Trải nghiệm phong cách bắn súng tột độ của “Đếm Xác”
Tựa game mang tên Bodycount này được xem là người kế nhiệm của dòng game Black vốn nổi tiếng vì sự nghẹt thở trong những pha hành động.
Những game thủ đã gắn bó với dòng game FPS trên console trong khoảng 5 năm trở lại đây chắc hẳn đã ít nhất một lần nghe tới tên tuổi của Black – tựa game nổi tiếng vì những pha hành động nghẹt thở của mình.
Mới đây, sau khi phần 2 của loạt game này bị nhà sản xuất cũ ngừng các hoạt động phát triển, “cha đẻ” của Black là ông Stuart Black đã công bố một dự án hoàn toàn của mình mang tên Bodycount (Đếm Xác).
Được biết, tựa game này vẫn sẽ tập trung thể hiện phong cách cuồng nhiệt, chỉ có “bắn, bắn và bắn” của Black trước đây. Thậm chí, với sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến, đội ngũ phát triển sẽ có thể tiếp tục tiến xa hơn trong những gì mà mình đã làm được với Black trước đây.
Hiện tại, tựa game này đang được phát triển bởi studio Codemaster Guildford – một đội ngũ được nhanh chóng thành lập sau khi dự án Black 2 của Criterion bị ngừng cấp vốn do không có được một định hướng phát triển rõ ràng. Tuy nhiên, nếu không có bước ngoặt đó thì có lẽ Bodycount của ngày hôm nay đã không thể ra đời.
“Diện mạo” của Black vào năm 2006.
Dựa trên những thông tin được đăng tải bởi tạp chí Official Xbox Magazine, các game thủ đã được biết rằng những chi tiết hấp dẫn nhất trong một tựa game như Bodycount vốn tập trung toàn bộ vào gameplay cuồng nhiệt của mình. Thế nên, nhà sản xuất cảm thấy rằng không nhất thiết phải cố gắng tạo ra một cốt truyện thật sâu sắc cho nó.
Video đang HOT
Thay vào đó, trong game, nhiệm vụ duy nhất của người chơi sẽ là tìm diệt các đối thủ được gọi là Target (mục tiêu) và đưa chúng về “chầu trời” với danh nghĩa của một tổ chức cầm đầu mang tên Network. Bên cạnh đó, Bodycount sẽ hỗ trợ nhiều kiểu chơi online và co-op để có cơ hội thể hiện hết những điểm sáng của mình.
Được biết, Bodycount đang được xây dựng bằng EGO Game Platform. Sức mạnh từ bộ engine này sẽ cho phép họ kiến tạo một cơ chế gameplay mà trong đó, các đối thủ máy lẫn người chơi đều không thể ấn nấp sau những vật chắn kiên cố được. Dưới sự tác động của các loại vũ khí với hỏa lực mạnh, các chi tiết về môi trường sẽ nhanh chóng bị “xé nhỏ” ra thành từng mảnh vụn.
Bodycount hứa hẹn sẽ đem tới những màn trình diễn về khả năng phá hủy môi trường bởi những “cơn mưa đạn” vô cùng bắt mắt. Thậm chí, nhiều lúc các game thủ sẽ phải “rớt hàm” trước những pha hành động khốc liệt của tựa game này. Đối với nhà sản xuất, phương châm của họ là “thần thánh hóa” khoảnh khắc bóp cò súng thành một trải nghiệm tột độ của những cảnh hành động vượt ngoài sự trông đợi của mọi người.
Họ cũng trông đợi rằng Bodycount sẽ đưa lối chơi của mình lên tới được đỉnh cao. Không chỉ dừng lại ở đó, đội ngũ của Codemasters Guildford cũng hy vọng rằng sau này sẽ có nhiều sản phẩm cũng đi theo hướng phát triển của tựa game này.
Bodycount dự kiến sẽ được ra mắt cho hai hệ máy PS3 và Xbox 360 vào quý 1 năm 2011.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Từ chuyện God of War III bàn về marketing game
Tựa game bom tấn của Sony là một trường hợp điển hình cho tư tưởng "hữu xạ tự nhiên hương".
Khi ngày phát hành của God of War III đang tới gần, các fan háo hức đón nhận ngay cả những thông tin nhỏ nhất mà họ có được. Đội ngũ phát triển tại Sony đã cực kỳ kiệm lời và thỉnh thoảng họ mới tung ra một trailer, vài tấm screenshot hay một đoạn phỏng vấn.
Tuy nhiên, cách làm của God of War III là một điều hợp lý xét trong hoàn cảnh của tựa game này. Game thủ đã bắt đầu có thói quen tiếp nhận nhiều thông tin về một tựa game trước ngày nó được phát hành và điều đó phần nào khiến họ có những hy vọng sai lầm về sản phẩm đó. Nó cũng có thể khiến họ vỡ mộng khi bản game chính thức không được như những gì người ta hứa hẹn. God of War III không nằm trong trường hợp đó.
Đây là điều tương đối hiếm gặp trong ngành công nghiệp game hiện đại, nơi mà chi phí marketing thường lớn hơn chi phí sản xuất nhiều lần. Năm ngoái, Modern Warfare 2 tốn khoảng 40 triệu USD tiền sản xuất nhưng kinh phí quảng bá lên tới khoảng 200 triệu USD.
Nhiều tựa game khác cũng được giới thiệu hết sức hoành tráng ngay từ trước khi phát hành. Để quảng bá cho Bayonetta, người ta đã tổ chức các quốc thi với người mẫu thực, các cuộc thi vẽ artwork cũng như công bố nhiều thông tin hậu trường về thiết kế nhân vật, hệ thống chiến đấu... Tất cả những điều đó diễn ra trong hàng tháng trời và làm nóng không khí xoay quanh tựa game này lên mức tối đa.
Dante's Inferno cũng là tựa game có thể cạnh tranh cho danh hiệu "Vua quảng cáo" với việc Visceral Games mỗi tháng 1 lần lại công bố chi tiết về tầng địa ngục mới. Ngoài ra, hãng phát hành EA còn bỏ ra hàng triệu USD để mua quảng cáo cho tựa game này tại sự kiện Super Bowl của Mỹ, một trong những quảng cáo đắt tiền nhất mà EA mới lần đầu mua nổi.
God of War III chẳng hề làm một điều gì tương tự như thế và trong lúc nhiều fan cảm thấy bức bối khi không biết nhiều về tựa game sắp ra mắt của mình qua các kênh thông tin chính thức, nó cũng chứng tỏ sự tự tin tới mức tuyệt đối của Sony. Tất nhiên đó cũng là vấn đề quan điểm làm việc vì từ trước tới nay, các game độc quyền của Sony hiếm khi nhận được chiến dịch quảng bá lớn như các đối thủ của mình.
Hiện tượng "đói thông tin" của các fan mới chỉ được giải tỏa trong những ngày gần đây với các đoạn video mới, cả chính thức và bị lộ. Xuất hiện chỉ vài tuần trước khi game được phát hành, chúng ngay lập tức tạo hiệu ứng cực mạnh.
Trên các trang web và diễn đàn game lớn, nhiều fan kêu gọi nhau không nên xem các đoạn video gameplay bị lộ để tránh làm hỏng cảm giác háo hức trong lần đầu chơi game. Đó chính là tác dụng của chính sách "bưng bít" mà Sony áp dụng. Khi game thủ đã quen với việc không được biết trước nhiều thông tin, tự họ sẽ muốn giữ gìn tất cả cảm xúc trước khi tự mình khám phá God of War III.
Hiệu quả thực sự của chiến dịch marketing từng bị xem là nghèo nàn của Sony sẽ chỉ thể hiện sau đây vài tháng, khi doanh số bán hàng của God of War III trong giai đoạn đầu được công bố. Nhưng có thể khẳng định là không khí mà tựa game này tạo ra trong giới game thủ chắc chắn nóng bỏng hơn hẳn những gì mà Bayonetta hay Dante's Inferno đã từng làm được.
Tất nhiên không phải tựa game nào cũng có thể làm được như God of War III. Đó phải là tựa game phần sau của một thương hiệu khổng lồ với số lượng fan sẵn có dồi dào và phải đủ lớn để tự tin rằng bản thân sức hút của game sẽ đem lại hiệu quả cao hơn các chiến dịch marketing thông thường. Ngoài ra, game cũng cần xuất hiện ở thời điểm thuận lợi, khi mà không có đối thủ nào đủ sức cạnh tranh với nó xét về khía cạnh danh tiếng sẵn có.
God of War III có đủ hai yếu tố này và nhờ vậy, chiến lược quảng bá theo theo kiểu "ít lời" của Sony đã có cơ sở để tiến hành. Tựa game này sẽ chính thức xuất hiện vào ngày 16 tháng 3 tới đây và đang được xem là ứng cử viên hàng đầu cho danh hiệu game hay nhất năm 2010.
Theo Gamk
Bộ phim đoạt giải Oscar "nhai" phải sạn game The Hurt Locker, bộ phim vừa giành tới 6 giải Oscar danh giá vẫn chưa đạt tới mức hoàn hảo khi mắc một số lỗi trong đó có liên quan tới game. The Hurt Locker đã thắng lớn tại giải Oscar lần thứ 82 vừa diễn ra trong ngày 07/03 vừa qua (tính theo múi giờ Mỹ). Nó đã giành được tới 6...