Trải nghiệm Pom Khuông với ruộng bậc thang đẹp nhất Thanh Hóa
Bên dòng sông Mã êm đềm chảy về xuôi, Pom Khuông, Tam Chung được xem là bản đẹp nhất ở Mường Lát (Thanh Hoá).
Nơi đây có ruộng bậc thang lớp lớp, những ngôi nhà tường trình xây bằng đất, cùng với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ đẹp đến lạ lùng.
Pom Khuông, xã Tam Chung (Mường Lát) cách trung tâm tỉnh Thanh Hóa 250 km về phía tây là huyện khoảng 110 km đường biên giáp với nước bạn Lào. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Cách đây hơn 10 năm trước, Pom Khuông tách biệt gần như hoàn toàn với các bản còn lại của xã Tam Chung. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Pom Khuông có 78 hộ, 440 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Họ vẫn còn gìn giữ nét văn hóa truyền thống thuần khiết, cùng với phong tục, tập quán tốt đẹp của người Mông. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Điều đặc biệt gần như những bản của người Mông thường ở trên những dãy núi cao, nhưng Pom Khuông lại nằm nép mình dưới chân núi bên dòng sông Mã lúc dữ dội cuộn đỏ phù sa, lúc êm đềm hiền hòa xanh ngắt giữa núi rừng bao la nơi vùng biên giới này. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Video đang HOT
Bên dòng sông Mã êm đềm chảy về xuôi, Pom Khuông được ví như là như là bản người Mông ở Mường Lát đẹp nhất Thanh Hóa với ruộng bậc thang lớp lớp đẹp như một bức họa. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Đó là những ngôi nhà tường trình xây dựng hoàn toàn bằng đất với những khung cảnh bình yên khi bố gọt sắn, mẹ thái sợi…. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Cuộc sống bình yên ở bản Pom Khuông những năm gần đây đang thu hút khách du lịch đến trải nghiệm. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Đến với Pom Khuông còn bắt gặp những nụ cười thiếu nữ vùng bản Mông Pom Khuông thân thiện với du khách. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Và đôi mắt của những đứa trẻ. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Cùng với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ đẹp đến lạ lùng. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Đó là một vùng đất trù phú hiện ra tinh khôi trên những giọt sương còn ngậm trên cành lá khi bình minh rất đỗi yên bình. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
Mường Lát hiện nay vẫn là vùng đất hoang sơ, núi non hùng vĩ còn nhiều bí ẩn chưa được du khách khám phá. Ảnh: ĐẶNG TRUNG
'Tiếng gọi mùa vàng' - trải nghiệm ruộng bậc thang Hoàng Su Phì
Theo ông Hoàng Đức Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang), chương trình "Qua những miền di sản ruộng bậc thang" Hoàng Su Phì năm 2023 chủ đề "Tiếng gọi mùa vàng" sẽ diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 16/9.
Mùa vàng trên những thửa ruộng bậc thang Hoàng Su Phì
Hướng tới phát triển du lịch bền vững ở Hoàng Su Phì
Khám phá 'Qua miền những di sản ruộng bậc thang' Hoàng Su Phì
Những thửa ruộng bậc thang như những thảm lụa vàng. Ảnh tư liệu: Nam Thái/TTXVN
Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động cùng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, hứa hẹn mang lại ấn tượng tốt đẹp cho du khách khi đến với vùng đất phía Tây Hà Giang trong tháng 9 này. Chương trình "Qua những miền di sản ruộng bậc thang" Hoàng Su Phì 2023 là một trong những sự kiện văn hóa tiêu biểu, mang đậm bản sắc của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.
Điểm nhấn của chương trình năm nay là các xã vùng trọng điểm du lịch của huyện đều tổ chức sự kiện, tour du lịch tham quan, trải nghiệm ruộng bậc thang, làng nghề truyền thống, trình diễn lễ hội...
Nằm ở phía Tây tỉnh Hà Giang, Hoàng Su Phì có đặc trưng địa lý là vùng núi đất, địa hình bị chia cắt mạnh. Đây cũng là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào các dân tộc Dao, La Chí, Tày, Nùng, Mông... Khi nhắc đến Hoàng Su Phì, chúng ta không thể không nhắc tới một kỳ quan, một minh chứng rõ nét cho việc chinh phục thiên nhiên của con người nơi đây: Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, hệ thống gồm nhiều ruộng bậc thang trải dài trên địa bàn 24 xã, thị trấn với tổng diện tích khoảng trên 3.700 ha. Đây là Di tích danh thắng cấp quốc gia ở Việt Nam, điểm du lịch nổi tiếng tại Hà Giang.
Ruộng bậc thang là một trong những tư liệu sản xuất quan trọng nhất của cư dân nông nghiệp huyện Hoàng Su Phì. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, bà con các dân tộc thiểu số nơi đây nương theo tự nhiên, cải tạo và ứng phó với điều kiện khắc nghiệt như địa hình không bằng phẳng, độ dốc cao, thường xuyên thiếu nước gây khó khăn cho việc canh tác để tạo nên những thửa ruộng bậc thang như một bức tranh kỳ vĩ, vẻ đẹp hoang sơ của núi đồi vùng cao.
Đến với Hoàng Su Phì những ngày này, du khách có cơ hội tham gia các hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện có nội dung phong phú cùng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn như: Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông toàn huyện lần thứ III, Ngày hội Bản em tại xã Bản Phùng, Ngày hội bản Dao, Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao, trình diễn Lễ cúng cơm mới của dân tộc Dao. Đặc biệt, tour du lịch tham quan, trải nghiệm ruộng bậc thang, bắt cá chép ruộng tại đồi mâm xôi... hứa hẹn mang lại những trải nghiệm, ấn tượng tốt đẹp cho du khách.
Dịp này, UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Hội thảo Phát huy giá trị di sản văn hóa danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang các tỉnh Tây Bắc trong liên kết phát triển du lịch gắn với công bố sản phẩm du lịch Tây Bắc mở rộng năm 2023; trưng bày ảnh đẹp chuyên đề Di sản quốc gia ruộng bậc thang Tây Bắc của 4 tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu với chủ đề "Kết nối di sản quốc gia ruộng bậc thang Tây Bắc - hành trình khám phá bất tận".
Chương trình du lịch "Qua những miền di sản ruộng bậc thang" Hoàng Su Phì được tổ chức định kỳ hàng năm gắn với mùa lúa chín cùng nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch độc đáo. Chương trình giới thiệu những giá trị văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và tiềm năng du lịch tới đông đảo du khách.
Việc tổ chức hoạt động văn hóa đặc sắc này nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Hà Giang, góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh du lịch của địa phương. Đồng thời, thu hút đông đảo du khách đến với Hà Giang, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
Trải nghiệm tắm suối nước nóng ở Phong Dụ Thượng Nằm ở thôn 3, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên, suối nước nóng ở đây được biết đến như một món quà của thiên nhiên ban tặng. Với nhiệt độ khoảng 60-70 độ C quanh năm nước chảy đã thu hút đông đảo du khách ưa du lịch trải nghiệm đến đây. Từ một mó nước (mạch nước nóng) đùn lên từ...