Trải nghiệm sinh con ở bệnh viện Công nương Anh lâm bồn
Tại Bệnh viện Lindo Wing (Anh), sản phụ được ở trong phòng rộng rãi, tiện nghi sang trọng và thưởng thức các bữa ăn xa hoa.
Bệnh viện Lindo Wing là nơi công nương Kate Middleton, vợ Hoàng tử William vừa hạ sinh đứa con thứ ba. Từng lâm bồn ở bệnh viện này, Ana Klemencic Cabuk đã chia sẻ trải nghiệm mà theo cô “vô cùng khác biệt”.
Chia sẻ với News, Ana cho biết vợ chồng cô chọn Lindo Wing làm nơi đón em bé đầu lòng và không hề thất vọng về chất lượng dịch vụ. Tại đây, nội thất không khác gì khách sạn năm sao. Các phòng bệnh đều rộng rãi, có sofa giường cho người nhà tiện lưu lại và phòng tắm riêng. “Mọi thứ đẹp đẽ và sạch sẽ. Vật dụng phòng tắm được lựa chọn kỹ càng, từ dầu gội, dầu xả đến kem dưỡng thể”, Ana tiết lộ.
Bên ngoài Bệnh viện Lindo Wing. Ảnh: AOL.
Không chỉ được trang bị truyền hình vệ tinh và wifi, phòng bệnh tại Lindo Wing còn để sẵn tạp chí, sách báo cùng đồ dùng cho em bé như bỉm, sữa bột (phòng khi mẹ không thể cho con). Các lớp điều trị vật lý sau sinh luôn sẵn sàng.
Video đang HOT
Phòng bệnh tại Lindo Wing. Ảnh: News.
Về thức ăn, Ana được tùy ý chọn lựa các món từ thực đơn. Mỗi sáng, nhân viên bệnh viện mang báo mới tới đồng thời hỏi xem sản phụ và gia đình muốn dùng gì. Ngày sinh, Ana thưởng thức bữa sáng kiểu Anh thịnh soạn kèm bánh ngọt, nước cam tươi.
Ana bên bữa sáng thịnh soạn trước lúc sinh nở. Ảnh: News.
Bữa tối được phục vụ lúc 18-19h. Trong trường hợp Ana ngủ hoặc cho con bú, nhân viên bệnh viện không làm phiền mà quay lại sau, khay đồ ăn vẫn đảm bảo nóng sốt. Nếu sản phụ muốn ăn kem, họ sẽ chờ 30 phút mới đem tới để món tráng miệng không bị chảy. Lindo Wing cũng có tiệc trà chiều với bánh kẹp, bánh ngọt, bánh quy và đủ loại trà.
Dịch vụ chăm sóc sản phụ trong và sau sinh nở của Lindo Wing được Ana đánh giá là “hết sức chu đáo”. Suốt 12 tiếng lâm bồn, cô không hề đau đớn nhờ thủ thuật gây tê ngoài màng cứng. Khi em bé đã chào đời an toàn, đội ngũ hộ sinh thường xuyên túc trực bên Ana. “Họ liên tục tới kiểm tra xem mọi chuyện ổn không. Nếu cần gì, tôi chỉ việc rung chuông, họ sẽ có mặt trong chưa đầy một phút”, cô nói.
Lần đầu đẻ con, Ana không biết cho con bú. Các hộ sinh đã tận tình hướng dẫn cô trong năm ngày cho đến lúc bà mẹ trẻ thành thạo. Bên cạnh đó, đội ngũ y tá vui vẻ trông em bé để bố mẹ đi dạo quanh bệnh viện. “Mọi thứ còn hơn cả mong đợi”, Ana nhận xét.
Trải qua sáu ngày ở Lindo Wing, gia đình Ana phải trả 10.000 bảng. Chi phí tuy đắt đỏ nhưng Ana đánh giá “vô cùng xứng đáng”. “Nhất định tôi sẽ quay lại”, cô khẳng định.
Minh Nguyên
Theo vnexpress.net
Mách mẹ cách tự đoán vị trí nằm của thai nhi để vượt cạn dễ dàng hơn
Mẹ bầu cần chú ý vị trí của thai nhi có thể dự báo trước về quá trình vượt cạn sắp tới sẽ diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng hay không.
Mẹ bầu cần chú ý vị trí của thai nhi có thể dự báo trước về quá trình vượt cạn sắp tới sẽ diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng hay không. Nhiều bà bầu tích cực tập luyện các bài kegel hay cân bằng cho khung chậu nhằm hỗ trợ quá trình lâm bồn thoải mái hơn. Cùng với đó, bằng phương pháp đơn giản, mẹ bầu có thể tự chẩn đoán tư thế nằm của con trong bụng. Điều này rất hữu ích cho việc vượt cạn dễ dàng hơn.
Làm sao để biết vị trí của thai nhi?
Các bước để xác định vị trí, tư thế của thai nhi không quá phức tạp. Dùng loại bút vẽ không độc hại, chia bụng thành 4 phần bằng nhau. Sau đó, tìm xem đầu thai nhi ở đâu. Nếu thấy phần nào tròn tròn, cộm lên thì đó là đầu của trẻ.
Khi thấy được đầu, bạn sẽ cảm nhận được đâu là tay. Đầu và tay rất gần nhau. Nếu xác định được vị trí của tim thai, khá khó khăn, bạn có thể nhờ tới bác sỹ, thì hãy đánh dấu điểm đó. Việc xác định tim thai cũng có thể bằng dụng cụ ống nghe.
Tiếp đến, xác định vị trí của mông, tròn khá giống đầu, nhưng gần vị trí bạn cảm thấy thai nhi đạp nhiều nhất. Cuối cùng, hãy nối 3 điểm này vào nhau để biết chính xác tư thế, vị trí của thai nhi.
Khi nào nên xem xét vị trí của thai nhi trong bụng bầu?
Những ngày cuối của quý thai kỳ thứ hai là thời gian tốt nhất để xem xét vị trí của thai nhi như thế nào trong bụng mẹ. Đó cũng là tư thế, vị trí mà trẻ sẽ giữ nguyên cho đến ngày chào đời, trừ khi có sự can thiệp bất thường.
Tư thế của thai nhi để sinh thường chuẩn nhất là đầu quay ngược xuống dưới, hướng mặt úp vào trong bụng mẹ. Nếu biết trước việc trẻ nằm ở tư thế không thuận lợi, bác sĩ sẽ có biện pháp quay trẻ cho thuận chiều, để ra ngoài dễ dàng hơn.
Theo www.phunutoday.vn
Cấm cán bộ tổ chức cưới ở khách sạn 5 sao: Vì sao HN lấy việc cưới hỏi làm thước đo cán bộ? Hà Nội tiếp tục ra văn bản yêu cầu cán bộ thực hiện nghiêm Chỉ thị 11 trong việc cưới hỏi, trong đó có việc cấm tổ chức ở khách sạn 5 sao. Ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội. Thời gian gần đây, dư luận đang xôn xao việc Hà Nội tiếp tục ra...