Trải nghiệm tiệm phở Việt Nam “siêu đắt khách” tại Thượng Hải: 6 giờ chiều đã phải lấy số chờ đến lượt, bán cả phở 1 triệu đồng/bát
Đây là một trong những thương hiệu phở Việt Nam thu hút được lượng lớn khách hàng tại Trung Quốc.
Trong khoảng thời gian du học tại Thượng Hải, tôi đã có dịp được thưởng thức phở Việt Nam tại quán La Ganh của nữ ca sĩ Chi Pu, cũng từng nhiều lần ghé thăm quán cà phê Trung Nguyên vì yêu thích món phở chuẩn vị tại cửa hàng này. Vào kì nghỉ lễ Quốc khánh Trung Quốc năm nay, tôi quyết định cùng các bạn đi ăn tại một tiệm phở Việt Nam khác có tên FATPHO, hay có tên tiếng Trung là “Phở Đại Phát”. Tôi đã gặp nhiều điều bất ngờ trong lần trải nghiệm này.
Ban đầu, tôi chưa từng biết tới thương hiệu FATPHO, do đó tôi tưởng rằng đây chỉ là một quán ăn nhỏ và vắng khách. Tuy nhiên, khi bước qua đường Nam Kinh Tây và tới gần nhà hàng, tôi và các bạn đều “bán tín bán nghi” vì quán này… to quá. Dù chỉ mới 6 giờ chiều, nhưng tất cả các bàn đều có người đang ngồi ăn, kể cả bên trong lẫn bên ngoài đường đi bộ.
Dù mới 6h tối nhưng quán đã không còn một chỗ trống.
Theo tôi quan sát, có khoảng 30 bàn với sức chứa từ 2-4 người mỗi bàn. Vì không ngờ tới tình huống này, chúng tôi hỏi nhân viên trực bên ngoài bao giờ sẽ có chỗ ngồi. Nhân viên cho biết sẽ tốn khoảng nửa tiếng vì phía trước chúng tôi vẫn còn 6 bàn khác chờ tới lượt. Chúng tôi đành lấy số và tranh thủ đi dạo xung quanh.
Ít phút sau, tôi và các bạn quay trở lại khi đã có bàn. Cũng giống như đa số các nhà hàng khác tại Thượng Hải, tại đây chúng tôi cần quét mã QR để gọi món. Trang ứng dụng có cả tiếng Anh và tiếng Trung, tiện cho cả du khách nước ngoài tới đây ăn.
Thực đơn có các món ăn đa dạng, bao gồm phở gà, phở bò, nem rán, thịt xiên nướng, cà phê kiểu Việt Nam và một số món ăn khác.
Video đang HOT
Sau vài phút cân nhắc, chúng tôi quyết định chọn combo phở, bao gồm phở bò, 1 lon nước ngọt cùng một phần nem, thịt xiên nướng với giá 65 tệ (khoảng 230 nghìn đồng). Tôi còn gọi thêm một phần sườn cốt lết 25 tệ (khoảng 88 nghìn đồng) vì cũng đã khá lâu rồi không được ăn món này.
Thực đơn của quán có nhiều lựa chọn cho khách hàng
Một số món được giới thiệu trên trang web của nhà hàng
Để tạo ra món ăn phù hợp cho thị trường Trung Quốc, FATPHO đã có ít nhiều sự thay đổi đối với món phở bán tại cửa hàng. Có lẽ do sự kết hợp ẩm thực giữa cách dùng xương bò Australia, nguyên liệu Trung Quốc và cách chế biến phở Việt Nam, nên ngay từ miếng đầu tiên, tôi đã thấy món phở này… vừa lạ lại vừa quen. Bát phở có vẻ bề ngoài khá tương đồng với phở ở Việt Nam, nhưng hương vị lại không mang sự đặc trưng của phở miền Bắc, miền Trung hay miền Nam.
Các món tôi gọi khi tới quán FATPHO
Bát phở 1 triệu đồng với thịt bò Wagyu M9 được bán tại FATPHO
Các món ăn khác như nem rán, thịt xiên nướng và sườn cốt lết đều vừa miệng dù tôi thấy có hơi ngọt so với hương vị tôi hay ăn tại Việt Nam.
Sau khi chúng tôi kết thúc bữa ăn và rời đi, ngay lập tức có người khác thế chỗ. Từ lượng khách hàng này, có thể thấy FATPHO đã khá thành công trong việc thu hút thực khách tại các địa điểm đắt đỏ của Trung Quốc nói chung và Thượng Hải nói riêng.
Đối với cá nhân tôi, đây là một lựa chọn đáng cân nhắc khi muốn trải nghiệm đồ Việt khi ở Trung Quốc hoặc muốn giới thiệu bạn bè nước ngoài tới các món ăn truyền thống Việt Nam.
Người phụ nữ chuyển khoản nhầm 3,5 tỷ đồng nhưng không được trả lại, cảnh sát khẳng định: Người nhận tiền đã làm đúng
Người phụ nữ này dùng đủ mọi cách và chờ đợi trong khoảng hơn 1 tuần với hy vọng có thể lấy lại số tiền đã chuyển khoản nhầm.
Song mọi cách dường như không thể được.
Cách đây khoảng 3 tháng, ngày 17/7, cô Cương (Thượng Hải, Trung Quốc) chạy vội vào đồn cảnh sát địa phương nhằm tìm kiếm sự trợ giúp. Cô cho biết đã chuyển khoản nhầm 1 triệu NDT (khoảng 3,5 tỷ đồng) tiền đặt cọc nhà vào số tài khoản của một người họ Hứa.
"Sau khi nhập số tài khoản, nhìn qua thấy người nhận cũng có họ Hứa, đúng với họ của người bán nhà, tôi nhanh chóng xác nhận mà không kiểm tra nhiều. Không ngờ tôi đã nhập sai một số trong dãy số tài khoản ngân hàng. Toàn bộ 1 triệu NDT được chuyển đến tài khoản của một người khác, không phải người bán nhà.
Sau khi phát hiện sự nhầm lẫn, tôi đã chuyển khoản một khoản tiền nhỏ kèm lời nhắn và số điện thoại với hy vọng họ sẽ liên hệ và trả lại tiền. Tuy nhiên, tôi chờ đến gần 1 tuần mà không được trả lại tiền", người phụ nữ kể lại.
Chia sẻ thêm, cô Cương cho biết còn nhờ các con đăng tải thông tin này trên các trang mạng xã hội với hy vọng người nhận nhầm khoản tiền này đọc được và sẽ liên hệ để trả lại. Song may mắn không xảy ra. Cô không nhận được bất kỳ thông tin gì, tài khoản ngân hàng vẫn không có thông báo biến động số dư.
Nôn nóng không thể lấy lại được khoản tiền lớn, Cô Cương đã trình báo thông tin này với cảnh sát nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ. Ngay khi tiếp nhận lời , cảnh sát cho rằng với cách giải quyết trên, người nhận được 1 triệu NDT không trả lại tiền là vô cùng sáng suốt và hoàn toàn đúng.
Viên cảnh sát cho biết, theo đúng quy trình, sau khi chuyển khoản nhầm cô Cương nên liên hệ với ngân hàng và báo cáo này. Sau khi có đủ thông tin chính xác do khách hàng cung cấp, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra và tìm ra người nhận nhầm tiền. Từ đây, nhà băng sẽ có các biện pháp để hỗ trợ khách hàng lấy được số tiền của mình. Khi người nhận tiền nhầm đã tiêu hết số tiền đó và không chịu trả, người chuyển khoản có thể tiến hành khởi kiện ra toà.
Sau khi làm đúng quy trình được cảnh sát đưa ra, cô Cương đã gặp được người họ Hứa tại ngân hàng. Tại đây, người này cho biết bản thân cũng vô cùng lo lắng khi nhận được số tiền lớn như vậy. Anh cho biết đọc được những lời nhắn. Tuy nhiên, anh nhất quyết không trả lại số tiền này cho đến khi có ngân hàng vào xác minh. Chờ khoảng hơn 1 tuần, cuối cùng, anh cũng nhận được điện thoại của ngân hàng mời đến trụ sở làm việc. Khi biết chắc chắn chủ tài khoản chuyển nhầm tiền là cô Cương, người đàn ông này vui vẻ trả lại toàn bộ số tiền mà không thiếu một đồng.
Thông qua vụ việc này, cảnh sát cho biết không chỉ người chuyển khoản nhầm, người nhận được số tiền không phải của mình cũng cần làm việc theo đúng quy trình để không vướng vào những rắc rối không đáng có.
Viên cảnh sát cho biết khi nhận được tiền chuyển khoản nhầm, người dân cần lưu ý quan trọng nhất là không sử dụng số tiền nhận được vào việc chi tiêu cá nhân và chỉ làm việc với ngân hàng để trả lại tiền cho người chuyển nhầm, tuyệt đối không chuyển lại tiền cho người lạ khi không xác minh được và không có bên thứ 3 làm chứng.
Người nhận tiền cũng cần chủ động liên hệ với ngân hàng để thông báo về việc nhận tiền chuyển nhầm hoặc đợi đại diện ngân hàng liên hệ làm việc.
Nếu nhận được điện thoại từ ngân hàng, bạn cần kiểm tra xem đó có đúng là số điện thoại của ngân hàng hay không. Để chắc chắn hơn, chủ tài khoản vẫn nên đến ngân hàng làm việc trực tiếp.
Trường hợp khoản tiền chuyển nhầm có giá trị nhỏ thì chủ tài khoản có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp sao kê rồi đối chiếu với những thông tin nhận được và tiến hành chuyển lại.
Với số tiền lớn, chủ tài khoản nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng để thực hiện việc xác minh hay thậm chí là liên hệ với cảnh sát để giải quyết.
Nữ nhân viên trẻ bị sa thải vì không mua đồ ăn sáng cho sếp Một cô gái họ Lou sinh sống và làm việc ở Thượng Hải, Trung Quốc, đã bị sa thải vì không đồng ý đi mua đồ ăn sáng cho cấp trên. Quá bức xúc trước việc bị sa thải vì lý do ngớ ngẩn, cô gái đã chia sẻ câu chuyện trên mạng xã hội và ghi rõ tên công ty vừa sa...