Trải nghiệm nhịp sống chậm rãi ở tỉnh Nan, Thái Lan
Theo phóng viên TTXVN tại Thái Lan, đến với tỉnh Nan vào mùa mưa mang đến cho du khách cơ hội trải nghiệm nhịp sống chậm rãi giữa cảnh quan núi non đẹp như tranh vẽ bao quanh những cánh đồng lúa xanh tươi trải dài vô tận.
Những dược liệu “cây nhà lá vườn” ở Bo Suak Herb. Ảnh: Bangkok Post
Trong vài năm trở lại đây, chính quyền và người dân tỉnh miền núi phía Bắc Thái Lan này đã kết hợp nhuần nhuyễn triết lý nền kinh tế vừa đủ của cố Quốc vương Bhumibol Adulyadej và nền kinh tế sáng tạo của hiện tại để vừa phát triển đi đôi với gìn giữ trí tuệ bản địa.
Chỉ cách trung tâm thành phố chừng 20 phút lái xe, cộng đồng làng Bo Suak chào đón du khách bằng một chương trình hoạt động giải trí được thiết kế để thư giãn cả trí óc lẫn tinh thần du khách. Nhằm giúp tăng thu nhập trong mùa thấp điểm, dân làng đã hợp tác với chính quyền địa phương để xây dựng các chương trình trải nghiệm nhằm làm nổi bật lối sống địa phương và các phong tục tập quán dân tộc độc đáo.
Đáng chú ý ở ngôi làng này là Trung tâm y học cổ truyền Bo Suak Herb do người dân làng hợp tác với Đại học Mae Fah Luang và Cục Quản lý khu vực về du lịch bền vững để thành lập và ra mắt vào năm 2020.
Phụ trách trung tâm, bà Sirimat Ruean-un cho biết gia đình bà đã quyết định biến vườn tược của mình thành một trang trại thảo dược để nâng cao nhận thức về sức khỏe. Sau đó, Trung tâm y học cổ truyền Bo Suak Herb được thành lập để cung cấp nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe cho cả người dân và du khách thập phương.
Video đang HOT
Văn phòng cải cách đất nông nghiệp tỉnh đã cung cấp cho Bo Suak Herb một cơ sở sấy thảo mộc và cho phép người dân trồng các loại cây thảo dược ở nhiều địa điểm khác nhau. Người già trong làng cũng có thể tham gia dự án bằng việc trồng các loại thảo mộc tại nhà và cung cấp nguyên liệu cho trung tâm để có thêm thu nhập.
Trong khuôn viên của Bo Suak Herb, các gian hàng bằng gỗ được thiết kế vừa là quán cà phê vừa là spa ngoài trời, nơi du khách có thể tận hưởng các liệu pháp xông hơi và ngâm chân bằng các loại thảo mộc khác nhau như gừng, húng quế, hẹ, lá chanh kaffir, riềng, lá xà phòng, rễ cây Bengal, long não… Các liệu pháp này giúp giảm đờm, diệt nấm và các triệu chứng viêm nhiễm, thanh lọc da và giảm bớt căng thẳng.
Cùng với đó, du khách sẽ được tiếp năng lượng bằng set ăn nhẹ bao gồm lá trà lên men, dừa nạo, chanh thái lát, ớt, hành tím thái lát, gừng thái lát, xoài trộn chung với món nước chấm ngon tuyệt dựa trên công thức bí truyền. Đặc biệt, theo người dân địa phương, lá trà lên men đóng vai trò như một món ăn nhẹ giúp người nông dân luôn tràn đầy năng lượng và sảng khoái dù họ có phải làm việc cả ngày trên cánh đồng.
Du khách trải nghiệm làm đèn lồng thủ công. Ảnh: Bangkok Post
Hành trình khám phá tỉnh Nan cũng đưa du khách tới huyện Phu Phiang để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nền văn hóa theo phong cách Lanna và trải nghiệm nghề làm đèn lồng thủ công.
Xa xưa, người Lanna làm đèn lồng để tôn vinh Phật giáo và mang lại điềm lành. Còn ngày nay, đèn lồng theo phong cách Lanna thường được sử dụng làm điểm nhấn trang trí trong nhà và đền thờ để kỷ niệm các dịp khác nhau.
Đèn lồng giấy dâu tằm tượng trưng cho ánh sáng trong cuộc sống của con người. Chúng có bảy màu sắc và được trang trí bằng vải dệt theo phong cách Thái, giấy vàng mô phỏng 12 cung hoàng đạo và họa tiết truyền thống của Thái Lan tượng trưng cho sức mạnh và trí tuệ.
Đến thăm Nhà máy Bạc Doi Silver Treasure ở huyện Pua, du khách sẽ được giới thiệu lịch sử phát triển đồ trang sức bạc từ trang phục nghi lễ sang đồ dùng thường ngày. Năm 2023, nhà máy đã khánh thành một bảo tàng bạc vào khuôn viên của mình để tôn vinh nghề thủ công đặc biệt này và di sản văn hóa lu-Mien (dân tộc Dao). Theo tín ngưỡng của người lu-Mien, bạc là trang sức quý giá được sử dụng từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi. Trẻ sơ sinh được tặng bạc và váy cưới được trang trí bằng bạc để thể hiện địa vị xã hội.
Du khách có thể tiếp tục khám phá di sản văn hóa Iu-Mien tại Go High’O Cafe, một nhà hàng được thiết kế giống như một ngôi làng lu-Mien điển hình với những ngôi nhà gỗ bao quanh một sân cỏ xanh mát. Với tầm nhìn tuyệt đẹp trông ra những ngọn núi và cánh đồng lúa rộng lớn, có nhiều lựa chọn cà phê, món ăn Thái và một suất ăn trưa theo phong cách Dao hấp dẫn bao gồm trứng luộc lòng đào, măng ngâm chiên, nước chấm lu-Mien và súp thảo mộc.
Và một hoạt động tham quan hấp dẫn vào cuối tuần là hòa mình vào dòng người trên phố đi bộ trải dài xung quanh các bức tường của Chùa Phumin để tận hưởng bầu không khí lễ hội theo văn hóa Lanna và thưởng thức nhiều loại đồ ăn đường phố và món tráng miệng địa phương. Đặc biệt, tuyến phố đi bộ này đã được vinh danh trong Top 100 Điểm đến Xanh từ năm 2020 đến năm 2023 vì quản lý rác thải hiệu quả. Nhờ công tác tuyên truyền của chính quyền địa phương cũng như sự hưởng ứng tích cực của người dân trong việc phân loại rác thải vì môi trường bền vững, lượng rác thải hàng ngày ở trung tâm thành phố đã giảm từ 30 tấn xuống còn 20 tấn. Rác thải được phân loại kỹ lưỡng để làm thức ăn gia súc, phân bón hoặc tái chế.
Với lịch sử lâu đời và phong phú về nghệ thuật, văn hóa và thủ công mỹ nghệ địa phương, Nan đã được Chính phủ Thái Lan lập hồ sơ trình Tổ chức Văn hóa – Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đề công nhận là Thành phố sáng tạo về Thủ công mỹ nghệ và Nghệ thuật dân gian.
Ngành du lịch Thái Lan phối hợp với TikTok để quảng bá lễ hội Songkran
Nhằm quảng bá ý nghĩa văn hóa của lễ hội Songkran - Tết cổ truyền của Thái Lan, năm nay, Tổng cục du lịch Thái Lan (TAT) cho biết sẽ trao các giải thưởng trị giá lên tới hơn 500.000 baht (hơn 13.600 USD) cho những video theo yêu cầu (VDO) mang nội dung về Songkran được đăng tải trên nền tảng mạng xã hội TikTok.
Người dân và du khách vui chơi trong dịp Tết cổ truyền Songkran tại Bangkok, Thái Lan, ngày 13/4/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Trong một thông báo, TAT cho biết đang hợp tác với TikTok Thái Lan tổ chức chương trình "Songkran 2024" nhằm quảng bá nét đẹp truyền thống văn hóa Thái Lan đến khán giả quốc tế. Trọng tâm của chương trình này là tạo trải nghiệm tích cực cho khách du lịch toàn cầu và khuyến khích du lịch tại "xứ sở Chùa Vàng".
Theo đó, TAT mời khách du lịch Thái Lan và quốc tế tham gia bảo tồn truyền thống văn hóa Thái Lan và tạo ra trải nghiệm du lịch tích cực thông qua sự kiện lễ hội "Songkran 2024" với chủ đề hạng mục du lịch "Hạnh phúc tức thì tại Songkran".
TAT cho biết tiêu chí của cuộc thi đơn giản chỉ là tạo nội dung VDO đánh giá các điểm du lịch thu hút niềm vui tức thì của lễ Songkran theo phong cách của bạn, sau đó chia sẻ nó trên kênh TikTok cá nhân ở chế độ công khai với hashtag #Songkran/2024 ( #สงกũ9;าŨ9;Ũ5;์2567 ), #InstantHappinessatSongkran (#สุขŨ7;ัŨ9;Ũ7;ีŨ7;ี่เŨ7;ี่ũ8;วสงกũ9;าŨ9;Ũ5;์ ) và #TikTokTravels ( #TikTokũ4;าเŨ7;ี่ũ8;ว ).
Cuộc thi sẽ kéo dài đến ngày 19/4. Việc lựa chọn các VDO thắng giải có tổng giá trị hơn 500.000 Baht sẽ dựa trên những clip có lượt xem và lượt thích cao nhất và tuân thủ các tiêu chí đề ra. TAT cũng cho biết danh sách 38 người sáng tạo VDO trúng giải sẽ được công bố vào ngày 7/5 thông qua nền tảng nhắn tin của TikTok.
Thái Lan: Xây dựng kế hoạch để phát triển du lịch ở các tỉnh hạng hai Nhằm thực hiện chính sách của Chính phủ Thái Lan về thúc đẩy phát triển du lịch ở các tỉnh thành hạng hai, Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) có kế hoạch tiếp thị tập trung vào cải thiện các khách sạn nhỏ và tăng cường xe điện (EV) nhằm thu hút du khách tới các điểm đến còn chưa phổ biến....