Trải nghiệm Tả Giàng Phìn
Xã Tả Giàng Phìn ( Sa Pa) nằm dưới chân núi Ngũ Chỉ Sơn với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Đây là một trong những ngọn núi cao và đẹp bậc nhất Tây Bắc, đồng thời là địa điểm ưa thích của những du khách ưa mạo hiểm, khám phá.
Hiện, đã có đường bê tông đến chân núi, nên việc chinh phục Ngũ Chỉ Sơn trong ngày rất thuận lợi. Vào những ngày nắng đẹp, đứng từ đỉnh núi, ngắm bức tranh phong cảnh hùng vĩ giữa mây trời là điều làm hài lòng bất kỳ du khách nào. Tuy nhiên, du khách cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hành trang và phải có người dẫn đường để tránh bị lạc và đi vào những khu vực nguy hiểm.
Lễ hội Gầu tào ở Tả Giàng Phìn.
Ở Tả Giàng Phìn cũng có những thửa ruộng bậc thang nằm uốn lượn theo các thung lũng, do người Mông canh tác lâu đời tạo nên. Vào mùa thu, lúa chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang khiến khung cảnh thiên nhiên càng trở nên hài hòa, tuyệt đẹp. Vốn là nơi sinh sống lâu đời của người Mông, cả 7 thôn, bản của xã Tả Giàng Phìn gần như vẫn giữ được nếp sống, nét sinh hoạt văn hóa truyền thống, được thể hiện qua việc làm nhà, phong tục, tập quán canh tác nông nghiệp đến không gian sinh hoạt văn hóa.
Sau khi trải nghiệm 2 ngày ở Tả Giàng Phìn, anh Delrick, du khách người Anh cho biết: Tôi đã đến Sa Pa nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên tôi đến Tả Giàng Phìn. Khung cảnh ở đây thật hoang sơ, con người thân thiện, mộc mạc. Nếu được đầu tư thêm về hạ tầng dịch vụ, chắc chắn Tả Giàng Phìn sẽ hấp dẫn du khách hơn. Tuy nhiên, đầu tư phải được thực hiện cùng với việc giữ gìn khung cảnh thiên nhiên và bảo tồn những nét văn hóa truyền thống.
Vào mùa xuân, sau dịp Tết Nguyên đán hằng năm, người dân từ các thôn, bản sẽ cùng nhau tổ chức Lễ hội Gầu tào. Đây là lễ hội truyền thống và tiêu biểu nhất của đồng bào dân tộc Mông, với mục đích tạ ơn trời đất, thần linh phù hộ, ban cho gia đình sức khỏe, thịnh vượng, cầu phúc, cầu lộc cho dân bản. Đây cũng là dịp để bà con tụ họp, vui chơi, chuẩn bị bước vào vụ mùa mới. Đến Tả Giàng Phìn thời điểm này, du khách được chứng kiến các nghi lễ tâm linh độc đáo, như dựng cây nêu, lễ tế trời đất và tham gia các trò chơi độc đáo, như bắn nỏ, bịt mắt bắt dê, đi cầu thăng bằng, leo cột mỡ…
Hiện, một số hộ dân ở Tả Giàng Phìn đã bắt đầu xây dựng homestay phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách, trong đó hướng tới hình thức homestay – nhà hàng sinh thái phục vụ cả nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi của khách. Homestay – nhà hàng sinh thái được thiết kế gần gũi với thiên nhiên, dựa theo dòng suối tự nhiên tại thôn Lao Chải, có bãi tắm, nhiều loại hoa đặc trưng của vùng cao như đào, phong lan, địa lan… Đặc biệt, nhà hàng còn nuôi cá hồi, cá tầm, lợn đen, gà bản và trồng các loại rau bản địa để đáp ứng nhu cầu thưởng thức ẩm thực của khách du lịch.
Video đang HOT
Hiện, cụm xã Tả Giàng Phìn – Bản Khoang đang được ngành chức năng khảo sát, đánh giá để công nhận tuyến, điểm du lịch cộng đồng. Cơ hội phát triển du lịch cho Tả Giàng Phìn đang được mở rộng.
Check-in cánh đồng rễ đẹp mơ màng ở Chí Linh, Hải Dương
Đã có từ vài trăm năm, đến nay vẫn được người nông dân Côn Sơn tôn trồng, vẻ đẹp khu bãi cây rễ tại rừng thông Côn Sơn (phường Cộng Hòa, TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương) ngày càng thu hút du khách trên khắp mọi miền đến trải nghiệm, chụp ảnh.
Cây rễ còn có tên khác là cây thanh hao hay Kim Sa Tùng, với cành nhỏ vươn dài, lá hình cánh kim, khi thu hoạch dùng làm chổi, rễ quét nhà.
Bãi rễ ở Côn Sơn gắn liền với truyền thuyết "Ông trồng thông, bà cấy rễ". Chuyện xưa kể lại, cụ Quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, sau khi về trí sĩ ở vùng Côn Sơn - Kiếp Bạc, ngày ngày cụ ông trồng thông trên núi Côn Sơn, còn cụ bà cấy cây rễ phủ khắp vùng đất hoang sơ dưới chân núi.
Trải qua thời gian hàng trăm năm, rừng thông, cánh đồng cây rễ phát triển đã tạo cho Côn Sơn có một cảnh sắc nên thơ tuyệt đẹp.
Đến mùa thu hoạch, cây rễ được người nông dân cắt ngả như cắt lúa, bó thành gánh rồi gánh về nhà phơi khô. Khi rễ đã khô, phần lá sẽ được đập bỏ, phần thân còn lại có thể bán làm chổi.
Cây rễ mỗi năm cho thu hoạch một lần, sau đó tái chăm sóc đến tháng 11 năm sau lại thu hoạch. Mùa đẹp nhất để chụp ảnh là khi cây rễ sắp vào độ thu hoạch.
Ông Nguyễn Văn Khiêm (khu dân cư Tiên Sơn, phường Cộng Hoà, TP. Chí Linh) thầu một diện tích trồng cây rễ rộng 3 ha trong tổng cộng 15 ha rễ ở Côn Sơn. Khu đồng rễ của gia đình ông ở phía trong cùng, nằm xen với rừng thông tạo nên cảnh sắc vô cùng lãng mạn, nên thơ.
Từ năm 2013 đến nay, khu đồng cây rễ của gia đình ông Khiêm thu hút rất đông du khách đến tham quan và chụp ảnh vào dịp cuối tuần.
Cánh đồng rễ của ông Khiêm nằm dưới hàng thông bạt ngàn, xa xa là những dãy núi trùng điệp tạo nên bức tranh cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp.
Ông Khiêm cho biết thời điểm cánh đồng rễ đẹp nhất vào khoảng tháng 8 âm lịch, khi tiết trời chuẩn bị vào thu có nắng vàng, cây cũng đã cao vừa độ, xanh tốt, sắp được thu hoạch.
Những năm trước, khi khách đến còn ít, ông Khiêm không thu phí. Gần đây, du khách đến chụp ảnh đông phần nào gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, tình trạng vứt rác bừa bãi, bẻ cây rễ xảy ra nên ông có thu phí để có kinh phí cho việc dọn dẹp rác, trồng mới cây rễ ở những chỗ du khách đứng chụp ảnh giẫm chết cây.
Mức thu phí phụ thuộc vào lượng khách, đối với khách đi lẻ, ít người ông Khiêm thu 25.000 - 30.000 đồng/khách.
Khung cảnh mênh mông, thơ mộng của cánh đồng bãi rễ thời gian gần đây thu hút rất nhiều bạn trẻ tới thăm thú, chụp ảnh. Nhiều cặp đôi tìm đến để thực hiện những bộ ảnh cưới.
Nhiều người còn tìm đến đây để tổ chức các buổi dã ngoại vì khung cảnh đẹp, không khí trong lành mát mẻ.
Chị Nguyễn Thị Phượng (Thái Nguyên) cho biết đợt nghỉ lễ 2/9 dài ngày được bạn bè mời ra Hải Dương chơi: "Ở đây tuy k có nhiều dịch vụ nhưng không khí rất mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên hoang sơ rất đẹp. Chỗ tôi cũng có cây này nhưng phần lớn là tự mọc rải rác ở trên núi, tôi không nghĩ là khi được trồng thành cả một cánh đồng thì lại đẹp thế này".
Gia đình chị Nguyễn Thị Hằng (Hải Phòng) từng được bạn bè kể nhiều về cánh đồng bãi rễ nổi tiếng của Côn Sơn. Đợt nghỉ lễ 2/9 dài ngày chị cùng gia đình mới có dịp đến thăm thú, vãn cảnh nơi đây. "Không khí ở đây rất mát mẻ trong lành, cảnh sắc thì vô cùng đẹp. Tôi có cảm giác cánh đồng này tựa như những cảnh quay trong phim Hàn Quốc mà tôi từng xem", chị Hằng cho biết.
Cây rễ có mùi hương thơm rất đặc trưng, dịu quyện vào trong gió cùng cảnh đẹp xanh mướt của bãi rễ bao quanh là rừng thông xa xa có những dãy núi... Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Mango House - ngôi nhà giữa lưng chừng đường lên đỉnh Ma Thiên Lãnh Mango House cách chân núi khoảng 400m, giữa lưng chừng đường lên đỉnh Ma Thiên Lãnh, thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang). Khi đặt chân đến đây, du khách sẽ có trải nghiệm thú vị... Đường lên Mango House có thể là thử thách cho những người ngại leo núi. Tuy nhiên, cảnh đẹp hai bên đường, từng con dốc...