Trải nghiệm leo núi tại Hà Nội
Hãy cùng trải nghiệm leo đỉnh, cắm trại tại Hàm Lợn, lên vùng núi đá vôi Mỹ Đức ngắm “Vịnh Hạ Long không sóng”, hay tới đỉnh Ba Vì (nóc nhà Hà Nội) ngắm hoa, viếng các ngôi đền…
Trải nghiệm đỉnh Hàm Lợn
Đỉnh Hàm Lợn thuộc dãy núi Độc Tôn, huyện Sóc Sơn luôn là cái đích chinh phục khám phá vào dịp cuối tuần, ngày nghỉ của nhiều người. Nằm cách trung tâm Hà Nội gần 40km, nên du khách có thể chinh phục nơi đây chỉ trong 1 ngày (leo núi) hoặc 2 ngày (kết hợp cắm trại). Từ nội thành, du khách xuất phát theo hướng cầu Thăng Long ra Quốc lộ 2, rẽ về phía huyện Sóc Sơn, đi qua Việt Phủ Thành Chương là tới chân núi Độc Tôn. Hồ Suối Bàu (hay còn có tên hồ Hàm Lợn) là một hồ nước lớn, trong xanh giữa núi rừng hùng vĩ. Đây là điểm tập kết của các nhóm du khách để xuất phát leo đỉnh Hàm Lợn.
Đỉnh Hai Ngọn hùng vĩ giữa núi rừng Mỹ Đức.
Sau khi gửi xe và được sự chỉ dẫn tận tình của người dân bản địa, du khách có thể chinh phục đỉnh núi bằng cung đường hiểm trở, khó khăn thay vì đường mòn quen thuộc. Sau một đoạn leo dốc thoai thoải băng rừng thông, rừng keo, bắt đầu rẽ ra con suối cạn để lên đỉnh núi. Cung đường này thích hợp cho những người ưa mạo hiểm, và chỉ có thể đi vào mùa khô. Nhiều đoạn mọi người phải bám tay vào các vách đá, gốc cây đu người lên phía trước, rồi nắm tay nhau để khỏi bị trơn trượt khi đi trên các phiến đá ở suối.
Mây bay lãng đãng trên cung đường leo lên đỉnh Hàm Lợn.
Phải mất khoảng 3 giờ vừa đi, vừa nghỉ du khách sẽ tới đỉnh Hàm Lợn ở độ cao 462m. Đỉnh Hàm Lợn chính là nóc nhà của Hà Nội cũ, khi Hà Tây chưa sáp nhập. Đỉnh Hàm Lợn xưa kia có tên là Chân Chim, nơi đồn trú của các nghĩa sĩ đội quân nông dân do “Quận Hẻo” Nguyễn Danh Phương làm thủ lĩnh. Họ đứng lên khởi nghĩa chống lại tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, giữa thế kỷ 18. Ngày nay cái tên Hàm Lợn trở nên phổ biến bởi hình dáng của núi giống y chỗ nhô ra của hàm con lợn.
Núi và hồ Tuy Lai trùng điệp được ví như “Vịnh Hạ Long không sóng”.
Phong cảnh trên đỉnh Hàm Lợn thoáng đãng với mầu xanh ngút ngàn của núi rừng, xa xa là làng mạc, ruộng đồng ẩn hiện trong sương khói. Đỉnh Hàm Lợn nổi tiếng với loài hoa sim. Vào dịp đầu hè, chúng ta có thể nhìn thấy bạt ngàn những đồi hoa sim nở tím biếc giữa cỏ cây xanh tươi. Ở đây mọi người có thể check-in những bức ảnh đẹp, dựng lều ngủ qua đêm để đón xem bình minh ngày mới, hay tổ chức các trò chơi vận động tập thể…
Leo núi “Vịnh Hạ Long không sóng”
Ở ngoại thành Hà Nội có một nơi non xanh, nước biếc suốt 4 mùa như bức tranh thủy mặc, được du khách ví là “Vịnh Hạ Long không sóng”. Đó chính là khu hồ Tuy Lai và hồ Quan Sơn (huyện Mỹ Đức). Nằm cách trung tâm Hà Nội hơn 50km, du khách đi theo hướng Ngã Tư Sở đi Ba La, rồi rẽ vào Quốc lộ 21B xuôi về huyện Mỹ Đức. Khi đến địa phận xã Hồng Sơn bắt đầu vào vùng lòng hồ Tuy Lai, du khách chiêm ngưỡng một khung cảnh làng quê thanh bình, với hồ nước mênh mông chạy theo con đường liên xã, xa xa là dải núi đá vôi xanh thẳm.
Video đang HOT
Cung đường lên núi Ba Vì tuyệt đẹp trong nắng thu.
Du khách cần chuẩn bị đầy đủ tư trang leo núi ở thôn Vĩnh An, xã Hồng Sơn. Bởi đỉnh Phổ Đà Sơn là một trong những đỉnh núi cao, hùng vĩ nhất bên hồ Tuy Lai. Để lên đỉnh núi cao hơn 600m này, du khách phải có sức khỏe tốt và chọn những ngày mát mẻ, khi leo sẽ đỡ tốn sức. Từ chân núi bên chùa Quan Âm, du khách đi trên những bậc đá theo lối người dân bản địa thường lên chùa Cao. Những bậc đá rêu phong được người xưa làm có độ dốc lớn, men theo sườn núi khiến người leo phải chồn chân, mỏi gối.
Leo núi Ba Vì giữa mùa hoa dã quỳ nở vàng.
Tuy nhiên cảnh quan 2 bên đường với những khoảng nước xanh vời của vùng lòng hồ được điểm xuyết bởi mấy chiếc thuyền giăng lưới của dân chài, xa xa trong làn khói nắng thu là những làng quê trù phú, giúp du khách quên đi cái mệt mỏi. Trên lưng chừng núi, du khách sẽ bắt gặp những dãy núi đá vôi trập trùng, nhấp nhô trên hồ nước, trên những khoảng nước phẳng lặng phủ bèo, sen và hoa súng hoang sơ, đầy hương sắc. Đấy chính là “Vịnh Hạ Long không sóng” trước mắt mọi người.
Từ chùa Cao lên đỉnh Phổ Đà Sơn là cung đường leo khó nhằn nhất. Không còn bậc đá, mọi người phải leo theo đường mòn, qua những bụi cây, mỏm núi. Một số đoạn khó leo, các chàng trai cô gái phải dùng tay đu bám vách đá để lên phía trước. Sau gần 1 giờ mướt hồ môi từ chùa Cao, mọi người sẽ tới đỉnh Phổ Đà Sơn. Ở đây có khu hang động Ngọc Long (dân bản địa vẫn quen gọi động Quan Âm).
Đứng bên cửa động, gió thổi ào ào, mát rượi khiến những giọt mồ hôi trên cơ thể tan biến trong vài phút. Khung cảnh đỉnh Phổ Đà Sơn vô cùng ấn tượng. Đứng từ đây nhìn ra phía trước, chúng ta sẽ thấy màu xanh bạt ngàn, với đỉnh Hai Ngọn hùng vĩ, sừng sững, xa xa là đỉnh Bàn Cơ… Tất cả đều cao từ 500-700m, và còn nguyên vẻ đẹp hoang sơ.
Muốn tiếp tục khám phá cung đường “Vịnh Hạ Long không sóng” hùng vĩ, du khách sẽ leo tiếp lên đỉnh Cột Cờ. Tại đây, du khách chèo thuyền tay từ bến đỗ hồ Quan Sơn vào đảo Hoa Quả Sơn. Sau khi dừng thuyền, mọi người bắt đầu leo bộ trên đường mòn men theo những gốc cây rừng, trơn trượt vô cùng khó đi. Phải luồn lách qua nhiều đoạn đường sườn núi địa hình khá hiểm trở, mọi người mới nhìn thấy lá cờ đỏ sao vàng cắm trên vách đá.
Lên núi Ba Vì ngắm hoa, viếng đền
Nằm cách trung tâm Hà Nội hơn 60km, Vườn quốc gia Ba Vì có đỉnh núi Vua cao hơn 1.296m (nóc nhà của Hà Nội), gần đó là đỉnh Tản Viên cao 1.281m. Đây chính là điểm đến thú vị để du khách có thể thực hiện các chuyến du lịch dã ngoại, leo núi. Sau khi mua vé tham quan ở cổng Vườn quốc gia Ba Vì, mọi người sẽ lên xe để chinh chiến quãng đường đèo dốc men theo sườn núi. Khung cảnh mùa thu ở Vườn quốc gia Ba Vì tuyệt đẹp với ánh nắng ban sáng xuyên xuống những tán cây rậm rạp.
Thong dong trên con đường uốn lượn, chúng ta như được lạc vào miền cổ tích diệu kỳ. Dọc đường lên núi, du khách có thể dừng xe ngắm cảnh, hoặc leo bộ sang ngang để khám phá những khu biệt thự, nghỉ dưỡng được xây từ thời Pháp thuộc. Đây là những công trình người Pháp đã xây từ hơn 100 năm trước bằng chất liệu đá ong. Giờ đây, các công trình này đã đổ vỡ, chỉ còn vài bức tường rêu phong cổ kính. Đây là nơi rất đông du khách tò mò khám phá và chụp ảnh.
Đặc biệt, ở đoạn lưng chừng núi trên độ cao 600-700m, du khách sẽ được chiêm ngưỡng đồi hoa dã quỳ vàng rực cuối thu (cuối tháng 10 đến hết tháng 11). Mầu vàng hoa dã quỳ xen giữa núi rừng Tản Viên như những tấm thảm thêu vẻ đẹp của tạo hóa. Dã quỳ như loài hoa biểu tượng cho tình yêu son sắt thủy chung của chàng Sơn Tinh và nàng Mị Nương từ ngàn đời. Hoa vẫn vươn lên trong gió mưa, sương giá để tỏa hương sắc dưới ánh nắng thu. Chính vì vẻ đẹp thuần khiết và ý nghĩa biểu tượng bất tử của loài hoa nên Ba Vì luôn luôn đông bạn trẻ tới thăm, leo núi vào mỗi mùa hoa nở.
Từ điểm dừng xe cuối cùng, ở độ cao 800-900m, tại đây, du khách có 2 lựa chọn: leo lên đỉnh viếng đền Bác Hồ hoặc đền Thượng. Đây là cung đường leo núi khá tốn sức khi phải trải qua 1.000-1.300 bậc đá dốc. Khi đã chinh phục thành công và đứng trên 2 đỉnh núi cao nhất, nhì Hà Nội, du khách sẽ bị choáng ngợp bởi khung cảnh mây trời bao la, rừng thẳm trùng điệp. Cảm giác sảng khoái chẳng kém gì núi vùng cao Tây Bắc.
Từ đỉnh núi Vua, du khách lắng mình trang nghiêm viếng đền thờ Bác Hồ, ngắm tòa bảo tháp 13 tầng uy nghi vươn lên giữa rừng xanh. Ở đây hiện có tấm bia đá trích điếu văn trong tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh (tháng 9-1969) của Ban Chấp hành TƯ Đảng Lao động Việt Nam… Còn trên đỉnh Tản Viên, du khách sẽ được viếng đền Thượng cổ kính nằm bên sườn núi và thả hồn mình vào trốn vi vu hoài niệm về miền truyền thuyết của cuộc chiến ngàn đời Sơn Tinh-Thủy Tinh…
Ngoài những cung đường trên, xung quanh Hà Nội còn nhiều điểm khác thích hợp cho chuyến leo núi, dã ngoại, như: núi Thầy (huyện Quốc Oai), núi Trầm (huyện Chương Mỹ), núi Hương Sơn (huyện Mỹ Đức).
Vài lưu ý cho du khách khi leo núi, cắm trại quanh Hà Nội:
- Chuẩn bị giầy leo núi chuyên dụng để tránh trơn trượt và đau chân.
- Mang theo áo mưa để phòng thời tiết bất thường.
- Mang theo chăn mỏng phòng lạnh khi cắm trại ngủ qua đêm.
- Nên chuẩn bị trước đồ ăn, nước uống và một số thuốc trị côn trùng, dầu gió.
- Dọn dẹp rác thải, bảo vệ môi trường, cảnh quan những điểm dã ngoại.
Văn Hải- Hà Cầm Linh
Theo saigondautu.com.vn
Khai mạc Lễ hội hoa tam giác mạch, du khách nườm nượp đến Hà Giang
Tối 16/11, Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ V - 2019 với chủ đề "Sắc hồng cao nguyên đá" dã được khai mạc tại sân vận động trị trấn Đồng Văn.
Lễ hội sẽ không đơn thuần chỉ giới thiệu hoa tam giác mạch mà còn mang đến trải nghiệm về chợ tình Khâu Vai, ngủ lều trại trên cao nguyên đá... cho du khách.
Lễ hội hoa tam giác mạch 2019 là sự kết hợp mềm mại giữa các tiết mục âm nhạc nghệ thuật với trải nghiệm các sản phẩm du lịch tại Hà Giang. Tại đây, du khách cũng có cơ hội giao lưu, trải nghiệm làm bánh tam giác mạch Hà Giang và làm bánh mochi - sử dụng nguyên liệu tam giác mạch cùng các nghệ nhân Nhật Bản.
Tại thị trấn Đồng Văn những ngày chuẩn bị diễn ra lễ hội đã thu hút hàng nghìn du khách trong nước và quốc tế. Bởi vì, ngoài việc trải nghiệm với lễ hội, tháng 11 là thời gian đẹp nhất để du khách có thể tham gia vào các hoạt động và thăm quan cảnh quan hùng vĩ của Hà Giang.
Trưởng ban Dân vận T.Ư Trương Thị Mai và Bí thư tỉnh uỷ Hà Giang Đặng Quốc Khánh khai trương gian hàng nông sản 'Kỳ vĩ Hà Giang'. Nông sản Hà Giang sẽ có mặt tại hơn 1000 siêu thị Vinmart, Vinmart trên phạm vi toàn quốc.
Tuy nhiên, với điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn, cách làm du lịch còn bộc lộ nhiều điểm chưa hấp dẫn, chính vì vậy, trong khuôn khổ của lễ hội lần này, UBND tỉnh Hà Giang, UBND tỉnh Yên Bái và Bộ VHTT&DT đã phối hợp tổ chức, hội thảo "Liên kết vùng trong chiến lược phát triển kinh tế - du lịch Hà Giang và các tỉnh Đông - Tây Bắc". Hội thảo diễn ra chiều 16/11 tại huyện Đồng Văn, Hà Giang để tìm giải pháp kết nối Hà Giang với các tỉnh xung quanh, phát triển du lịch Hà Giang theo hướng bền vững.
Hội thảo Liên kết vùng trong chiến lược phát triển kinh tế - du lịch Hà Giang và các tỉnh Đông - Tây Bắc nhằm thúc đẩy phát triển du lịch Hà Giang và các tỉnh Đông - Tây Bắc.
Hội thảo có gần 20 tham luận của các nhà quản lý văn hóa, các nhà khoa học trong nước và quốc tế đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Ba Lan, Đức, Đan Mạch... Nhiều tham luận đánh giá cao tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Hà Giang trong liên kết vùng về kinh tế, du lịch với các tỉnh Đông - Tây Bắc.
Phát biểu tại hội thảo, Bí thư tỉnh uỷ Hà Giang Đặng Quốc Khánh cho hay: Tiềm năng của Hà Giang là rất phong phú, nhiều nét hoang sơ, độc đáo, cùng với bản sắc văn hóa đa dạng. Cao nguyên đá Đồng Văn được nhận diện như một tài nguyên du lịch độc đáo riêng có của Hà Giang tại Việt Nam bởi sự hùng vĩ, độc đáo và mang nhiều giá trị về văn hóa, khảo cổ.
Những năm gần đây, du khách bắt đầu có những nhận biết về Hà Giang với tư cách là một điểm đến mới hấp dẫn, Hà Giang còn là vùng đất có lịch sử văn hoá lâu đời, nơi hội tụ, sinh sống của 19 dân tộc anh em cũng như những lễ hội như Lễ hội hoa tam giác mạch (tổ chức thường niên vào tháng 11 hàng năm), Chợ tình Khâu Vai, huyện Mèo Vạc (tổ chức thường niên vào tháng 3 âm lịch); Lễ hội ruộng bậc thang Hoàng Su Phì (tổ chức thường niên vào tháng 10 hàng năm).
Lễ hội hoa tam giác mạch chính thức khai mạc hứa hẹn một mùa du lịch hấp dẫn tại Hà Giang
Ngoài ra Hà Giang còn có các di tích lịch sử, văn hóa, như: Cột cờ Lũng cú - Đồng Văn; Khu di tích dinh thự nhà Vương (hay còn gọi là Vua mèo)... Đây là những điều kiện thuận lợi để Hà Giang xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia với du lịch xanh và bền vững thông qua các loại hình như: du lịch sinh thái, cộng đồng, thăm quan, trải nghiệm theo hướng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, giá trị khảo cổ và bảo vệ môi trường.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Thị Thanh Hương cho biết: Việc liên kết du lịch vùng khu vực Đông - Tây Bắc là chiến lược quốc gia, đã được triển khai từ lâu. Tuy nhiên, theo bà Hương, để phát triển du lịch Đông - Tây Bắc đạt hiệu quả hơn, các địa phương cần tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm đặc thù, tạo dựng thương hiệu cho du lịch vùng.
Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại giao văn hoá và UNESCO (Bộ Ngoại giao) Trần Quốc Khánh cũng cho rằng: Tiềm năng phát triển du lịch, kết nối di sản của các tỉnh Đông - Tây Bắc rất lớn. Hiện nay, khu vực này có tổng cộng 7 di sản thế giới, trong đó có 4 di sản phi vật thể, 2 cao nguyên đá (là cao nguyên đá Đồng Văn và non nước Cao Bằng) được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Việc phát triển du lịch của vùng Đông - Tây Bắc đã mang đến lợi ích lớn về phát triển kinh tế, du lịch, văn hoá, để người dân và du khách cùng hưởng lợi.
Amazing Hà Giang - Hà Giang kỳ vĩ là bộ nhận diện thương hiệu mới vừa được Sở VHTT&DL Hà Giang phối hợp các nhà đầu tư, các công ty lữ hành thực hiện. Cảm hứng sáng tạo nên logo đến từ chính những nét kỳ quan mà tạo hóa đã ban cho sông núi Hà Giang, mặt trời huy hoàng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh và ráng hoàng hôn màu cam cháy trên biển mây Chiêu Lầu Thi. Lớp lớp sóng ruộng bậc thang Hoàng Su Phì quyến rũ làm nên nét lượn xanh ngắt bên cạnh dáng núi sừng sững.
Và dòng sông Nho Quế uốn lượn dưới chân đèo Mã Pì Lèng ngoạn mục tạo nét thủy mềm mại hoàn thiện biểu trưng. Cuối cùng, những sắc màu rực rỡ của logo tượng trưng cho sự giàu có và phong phú của bản sắc văn hóa Hà Giang, với nụ cười và vẻ đẹp của 19 dân tộc anh em chung sống hòa hợp và gắn kết.
Amazing Hà Giang - Hà Giang kỳ vĩ là bộ nhận diện thương hiệu mới vừa được Sở VHTT&DL Hà Giang phối hợp các nhà đầu tư, các công ty lữ hành thực hiện. Cảm hứng sáng tạo nên logo đến từ chính những nét kỳ quan mà tạo hóa đã ban cho sông núi Hà Giang, mặt trời huy hoàng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh và ráng hoàng hôn màu cam cháy trên biển mây Chiêu Lầu Thi. Lớp lớp sóng ruộng bậc thang Hoàng Su Phì quyến rũ làm nên nét lượn xanh ngắt bên cạnh dáng núi sừng sững.
Và dòng sông Nho Quế uốn lượn dưới chân đèo Mã Pì Lèng ngoạn mục tạo nét thủy mềm mại hoàn thiện biểu trưng. Cuối cùng, những sắc màu rực rỡ của logo tượng trưng cho sự giàu có và phong phú của bản sắc văn hóa Hà Giang, với nụ cười và vẻ đẹp của 19 dân tộc anh em chung sống hòa hợp và gắn kết.
Theo kinhtedothi.vn
Đầm nước được ví như vùng vịnh không sóng Đầm Vân Long được biết đến bởi sự yên bình trong không gian của những ngọn núi đá vôi và mặt nước phẳng lặng in bóng mây trời. Cách Hà Nội khoảng 80 km về phía nam, đầm Vân Long được xem là "vùng đất huyền thoại" với khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất đồng bằng Bắc Bộ. Chỉ...