Trải nghiệm với thác Shalom
Cái tên thác Shalom xuất hiện trên mạng xã hội vài tháng nay. Thác thuộc địa bàn xã Ia Pếch (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai), cách Pleiku khoảng 16 cây số, đường đi thuận lợi.
Khi người dân là đại sứ du lịch. Trải nghiệm sông nước Sê San Ngắm cỏ hồng dưới tán thông xanh
8 giờ sáng, khi sương còn đọng trên những cánh hoa cỏ dại mọc ven lối đi đất đỏ dẫn vào thác, tôi đã có mặt ở nơi này. Mặc dù gần đường lộ, nhưng muốn nhìn thấy vẻ đẹp của thác, phải đi vòng qua khu đất của nhà chùa nằm liền kề, xuống 2 con dốc, đến tận chân thác mới tận hưởng được nét đẹp hoang sơ, kỳ bí.
Người dân chụp hình lưu niệm tại thác Shalom.
Khi tôi đến, thác Shalom vừa đắm mình qua cơn mưa cuối mùa. Những hạt mưa nhẹ rơi vừa đủ độ ẩm cho những nụ hoa rừng quanh thác cựa mình nở bung khoe sắc dưới ánh nắng ban mai, xuyên qua những tàng cây rừng với đủ sắc màu: xanh, lam, đỏ, vàng, tím… Nổi bật nhất vẫn là màu vàng rực rỡ của hoa dã quỳ dọc theo bờ suối. Con suối tuy nhỏ nhưng nước trong veo, mát lạnh, chảy uốn lượn dưới chân những con dốc đứng, dốc nghiêng tạo nên cảnh sắc tuyệt đẹp. Ngay chân thác là lòng hồ nhỏ với lớp đá cuội, đá sỏi nằm sâu dưới dòng nước trong xanh dẫn ra suối.
Video đang HOT
Bên bờ suối có nhiều khoảng đất trống, cỏ mọc xanh um trông như thảm, nối liền nhau lên tới đầu những con dốc có nhiều cây cổ thụ, rất thích hợp cho những cặp đôi tạo dáng, chụp ảnh và những cuộc dã ngoại tập thể, cắm trại. Từ đây nhìn lên thác, những luồng nước nhỏ đổ qua nhiều bậc đá, tung bọt trắng xóa, hòa chung vào một dòng nước lớn đổ ầm xuống thác tạo ra âm thanh trầm bổng như tiếng nhạc đồng vọng của đá núi, cây rừng. Nước từ trên cao đổ xuống mềm mại nhìn từ xa như một dải lụa trắng buông mình xuống chân vách đá. Hơi nước nhẹ bay trong gió tạo nên những màn sương trắng, nắng vàng đi qua hiện lên dải cầu vồng màu sắc lung linh, huyền ảo rất mãn nhãn.
Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, tôi tới làng NangLoong-Osơr, cách đó khoảng 2 km gặp ông Rơ Châm Hur, người có nhiều năm gắn bó với ngọn thác này. Ông cho biết, từ bao đời nay, dân làng gọi thác là Drai Bui (tiếng Jrai nghĩa là con heo). Nơi này, xưa kia, dân làng thường đem heo đến đây trong mỗi lần tế lễ. Vào tháng ba, mùa nhàn rỗi, trai gái trong vùng kéo nhau tới đây tổ chức ăn uống, ca hát, nhảy múa vui như hội. Kể từ khi người dân các nơi đến đây khai phá đất trồng cà phê, hồ tiêu… thác này được gọi bằng tên mới Shalom. Không biết ai đặt ra tên này. Theo tìm hiểu, “shalom” có nghĩa là đầy đủ, trọn vẹn, viên mãn, hòa hợp…
Thác Shalom.
Cũng theo ông Rơ Châm Hur, thác Shalom được tạo nên bởi 2 con suối nhỏ và lớn lên nhờ mạch nước ngầm của ngọn núi Hàm Rồng cao 1.200 m, ở phía Nam Pleiku và giọt nước của làng NangLoong-Osơr nên không bao giờ cạn nước. Mùa khô, nước từ 2 con suối hợp lại, chảy qua những khe đá hẹp rồi đổ thẳng xuống sườn vách đá dựng đứng có độ cao khoảng 20 m, hơi nước bay vào không gian, lẫn vào cây, làm cho nơi đây, vào mùa nắng nóng không khí vẫn mát lạnh.
Vào mùa mưa, nước về tràn đầy chảy cuồn cuộn như cơn lũ, làm cho chiều ngang của thác rộng mở từ 20 m lên 30 m, lòng suối cũng được mở rộng. Vào mùa này, không thể đến gần chân thác nhưng nhìn thấy hơi nước bay nhè nhẹ giữa tầng không. Những tia nắng như vàng hơn, trong hơn, khi lọt qua những tán cây rừng xanh biếc đổ vào đất, trèo lên những tảng đá phủ rêu xanh làm sóng sánh mặt hồ nước tạo ra bức tranh sơn thủy hữu tình.
Dù tên gọi Drai Bui hay Shalom nhưng đều có chung ý nghĩa là con thác đẹp. Và dù mùa khô hay mùa mưa, dòng thác vẫn cứ chảy, chưa bao giờ ngừng nghỉ. Nó không hoành tráng, kỳ vĩ như bao con thác khác, chỉ nguyên sơ và mang trong mình nét đẹp bình yên, mộc mạc của núi rừng Tây Nguyên.
Theo chân du khách trải nghiệm du lịch Phiêng An (Bắc Kạn)
Cách trung tâm thành phô Bắc Kạn gân 7km là điêm du lịch công đông thôn Phiêng An, xã Quang Thuân (huyên Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn).
Là nơi sinh sông của đông bào dân tôc Dao Đỏ. Nơi đây được ví như môt bức tranh được thiên nhiên "ưu ái" với sông nước, chè xanh và hoa, quả thơm ngon...
Trải nghiêm du lịch công đông thôn Phiêng An là hoạt đông thú vị nằm trong chuỗi các hoạt động du lịch cộng đồng tỉnh Bắc Kạn. Đi qua cây câu treo "nhuôm màu thời gian", du khách thích thú "check-in" hình ảnh đâu tiên trước khi bước vào thôn Phiêng An thơ mông.
Cảnh sắc thơ mông tại thôn Phiêng An
Bước trên con đường sạch, đẹp, du khách không ngớt trâm trô trước nương chè xanh ngát, xa xa sương sớm chưa tan ân hiên những hàng cây khẳng khiu, lặng lẽ. Sau cơn mưa lât phât, những búp chè mơn mởn, lóng lánh ánh nước, du khách liên tục dừng lại chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp khi hòa mình vào thiên nhiên. Càng đi vào trong, khung cảnh càng yên bình, trong lành với vườn ôi trĩu quả và những nêp nhà bình dị. Nêu quan sát kỹ hơn, du khách sẽ nhân ra người dân nơi đây chủ yêu làm nhà ở trên cao, phía trước thường có môt khu vườn nhỏ. Chính vì vây, dọc đường nôi thôn là môt màu xanh tươi mát của cây cỏ, hoa lá...
Anh Hoàng Ngọc Âu, du khách đên từ Hà Nôi cho biêt: "Đây là lân đâu tiên tôi trải nghiêm du lịch công đông ở Phiêng An. Tôi rât bât ngờ khi giữa vùng núi lại có môt nơi rât đẹp với cảnh sắc tự nhiên, hài hòa, nguyên sơ. Đặc biêt hơn bà con Phiêng An dù mới làm quen với du lịch công đông, nhưng đã có sự chuyên nghiêp trong các dịch vụ. Tôi tin rằng nêu được đâu tư nhiêu hơn thì đây là môt điêm du lịch công đông rât có tiêm năng".
Đến Phiêng An, du khách còn được thưởng thức chén trà thơm, nêm thử ôi ngọt. Giữa không gian trong lành, chè thoang thoảng đưa hương, du khách nhâp ngụm trà, nghe cô gái Dao kê vê công đoạn tạo ra những chén trà "thơm" dịu nhẹ. Ngụm trà đâu tiên sẽ hơi chát nơi đâu lưỡi, nhưng ngay sau đó ngọt nhẹ nơi cuông họng, lúc này, mọi người tiêp tục đên với "ổi Phiêng An", môt thứ quà có tiêng khi đên Bắc Kạn vào dịp cuôi năm. Quả ôi tròn căng, miêng ôi trắng muôt, vị ngọt thanh, giòn tan, nhiêu người đã tìm mua ôi với chủ vườn ngay tại nơi đây.
Du lịch Phiêng An được du khách ở nhiêu lứa tuôi khác nhau yêu thích
Chị Đặng Thị Diêm, người dân thôn Phiêng An phân khởi: Hiên nay, thôn đang hướng đên du lịch công đông và bán các sản phâm nông sản như: Chè, ôi, cam... Du khách đên đây đêu khen phong cảnh đẹp, khác biêt với những nơi khác. Theo dự kiên, sau khi có nhà sinh hoạt công đông, người tham quan sẽ được hòa mình vào các trò chơi dân gian, cùng làm món ăn truyên thông, được mượn trang phục dân tôc đê chụp ảnh, nghe hát lượn... Chính vì vây, người dân trong thôn ai cũng mong du lịch công đông thôn Phiêng An và sản phâm nông sản địa phương sẽ được du khách gân xa biêt đên và lựa chọn sử dụng nhiêu hơn.
Rời Phiêng An khi mặt trời khuât dân sau dãy núi, nương chè chìm vào những khoảng tôi mênh mông, xa xa ở môt vài nóc nhà có những côt khói bay lên âm áp lạ thường. Môt ngày gân nhât, mời bạn đên với du lịch công đông thôn Phiêng An đê thả hôn thư thái, mông mơ với cảnh sắc nơi đây...
Kỳ bí những giếng bậc thang ở Ấn Độ Những chiếc giếng bậc thang ở Ấn Độ kỳ thú chủ yếu tìm thấy ở các vùng miền Bắc và miền Trung nước này... Những di tích lịch sử này vốn sử dụng như nơi để chứa nước. Đặc biệt, ở các vùng khô cằn như Gujarat và Rajasthan lại càng dễ chiêm ngưỡng. Nhiều bậc thang dẫn người ta xuống một ao...