Trải nghiệm những điểm du lịch độc đáo nơi cực Nam Tổ quốc
Đến với khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau, du khách có thể trải nghiệm đi canô lướt sóng dưới những tán rừng ngập mặn, tham quan nhiều địa điểm hấp dẫn tại đây.
Vườn quốc gia Mũi Cà Mau (tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới, đang trở thành điểm đến hấp dẫn với những tuyến du lịch đặc trưng của vùng sông nước. Du khách có thể trải nghiệm xuyên rừng ngập mặn bằng ca nô hoặc vỏ lãi, một phương tiện đường thủy độc đáo.
Khi đến với Mũi Cà Mau, dạo bước trong không gian Công viên văn hóa du lịch Mũi Cà Mau du khách có thể check-in, tham quan mốc tọa độ Quốc gia GPS 0001.
Biểu tượng con tàu Mũi Cà Mau của đất nước luôn hướng ra biển khơi, nơi đây du khách có thể ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ khi lần đầu tiên đến với vùng đất cực Nam của Tổ quốc.
Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau, công trình mang ý nghĩa dấu ấn lịch sử, giáo dục truyền thống dân tộc do nhân dân Thủ đô Hà Nội trao tặng.
Đứng ở bờ kè phía sau Cột cờ Hà Nội (hướng nhìn ra phía biển) – điểm đất liền duy nhất ở Việt Nam, du khách có thể ngắm được mặt trời mọc từ biển Đông (hướng bên trái) và mặt trời lặn ở biển Tây (bên phải). Đây cũng là điểm nhấn của khu du lịch Mũi Cà Mau, vì nơi đây có ba mặt giáp biển.
Video đang HOT
Đền thờ Lạc Long Quân và tượng Mẹ hướng về biển Đông. Đây được xem là cụm công trình thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và là một trong những biểu tượng du lịch đầy ý nghĩa của Đất Mũi Cà Mau.
Du khách còn có thể đi ca-nô để tham quan khu vực bãi bồi, nơi “ngón chân cái chưa khô bùn vạn dặm”.
Dạo bước trên cầu khỉ, du khách ngắm hoàng hôn buông xuống trên biển Tây.
Về Đất Mũi, nếu du khách không muốn nghỉ ngơi ở những khách sạn bằng bê tông hóa, thì có thể tìm đến những hộ làm du lịch cộng đồng với những căn homestay gần gũi thiên nhiên.
Và thưởng thức những món ăn đặc sản như: Ba khía muối, cá thòi lòi nướng muối ớt, ốc len xào dừa, vọp hấp gừng, nghêu hấp sả…
2 địa điểm du lịch tâm linh nhất định phải đến ở Phú Yên bởi những câu chuyện thú vị đằng sau
Đây được coi là 2 địa điểm tâm linh nhất định phải đến ở Phú Yên, bên cạnh những tọa độ đẹp khác như Bãi Môn, Bãi Xép hay Hòn Yên...
Trong cái chói chang của nắng mùa hè, chắc hẳn mỗi chúng ta đều muốn tìm đến những tọa độ biển "xanh mướt" để tận hưởng không khí trong lành, tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ.
Tại nơi đây, chùa Thanh Lương - một ngôi chùa độc đáo làm bằng san hô và gáo dừa đứng vững qua bao thăng trầm của thời gian giữa lòng xứ Nẫu, không chỉ là kiệt tác kiến trúc mà còn mang hơi thở nắng gió của miền "hoa vàng trên cỏ xanh". Bên cạnh đó, nếu ghé nhà thờ Mằng Lăng, cả "kho tàng tri thức" Việt Nam sẽ mở ra trước mắt bạn qua cuốn sách chữ Quốc ngữ đầu tiên - di sản văn hóa quý báu, góp phần khẳng định sự phong phú của bản sắc dân tộc.
Hương vị của biển cả, sự tĩnh lặng của những điểm đến tâm linh cổ kính và sự huyền bí của những trang sách xưa cũ chắc hẳn sẽ là một điểm nhấn khó quên trong hành trình khám phá mảnh đất này.
CHÙA THANH LƯƠNG
Chùa Thanh Lương thu hút du khách khi ghé Phú Yên không chỉ vì kiến trúc độc đáo, mà còn chứa đựng những câu chuyện ly kỳ.
Ngoài nét độc đáo về kiến trúc của chùa mang đậm hơi thở biển cả, đó là chùa được xây dựng từ chất liệu san hô biển và gáo dừa, câu chuyện về tượng Phật tại chùa cũng thu hút không kém. San hô được gom nhặt từ biển về, sau quá trình khéo léo mài giũa, đục đẽo để tạo nên những mảnh ốp trang trí đặc sắc như trần nhà, đầu rồng...
Các bức tường cũng được sử dụng gáo dừa, san hô để thay thế cho gỗ. Những màu sắc mộc mạc của gáo dừa và san hô như nâu, đen, trắng kết hợp lại "nên duyên" thành nét đẹp khó lẫn với các ngôi chùa khác.
Với kết cấu gồm cổng Tam quan, hồ Long Thủy, điện Quan Âm và Thiền đường, ngay khi đặt chân đến cổng chùa Thanh Lương, bạn sẽ thấy tượng Phật Di Lặc an nhiên tự tại, ngay phía bên trái là hồ sen. Một đặc sắc thu hút bất cứ du khách nào khi đến đây cũng check-in đó là khu vực hồ nước với tượng Phật bà mỉm cười cùng bàn tay nhô lên khỏi mặt nước. Bức tượng đẹp đẽ và linh thiêng này cao khoảng 7m và được khánh thành vào năm 2019.
Một điều ly kỳ khác đó là câu chuyện về tượng Quan Thế Âm được đặt tại chùa. Câu chuyện được dẫn lại rằng, năm 2004 có một pho tượng Quan Thế Âm dạt vào Bãi Dứa bị kẹt giữa 2 vách đá. Nhà chùa cũng đã xin phép chính quyền để các phật tử thỉnh pho tượng về thờ tại chùa theo đúng nghi thức.
Tuy vậy, nhiều người vẫn không thể khiêng nổi. Cho đến khi trụ trì đích thân ra xin thỉnh thì bất ngờ có đợt sóng lớn ập vào giúp đưa pho tượng vào gần bờ. Câu chuyện cứ thế được truyền tai, người ta càng tò mò đến chùa để chiêm bái và tìm hiểu những sự ly kỳ đó.
NHÀ THỜ MẰNG LĂNG
Nhà thờ cổ Mằng Lăng được xây dựng năm 1892 tại xã An Thạch, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, cách trung tâm thành phố Tuy Hòa chừng hơn 30km về phía Bắc. Được biết, đây là nơi cất giữ cuốn sách chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam được linh mục Alexandre de Rhodes in năm 1651 tại Roma, Italia và cũng là nhà thờ cổ nhất Giáo phận Quy Nhơn.
Nhà thờ Mằng Lăng được đặt theo tên gọi của một loài cây quen thuộc, đó là bằng lăng trắng, nhưng người dân thường gọi là mằng lăng. Từ năm 1892, khi xây dựng nhà thờ, rừng mằng lăng này được tận dụng triệt để. Đến nay, tại nhà khách tại nhà thờ Mằng Lăng vẫn giữ chiếc bàn gỗ được làm từ gỗ mằng lăng có đường kính 1m7.
Điểm check-in nhà thờ Mằng Lăng có gì đặc biệt? Nằm trên khuôn viên 5.000m2, nhà thờ Mằng Lăng đậm nét kiến trúc Gothic. Ngay từ ngoài vào, du khách có thể nhìn thấy tháp chuông trên đỉnh cùng thập tự giá, những lối vào, cửa sổ hình mái vòm vuốt nhọn đặc trưng phong cách châu Âu.
Bên ngoài khuôn viên rợp bóng cây xanh, ngay khu vực phía trước một hầm nhỏ được xây dựng kỳ công và huyền bí. Ngay bên trong là nơi cất giữ cuốn sách "Phép giảng tám ngày" của Alexandre de Rhodes đã có tuổi đời 373 năm. Bên cạnh cuốn sách là những bức điêu khắc, chạm trổ, những bức tranh minh họa lại câu chuyện về Á Thánh Anre Phú Yên (1625-1644), là một trong những vị quan thầy của giáo lý viên và giới trẻ Công giáo thế giới.
Cổng trời Khmer Kon Kas, An Giang Chùa Tuak Prasat (chùa Kon Kas) tọa lạc tại ấp An Hòa, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. An Giang sở hữu không chỉ những ngôi chùa có tuổi đời hàng thế kỷ mà còn có cả những điểm du lịch tâm linh có kiến trúc cực kỳ độc và lạ như chùa Bánh Xèo (Thiền viện Đông Lai). Chùa...