Trải nghiệm mưa rừng núi Cấm
Những cơn mưa đi qua núi Cấm bao giờ cũng để lại cái lạnh sắt se thấm vào tâm hồn của những ai thích cảm giác thanh bình, buồn “dìu dịu” của thiên nhiên. Vào dịp tình cờ, chúng tôi có cơ hội tận hưởng cảm giác đó trong một buổi chiều mưa trên núi Cấm.
Chiếc ca-bin cáp treo từ từ đưa chúng tôi lên cao để phóng tầm mắt bao quát núi rừng. Màn mưa giăng giăng che khuất cửa kính ca-bin khiến cảnh vật vốn đã mông lung lại pha thêm chút buồn rười rượi. Núi rừng xanh một màu tươi mát. Lòng người mở ra với thiên nhiên để thêm yêu bức tranh non nước hữu tình. Với anh bạn đồng hành cùng tôi, đây là lần đầu được trải nghiệm việc ngắm cảnh núi non hùng vĩ bằng cáp treo nên rất phấn khích. Bởi thế, người bạn ấy cứ liên tục quay phim, chụp ảnh khung cảnh xung quanh một cách nhiệt tình.
Chùa Phật Lớn trong những ngày mưa
Thật thú vị khi khung cảnh tứ bề là mây, là núi, là những hạt mưa dội vào khung kính lộp bộp. Trước mắt chúng tôi là núi Bà Đội Om trầm mặc với huyền thoại linh thiêng từng một thời là nơi trú ngụ của những con cọp vằn hung dữ và thường xuyên chạm trán với loài cọp trắng tu hiền trên núi Cấm.
Mấy tán bằng lăng rừng trổ bông muộn điểm xuyết màu hồng phơn phớt giữa sắc xanh ngút ngàn của lá. Thi thoảng, mấy đám mây ở đâu ghé lại, đậu xuống triền núi rồi lổm ngổm bò trên tán lá tạo nên khung cảnh mờ mờ sương khói đặc trưng của “nóc nhà miền Tây”.
Ca-bin cáp treo đến nhà ga trên núi Cấm. Cảm giác đầu tiên đến với tôi là sự choáng ngợp khi được đứng trong làn mây mát lạnh của núi rừng. Quả thật, những ngày mưa núi Cấm sẽ đúng với câu thơ “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh” và mang đến cảm giác rất đặc biệt cho những ai yêu thích cái lạnh đặc trưng vùng cao.
Khu trung tâm hành hương trên núi Cấm trong những ngày mưa vắng hơn thường lệ. Tuy nhiên, không khí lại dễ chịu một cách lạ thường. Ngôi chùa Phật Lớn trầm mặc, uy nghi với cảnh trí gợi lên sự thoát tục. Những đám mây là đà đáp xuống mặt hồ Thủy Liêm mặc cho cơn mưa rừng cứ rả rích trút xuống mang theo cái buồn man mác ập vào lòng du khách.
Bước chân đi trên mặt đá ướt sũng, tôi lắng nghe từng cơn gió rít liên hồi trong không gian. Có lẽ, không nơi nào ở miền Tây lại đẹp như đỉnh Thiên Cấm Sơn trong những cơn mưa. Thích nhất là lúc những đám mây nuốt chửng ngọn tháp Bảo Cát Quan Âm của chùa Vạn Linh, rồi lại dần tan biến khiến cho công trình Phật giáo này mang vẻ đẹp huyền ảo lạ thường. Thong dong nhất vẫn là đàn cá trong hồ Thủy Liêm. Chúng tung tăng bơi lội sát bờ, tìm kiếm bàn tay du khách thả thức ăn tạo nên khung cảnh rất thú vị.
Dù đã mặc thêm chiếc áo mưa nhưng tôi vẫn cảm thấy lạnh. Những hạt “nước trời” tạt vào mặt tới tấp vẫn không cản được quyết tâm “check-in “khung cảnh núi Cấm những ngày mưa. Cắn răng trước cái lạnh, chúng tôi chụp vài tấm ảnh lưu niệm với khung cảnh mộng mơ này.
Anh bạn cùng đi dù rất thích thú trước khung cảnh thiên nhiên nhưng vẫn dành thời gian lễ Phật để cầu nguyện bình an cho gia đình. Phải thừa nhận rằng, bên cạnh vẻ đẹp trong lành của những ngày nắng thì núi Cấm dường như khoác lên “chiếc áo” khác trong những ngày mưa dầm.
Video đang HOT
Thưởng thức bánh xèo rau núi trong những ngày mưa
Những quán ăn, quán giải khát quanh bờ hồ Thủy Liêm trầm lặng hẳn đi bởi sự thưa vắng du khách. Tuy nhiên, đây là lúc du khách có thể thưởng thức món bánh xèo rau núi đúng chất nhất ! Từng rổ rau to tướng, đủ thứ lá rừng như cát lồi, kim thất, ngành ngạnh, lá cách, lá lốt, đọt bứa, bằng lăng rừng, bơ, sộp, quỷnh kết hợp với hương vị thơm giòn của cái bánh xèo sẽ chinh phục những thực khách khó tính nhất.
Chủ quán vui vẻ mời chúng tôi ăn bánh, vừa kể chuyện những ngày đầu anh chị lên ngọn núi cao nhất miệt Thất Sơn này cư trú cách đây 20 năm. Câu chuyện kéo dài theo những tiếng mưa rì rào xuyên qua lớp lá rừng. Các quán bánh xèo trên núi Cấm đều bán đúng giá niêm yết nên du khách có thể yên tâm thưởng thức đặc sản trên độ cao hơn 700m này.
Câu chuyện của người chủ quán chỉ dừng lại khi chúng tôi từ giã trở xuống núi. Bằng sự thân tình, anh chị tiễn chúng tôi với tấm lòng của những người bạn với lời hứa ngày gặp lại sẽ không xa. Dù đã đến thăm núi Cấm nhiều lần nhưng đây là lần đầu tiên để chúng tôi tận hưởng bầu không khí trong lành của nơi này trong những ngày mưa. Bởi thế, nếu thực sự yêu thích thiên nhiên hùng vĩ nơi đây, bạn nên thử một lần “check-in” núi Cấm vào những ngày mưa!
THANH TIẾN
Theo baoangiang.com.vn
7 thực phẩm mẹ không nên ăn khi cho con bú để tránh làm mất sữa
Sau sinh là thời điểm mẹ cần tích lũy dinh dưỡng tạo sữa cho con bú. Tuy nhiên có những loại thực phẩm mẹ nên kiêng bởi nó không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Bông cải xanh
Bông cai xanh là một loại rau rất tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên theo kinh nghiệm dân gian, mẹ ăn bông cải xanh có thể gây đầy hơi và làm bé bị ngứa ngáy, trướng bụng. Nhưng tình trạng này không xảy ra với tất cả mọi người.
Bông cải xanh (Ảnh minh họa)
Tốt nhất, nếu nghi ngờ bông cải xanh là thủ phạm, mẹ có thể ngừng ăn vài ngày để theo dõi triệu chứng của bé có tiến triển tốt hơn không. Sau đó có thể ăn lại với một lượng nhỏ từ từ để xem phản ứng của bé, mẹ cũng lưu ý là không nên ăn sông vì có thê khiên tình trạng đây hơi của bé trâm trọng hơn.
Măng tươi
Măng tươi vốn dĩ là thực phẩm cấm kỵ với mẹ bầu và tất nhiên sau sinh cũng như thế. Trong măng tươi có một chất gây độc nếu mẹ ăn với lượng nhiều và ăn liên tục chất độc này đi vào sữa mẹ, con bú phải sẽ ảnh hưởng hệ tiêu hóa và sự phát triển trí não trong những tháng năm đầu đời. Ngoài ra, măng cũng được xem là lọai thực phẩm có tính nóng, làm giảm tiết sữa.
Tỏi, ớt
Tỏi và ớt có thể làm chất lượng sữa của mẹ bị giảm sút (Ảnh minh họa)
Tỏi và ớt là hai loại gia vị có tính nóng cao, được cho là thực phẩm kiêng ăn khi cho con bú. Thoạt đầu ai cũng nghĩ vì có tính nóng nên sẽ tốt cho mẹ sau sinh giúp làm ấm cơ thể nhưng thực chất ăn nhiều lại hại, dễ khiến mẹ bị hậu sản. Ngoài ra, tính nóng ấy cộng với vị cay và mùi đặc trưng sẽ làm chất lượng sữa mẹ giảm sút. Trẻ sơ sinh nhạy cảm với mùi vị lạ nên khi bú vào con sẽ khó chịu, trằn trọc, quấy khóc, lười bú.
Bạc hà
Trà bạc hà thường được dùng làm phương thuốc để ngưng tiết sau giai đoạn cai sữa cho bé. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đã chỉ ra rằng, trong bạc hà có một số thành phần có thể làm giảm lượng sữa của mẹ. Do đó, trong giai đoạn đang cho con bú, mẹ không nên sử dụng bạc hà để tránh làm mất sữa.
Các sản phẩm từ bơ sữa
Các sản phẩm từ bơ sữa có thể khiến trẻ dễ bị dị ứng (Ảnh minh họa)
Rất nhiều trẻ không thể dung nạp được các sản phẩm từ bơ sữa, do đó khi mẹ ăn những thực phẩm này có thể khiến bé bị dị ứng, nôn ói, chàm, không ngủ được. Thậm chí còn gây các vết đỏ khô ráp trên da có xu hướng bị hở, lở loét và chảy nước. Khi ây, mẹ hãy ngưng dùng các sản phâm từ bơ, sữa này môt thời gian đê kiêm tra nhé.
Đồ uống ướp lạnh
Đồ ăn thức uống ướp lạnh, cho thêm đá lạnh rất có hại đối với sản phụ. Ngoài khiến cơ thể mẹ dễ bị đau yếu, nhiễm bệnh thì nó còn chặn đứng việc tiết sữa. Thông thường, nêu mỗi lần ban ngày ăn uống đồ lạnh thì ban đêm sữa mẹ sẽ ít hẳn, bầu ngực ít căng hơn, con bú một lát là ngực sẽ mềm nhũn liền. Vì vậy, tốt nhất mẹ nên kiêng bớt kiểu ăn uống này lại, ưu tiên đồ ấm nóng sẽ tốt hơn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Lá lốt
Lá lốt cũng có thể khiến quá trình tiết sữa của mẹ không ổn định (Ảnh minh họa)
Lá lốt là một trong những thực phẩm hàng đầu làm ngưng tiết sữa sau khi cho con bú, nên nêu mẹ ăn lá lốt thường xuyên có thê bị mât sữa nhanh chóng. Điều này hoàn toàn có cơ sở vì lá lốt tính nóng và nó nặng mùi nên khiến sữa mẹ có mùi, con chê ít bú. Việc bú ít khiến quá trình tiết sữa không ổn định, lâu dần sẽ khiến sữa ít đi thậm chí là mất hẳn.
Theo giadinhvietnam
Cách làm chả bò lá lốt cực đơn giản Cách làm cực đơn giản nhưng hương vị thì khỏi chê với chả bò lá lốt. Để Homnayangi.vn bật mí cho bạn cách làm món chả bò lá lốt này nhé. Nguyên liệu làm chả bò lá lốt cho 3 người: - 500g thịt bò - 100g thịt heo băm nhỏ (phần nhiều mỡ) hoặc 1 chút mỡ heo - Lá lốt, tỏi,...