Trải nghiệm trekking cung đường Tà Năng – Phan Dũng
Với cảnh quan hùng vĩ, địa hình đa dạng, Tà Năng – Phan Dũng – cung đường trekking đi qua 3 tỉnh: Lâm ồng – Ninh Thuận – Bình Thuận đang trở thành điểm đến ưa thích của giới trẻ.
Trào lưu chinh phục cung đường này ngày càng nở rộ, thu hút đông đảo các bạn trẻ từ khắp mọi miền đất nước, vượt qua thử thách có độ khó cao.
Cung đường trekking này sở hữu những đồi cỏ xanh mướt trải dài những cánh rừng thông ngút ngàn, những con suối mát lạnh và những đỉnh núi cao chót vót.
Cung đường có điểm xuất phát từ xã Tà Năng, huyện ức Trọng, tỉnh Lâm ồng và kết thúc ở xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong, Bình Thuận, với chiều dài khoảng 50 km. Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ nơi đây khiến bất kỳ ai đặt chân đến cũng phải say đắm. Tà Năng – Phan Dũng được đánh giá là cung đường trekking có độ khó cao, độ cao trung bình 1.100 m.
Từ độ cao 500 m, Tà Năng dần lên đỉnh cao 1.100 m – nơi các bạn trẻ có thể ôm trọn vào lòng khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ.
Cung đường này đòi hỏi các nhà leo núi phải có sức khỏe tốt, kỹ năng sinh tồn và tinh thần dũng cảm. Chinh phục thành công cung đường này là cách để giới trẻ khẳng định bản thân, vượt qua giới hạn của chính mình.
Trekking Tà Năng – Phan Dũng không chỉ là chuyến đi du lịch đơn thuần mà còn là hành trình rèn luyện bản thân.
Check-in cột mốc Tà Năng – Phan Dũng. Ảnh: BÍCH THÙY
Vừa có chuyến trải nghiệm trekking cung đường Tà Năng – Phan Dũng, chị Nguyễn Việt Trinh (Phường 8, TP Cà Mau) hào hứng: “Trên đỉnh Tà Năng sương giăng mờ mịt, tôi ôm chầm lấy những người đồng hành, tiếng nấc nghẹn ngào xen lẫn tiếng cười vỡ òa trong niềm vui sướng tột độ. Sau 2 ngày trekking đầy thử thách, chúng tôi đã thành công chinh phục cung đường Tà Năng – Phan Dũng được mệnh danh là nơi có vẻ đẹp hoang sơ nhất Việt Nam”.
“ối mặt với những dốc cao, những con đường mòn trơn trượt, những thử thách về sức bền và ý chí, chúng tôi đã học được cách vượt qua giới hạn của bản thân, cách phối hợp đồng đội và cách trân trọng từng khoảnh khắc trong cuộc sống. Cùng nhau chia sẻ những khó khăn, hỗ trợ nhau trên từng bước đường, chúng tôi – những người xa lạ – đã trở thành những người bạn thân thiết. Tình đồng đội gắn kết được hình thành qua những câu chuyện đùa vui bên bếp lửa, qua những nụ cười động viên và những ánh mắt thấu hiểu”, người đồng hành cùng chị Trinh, chị Lê Bích Thùy tự hào.
Video đang HOT
Nơi hạ trại vô cùng thơ mộng.
Các nhà leo núi chụp ảnh lưu niệm tại Tà Năng trước khi xuất phát về lại Phan Dũng.
Bạn Vũ Nguyễn Hưng Phát, người hướng dẫn tour hành trình trải nghiệm của Công ty Tổ Ong Adventure, chia sẻ, trước khi tham gia trải nghiệm, du khách cần tập luyện thể lực và trang bị đầy đủ các vật dụng cần thiết. Bên cạnh những thử thách, trekking Tà Năng – Phan Dũng cũng mang đến cho du khách nhiều khoảnh khắc đáng nhớ, khi lên đỉnh núi du khách có thể ngắm nhìn khung cảnh bình minh và hoàng hôn tuyệt đẹp. Sau đó, cắm trại qua đêm giữa rừng, hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng bầu không khí trong lành và yên bình.
Bình minh trên cung đường Tà Năng – Phan Dũng với vẻ đẹp lãng mạn.
“Du khách có thể giao lưu với người dân địa phương, tìm hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán của họ. ây cũng là cơ hội để các nhà leo núi gặp gỡ và kết bạn với những người có cùng sở thích khám phá”.
Phượt thủ không chuyên trekking Tà Năng - Phan Dũng
Chuyến trekking Tà Năng - Phan Dũng trải dài từ cao nguyên chuyển tiếp xuống duyên hải miền Trung đã để lại ấn tượng khó quên cho nhiều phượt thủ.
Cung đường trekking Tà Năng - Phan Dũng được biết đến với danh xưng cung đường trekking đẹp nhất nước Việt Nam. Cung đường có độ dài hơn 50 km và đi qua ba tỉnh lớn là Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Chuyến trekking sẽ khởi hành từ xã Tà Năng (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng), kết thúc điểm cuối tại xã Phan Dũng (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận).
Chặng 1: Xuất phát từ TP.HCM đến Tà Đùng
Trước khi thực hiện chuyến trekking đến Tà Năng - Phan Dũng, Thanh Ngân, một hướng dẫn viên du lịch cùng đồng đội ghé Tà Đùng (Đăk Nông) - nơi được ví như "Vịnh Hạ Long" thu nhỏ giữa núi rừng Tây Nguyên để trải nghiệm.
Xuất phát từ TP.HCM, Thanh Ngân có mặt tại điểm đón của đoàn lúc 5 giờ sáng. Xe khởi hành di chuyển đến Tà Đùng và nghỉ ngơi ở Tà Đùng Topview Homestay (hay còn gọi là Homestay Nhà Chú Đông)
"Chúng mình cũng mua vé đi thuyền tham quan Hồ Tà Đùng, mức giá thuê thuyền khoảng từ 100.000 đồng/người. Ở đây, bạn sẽ tham quan quanh hồ, dừng chân trên một đảo nhỏ, ăn uống cũng như chơi các trò chơi dưới nước." - Thanh Ngân cho biết.
Chặng 2: Team di chuyển đến Tà Năng - Phan Dũng
Sau trải nghiệm tại Tà Đùng, thưởng thức các loại đặc sản Tây Nguyên như cacao, cà phê, gà nướng cơm lam, Thanh Ngân di chuyển đến Sàn Homestay của người dân tộc Tày ở bìa rừng Tà Năng (huyện Đức Trọng) để nghỉ ngơi và thưởng không khí thanh bình của vùng cao trước ngày trekking.
Tại homestay lần đầu cả nhóm được khám phá cuộc sống "trồng gì ăn nấy" của người dân ở đây. Từ những cây dâu tằm ngọt lịm, những trái bơ vừa vào mùa hay macca.
Chặng 3: Bắt đầu trekking
Sáng sớm, cả nhóm Thanh Ngân được hướng dẫn viên sẽ phổ biến các quy tắc an toàn trong hành trình trekking và thông tin chi tiết về quãng đường, khí hậu, địa hình... Sau đó, mỗi người được phát một cây gậy, áo mưa và chai nước.
Đây là lần đầu Thanh Ngân được trải nghiệm cung đường trekking được cho là đẹp nhất Việt Nam.
Thanh Ngân cho biết: "Dọc quãng đường đi bộ qua nhiều dạng địa hình từ ruộng nương, đồi cà phê cho đến những rừng thông ngút ngàn. Trekking chừng 6 km đường bằng và băng qua vài con suối nhỏ róc rách là bắt đầu đoạn leo dốc.
Những con dốc ở đây không quá gắt nhưng cứ kéo dài mãi. Cả đoàn cứ thắc mắc trong đầu là bao giờ mới hết dốc. Gặp cột mốc ghi chữ Tà Năng - Phan Dũng niềm vui như vỡ òa. Tại đây nhóm Thanh Ngân đã chụp ảnh rất nhiều và di chuyển đến Đồi Lính để dùng bữa trưa và nghỉ ngơi.
"Hết dốc phần thưởng mà tự nhiên ban cho chúng tôi là đồi cỏ đầu tiên, một khung cảnh hùng vĩ trải dài. Những đồi cỏ mát xanh tươi như một thảo nguyên, cùng bầu không khí trong lành, cơn gió mát mẻ lồng lộng, làm vơi đi rất nhiều những quãng đường trekking gian nan."- Thanh Ngân bày tỏ.
Đến 16 giờ cả đoàn tới bãi trại là đồi Hai Cây Thông, đây là một ngọn đồi cao khoảng 900 m so với mực nước biển và có tầm nhìn rất rộng. Tại đây hầu hết các đoàn đều hạ trại, cùng nhau ăn uống, hát hò giữa núi rừng hoang dã.
Sáng hôm sau, cả nhóm dậy sớm ngắm bình minh, sau đó thì dùng bữa sáng và di chuyển bắt đầu leo về hướng Phan Dũng.
Chặng 4: Leo xuống có mệt không?
Thật ra, khi leo xuống có nhiều bạn khá là mệt rồi, thời tiết ở Phan Dũng cũng rất khác biệt so với Tà Năng. Thời tiết Phan Dũng nóng và gắt hơn nhiều, vì vậy vừa leo vừa nghỉ là kế sách. Cứ leo một tí là lại có chỗ bán nước uống tiếp thêm năng lượng.
Đến giờ trưa, nhóm mình đến một con suối, nghỉ ngơi và ăn trưa. Leo thêm một đoạn nữa thì cả nhóm bắt "xe ôm rừng" (người lái những chiếc xe máy cũ kĩ) để đến điểm mà xe du lịch đón tụi mình và kết thúc chuyến đi.
Thanh Ngân nói: "xe ôm rừng" là một trải nghiệm rất thú vị mà các bạn nên thử trải nghiệm.
Cô gái Tây Ninh với đam mê chinh phục các đỉnh núi cao 'Tài sản mình có ở tuổi trẻ là ước mơ, tâm nguyện và những trải nghiệm'. Đó là chia sẻ của Nguyễn Thị Xuân (sinh năm 1990, kế toán một công ty ở quận 1, TP. Hồ Chí Minh)- cô gái Tây Ninh với niềm đam mê leo và chinh phục các đỉnh núi cao, khó nhất của Việt Nam. Tính đến thời...