, chiều cao trung bình của đước 20-35 m. Cây đước tập trung phân bổ ở vùng ven biển, đồng bằng ngập mặn, nơi có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Sống trên bùn phèn ngập mặn nên bộ rễ của cây đước cũng rất đặc biệt là rễ phụ nhô cao so với phần gốc và vươn ra quanh thân cây. Rễ phụ phát triển thành chùm, mọc ra từ phần thân gốc.
Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau là điểm nhấn trong vùng rừng ngập mặn mênh mông của huyện Ngọc Hiển. Khu du lịch này là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Nơi đây có những cánh rừng đước hàng chục năm tuổi trải rộng, được doanh nghiệp du lịch địa phương chú trọng khai thác tour, tuyến du lịch xuyên rừng.
Tại đây, người dân, du khách có thể chọn lựa loại phương tiện đường thủy (thường là vỏ lãi hoặc canô) để tham quan, trải nghiệm. Ngoài ra, nhiều du khách chọn phương thức trải nghiệm đi bộ trên cầu khỉ trong rừng.
Hiện có nhiều tuyến du lịch sinh thái xuyên rừng ngập mặn được doanh nghiệp du lịch khai thác, phục vụ nhu cầu du khách như tuyến tham quan rừng ngập mặn, bãi bồi; tuyến khám phá giếng trời, rừng nguyên sinh; tuyến tham quan diễn thể rừng tự nhiên, cồn Ông Trang; tuyến tham quan bãi bồi ven Biển Đông, rừng ngập mặn, bãi bồi ven Biển Tây....
Hàng năm, khu vực rừng ngập mặn mũi Cà Mau (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) được phù sa bồi đắp và lấn dần ra biển từ 50 m đến 80 m. Nơi đây được gọi là "bãi bồi", là điểm trồng cây gây rừng khá thường xuyên của ngành chức năng và người dân địa phương.
Khai Long: 'Hòn ngọc ẩn' giữa biển trời tươi đẹp tại mũi đất Cà Mau Biển Khai Long thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, có chiều dài bờ biển khoảng 3,8km. Khung cảnh biển khá hoang sơ với những hàng cây xanh ngắt. Biển Khai Long cách thành phố Cà Mau khoảng 130 km, nằm ở phía Đông - Nam mũi Cà Mau, nằm liền hề với khu vực hệ sinh thái rừng ngập...