Trải nghiệm thung lũng mây Bắc Hà hoa muôn sắc
Ngập chìm trong mây mù và sương phủ. Buổi tối ngồi quây quần bên bếp lửa trong ngôi nhà gỗ ấm áp để tận hưởng món ăn đậm hương vị dân tộc H’mông, sớm mai tận hưởng hương sắc thung lũng bạt ngàn hoa…
Đó là những trải nghiệm tuyệt vời vẻ đẹp Bắc Hà khi Xuân đến…
Chỉ cách trung tâm huyện 3 km, con đường đến với Bản Phố bạt ngàn hoa mận trắng bung nở sườn đồi này nối sườn đồi khác.
Một trong những địa chỉ hấp dẫn du khách nghỉ chân tại Bắc Hà, Lào Cai là Chô Homstay tại thôn Phéc Bủng, xã Bản Phố.
Du khách tận hưởng hơi ấm bếp than hồng tại Chô Homstay.
Con suối uốn mềm hiền hòa chìm trong sương mây, hoa cải nở vàng trên lối vào ngôi nhà gỗ lợp lá cọ vừa mang dáng vẻ độc đáo của vùng cao, vừa hiện đại tiện nghi. Chô Homstay giống như vợ chồng chủ nhà người H’mông Vàng Seo Chô và Sùng Thị Chấu. Là người bản địa, nhưng vợ chồng chủ nhà đều từng học đại học chuyên ngành du lịch tại Hà Nội, có kinh nghiệm làm du lịch nhiều năm tại Hà Nội và Sa Pa trước khi mở Homstay cho riêng mình.
Chủ nhà Chô Homstay khéo tay nấu nướng các món ăn đặc sản Bắc Hà và vô cùng chiều khách.
Chô Homstay có thể xem là một trong những nơi lý tưởng để ngắm thung lũng mây nơi Bản Phố. Mùa Xuân nơi này mây mờ phủ khắp núi đồi. Du khách tận hưởng cái giá lạnh vùng cao bên bếp lửa ấm áp và mâm cơm ngút khói đậm hương vị dân tộc H’mông, với những món ăn độc đáo được chế biến từ gà bản, lợn bản.
Duyên dáng bên hoa cải nở vàng ven suối.
Ngước lên ngắm mây núi bốn bề, nhìn xuống ngắm dòng suối hiền hòa, hoa cải vàng rực, hoa hồng thơm ngất ngây, xa xa hoa mận trắng xóa sườn đồi. Những bông hoa trong sương sớm được phủ một lớp giá băng mỏng tựa thủy tinh. Trải nghiệm tuyệt vời đó chỉ có nơi cao nguyên đá trắng Bắc Hà khi Xuân tới.
Homestay và những trải nghiệm tuyệt vời của du khách
Video đang HOT
Từ Bản Phố, du khách có thể thuê xe máy hoặc đi ô tô gia đình tới Thung lũng hoa Bắc Hà nằm ở thôn Sân Bay (xã Thải Giàng Phố), chỉ cách thị trấn Bắc Hà 1,5 km.
Đây không chỉ là nơi quyến rũ du khách với muôn loài hoa khoe sắc như hoa mua tím biếc, hoa cúc vàng rộ, hoa hồng bung hương… khi Xuân đến mà còn là nơi nhân giống, bảo tồn và cung cấp rất nhiều loài địa lan.
Mọi bước chân du khách nơi này đều quấn quýt sắc màu của địa lan, với những tiểu cảnh được trưng bày nghệ thuật và rất hài hòa với không gian núi rừng.
Giữa thung lũng mây mù, núi đồi mờ ảo tứ phía, vẻ đẹp huyền diệu của muôn hoa trong sự bình yên, trong lành của vùng cao khiến Thung lũng hoa Bắc Hà mang vẻ đẹp rất riêng biệt mà bất kỳ du khách nào đã tới đều muốn quay lại.
Đến với Thung lũng hoa Bắc Hà, du khách có thể thưởng thức chương trình ca múa nhạc của đồng bào người H’mông như múa sinh tiền, thổi sáo trúc hay hòa mình vào những điệu múa quanh ánh lửa trại bập bùng ở thung lũng hoa.
Du khách lưu lại khoảnh khắc đẹp nơi bạt ngàn mây, bạt ngàn hoa tại Thung lũng hoa Bắc Hà giống như lưu giữ cả một mùa Xuân tươi – xứ Bắc Hà hoa đua sắc.
Minh Hoa
Theo doanhnhanviet.news
Độc đáo chợ phiên của người H"mông giữa đại ngàn Tây nguyên
Trước kia, khi nói đến khi nói đến "chợ phiên" của người Hmông người ta thường hình dung ra phiên chợ ấy ở vùng cao miền núi phía Bắc.
Nhưng giờ đây, phiên chợ vùng cao ấy đã được hình thành ngay tại mảnh đất cao nguyên hùng vĩ, ngay tại Đắk Nông.
Một phiên chợ với đầy đủ hàng hóa phục vụ người dân đón Tết.
Chợ phiên của người H'mông (hay còn gọi là người Mông, Mèo....) ở thôn 10, xã Cư K'nia, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông vui nhất là những ngày giáp Tết nguyên đán.
Việc gìn giữ các nét đẹp, đặc trưng của văn hóa truyền thống góp phần giúp làng H'Mông ở xã Cư K'nia tạo nên điểm nhấn độc đáo trong nền văn hóa đa dạng của 23 dân tộc anh em cùng đang cứ trú trên địa bàn huyện Cư Jút.
Những năm 2000, người H'Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc di cư kinh tế mới vào miền đất Tây Nguyên sinh sống. Đến nay hầu hết các gia đình đồng bào H'Mông ở huyện Cư Jút đều đã có cuộc sống ổn định, nhiều hộ vươn lên khá giả.
Cả người bán hàng lẫn hàng hóa đều mang nét văn hóa đặc trưng của đồng bào H'Mông.
Khi cuộc sống dần ổn định thì nhu cầu giao lưu văn hóa, giao thương, buôn bán nhu yếu phẩm diễn ra nhiều hơn. Hàng tuần, người H'Mông ở xã Cư K'nia đều tổ chức chợ phiên vào Chủ nhật. Những ngày giáp Tết Canh tý 2020, chợ của đồng bào H'Mông ở đây lại càng nhộn nhịp, sôi động.
Bên cạnh việc mua bán các vật dụng sinh hoạt trong gia đình, các công cụ để làm nương rẫy, những người đàn ông dân tộc H'Mông đến chợ còn để thưởng thức món thắng cố, nhâm nhi vài ly rượu trong tiết trời se se lạnh của Tây Nguyên những ngày giáp Tết.
Ông Lê Lương Kế, Phó Chủ tịch UBND xã Cư Knia cho biết, hình ảnh ấn tượng nhất tại phiên chợ là các cô gái H'Mông trong bộ trang phục truyền thống sặc sỡ được thêu, may với những họa tiết, hoa văn tinh xảo, bắt mắt.
Từ sáng sớm của ngày Chủ nhật, dòng người đã tấp nập từ các thôn 9, thôn 10 đổ về chợ phiên. Khoảng 9 - 10 giờ sáng, chợ phiên của người H'Mông bắt đầu đông đúc, nhộn nhịp.
"Người dân ở đây quan niệm, đi chợ phiên cũng đồng nghĩa là đi chơi. Bởi, chợ không chỉ đơn giản là nơi mua, bán trao đổi hàng hóa, mà còn mang yếu tố văn hóa tinh thần, là nơi gặp gỡ, giao lưu, tâm tình...", ông Kế chia sẻ.
Chợ không chỉ đơn giản là nơi mua, bán trao đổi hàng hóa, mà còn mang yếu tố văn hóa tinh thần.
Bà Ngu Thị Thảo - thôn 9, xã Cư K'nia chia sẻ, vào nơi quê mới có phiên chợ như thế này tôi vui lắm. Đến đây, người ta tranh thủ mua sắn những thứ cần thiết cho gia đình dùng trong cả tuần, nhiều khi đến chợ chỉ để dạo quanh ngắm đồ, trò chuyện với mọi người là đã vui lắm rồi.
Theo phong tục, nhụ nữ người H'Mông thường tự dệt vải, may, thêu trang phục mặc hàng ngày lẫn trang phục cho các lễ hội truyền thống; từ váy, áo, yếm lưng, thắt lưng, khăn quấn, mũ đội đầu, xà cạp quấn chân...
Người H'Mông quan niệm trang phục và nghề dệt, may, thêu trang phục đều là của cải cần được bảo tồn và gìn giữ. Khi đến vùng đất mới giữa đại ngàn Tây Nguyên, nhiều phụ nữ H'Mông tiếp tục gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của dân tộc.
Hòa mình trong dòng người đi chợ phiên tại xã Cư Knia mới thấy hết được nét văn hóa truyền thống của người dân H'Mông nơi đây.
Mặc dù chỉ diễn ra mỗi tuần một lần, nhưng chợ phiên Cư K'nia khá nhộn nhịp và tấp nập như ngày hội, đặc biệt là những ngày giáp Tết. Tiếng người trả giá pha lẫn tiếng cười nói cùng không khí náo nhiệt khiến không gian chợ bừng lên sức sống mãnh liệt giữa núi rừng yên bình.
Chị Đào Thị Đài - tiểu thương tại chợ phiên Cư K'nia cho hay, chợ xây dựng ở đây thì tốt quá rồi. Ngày bình thường người ta mua hàng hóa cũng đông, nào là quần áo, gạo, thịt. Nhưng Tết thì đông hơn nhiều khi thêm hàng hóa và đặc biệt là có sự góp mặt của bà con H'Mông...
Theo thống kê, toàn xã Cư K'nia hiện có trên 1.800 hộ dân; trong đó, có khoảng 500 hộ dân tộc H'Mông. Từ các chương trình hỗ trợ của Nhà nước (từ cấp đất ở, đất sản xuất, đến cho vay vốn phát triển kinh tế gia đình...), cuộc sống của đồng bào ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Việc thành lập chợ phiên cho người H'Mông tại thôn 10, ngoài việc tạo điều kiện cho người dân mua bán hàng hóa được thuận lợi thì nó góp phần lưu giữ được bản sắc dân tộc, nét riêng độc đáo của các phiên chợ của người H'Mông ở phía Bắc.
Mùa Xuân đã về trên khắp mọi miền quê hương. Cánh mai vàng cũng đua sắc trên những chồi non xanh biếc báo hiệu năm mới đủ đầy, an vui và phúc lộc tới muôn nhà. Xuân của niềm vui, Xuân của hạnh phúc muôn loài tới muôn nơi và đến với đồng bào H'Mông nơi đây.
Bảo Trọng - Sông Cài
Theo infonet.vietnamnet.vn
Choáng ngợp ở Hội hoa xuân TP HCM Hơn 4.000 hiện vật xuất hiện ở Hội hoa Xuân TP HCM đã thu hút người dân tới tham quan, thưởng lãm trong ngày đầu mở cửa. Cổng chính Hội hoa xuân trên đường Trương Định với điểm nhấn thiết kế mô hình số 40. Ảnh Đỗ Loan Ngày 20/1, Hội hoa xuân TP HCM (kéo dài đến hết ngày 30/1, tức từ...