Trải nghiệm Lenovo Ideapad L340 Gaming: Laptop cấu hình vô địch tầm giá cho game thủ
Lenovo Ideapad L340 Gaming thực sự rất mạnh với cái giá dưới 18 triệu đồng của mình, cấu hình đúng nghĩa vô địch trong phân khúc giá rẻ.
Với số tiền khoảng 18 – 19 triệu đồng đổ lại, game thủ sẽ khó mà kiếm được một chiếc laptop ưng ý để phiêu lưu trong thế giới ảo bởi hiếm có sản phẩm nào sở hữu cấu hình đủ mạnh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Lenovo Ideapad L340 Gaming thực sự đã thỏa mãn được khá nhiều người với phần cứng bên trong mạnh mẽ của mình.
Cụ thể thì Lenovo Ideapad L340 Gaming sở hữu CPU Intel Core i5 9300H cùng VGA GTX 1050 3GB, RAM lên tới 8GB gần như đáp ứng tốt hoàn toàn các nhu cầu chơi game phổ thông. Sau đây sẽ là phần đánh giá chiếc laptop này.
Thiết kế bên ngoài
Lenovo Ideapad L340 Gaming có vỏ ngoài hoàn toàn làm bằng nhựa, phần nắp lưng được sơn vân giả kim loại trông khá đẹp mắt. Tuy nhiên lớp nhựa này khá mỏng, dễ dàng biến dạng khi có lực tác động trực tiếp vào bề mặt, bù lại nó khá dẻo nên quay trở lại hình dạng cũ dễ dàng.
Nhìn từ bên ngoài thì Lenovo Ideapad L340 Gaming khá là ‘hiền’, không khác nhiều so với những mẫu laptop phổ thông. Game thủ có thể mang đi học, đi làm mà chẳng sợ gây ra sự chú ý lớn bởi vẻ ngoài hầm hố. Đây vừa là điểm mạnh nhưng cũng là điểm yếu nếu bạn thích sự nổi bật.
Mặt đáy của Lenovo Ideapad L340 Gaming cứng cáp hơn hẳn, có cổng hút gió tản nhiệt lớn.
Phía sau của laptop không có cổng kết nối nào.
Cạnh phải cũng trơn, chỉ có mỗi khe khóa Kensington.
Toàn bộ cổng kết nối đều ở cạnh trái gồm nguồn, LAN, HDMI, 2 x USB A, jack 3.5mm và USB C.
Dễ dàng nhận ra rằng Lenovo Ideapad L340 Gaming tập trung toàn bộ cổng kết nối về phía bên cạnh trái của máy. Thiết kế này tương đối tiện lợi, dễ tìm cổng và ít khi bị vướng dây, đơn giản bởi phần lớn mọi người dùng chuột bằng tay phải thì sẽ không bị di mạnh chạm vào những thứ cần kết nối với laptop.
Đi vào bên trong, cảm giác đầu tiên khi mở chiếc laptop Lenovo Ideapad L340 Gaming ra là khớp chưa được chắc chắn, màn hình sẽ hơi bị rung nhẹ một chút. Tuy nhiên bù lại thì nó khá linh hoạt, có thể mở gần 180 độ.
Khu vực mặt kê tay của Lenovo Ideapad L340 Gaming được làm vô cùng chắc chắn, build cực tốt hoàn toàn khác xa với bề mặt bên ngoài. Bạn gần như không thể ấn mạnh để làm ‘lún’ được bề mặt này chút nào. Đây là tiền đề cho một bộ ‘gõ phím’ ngon lành của chiếc laptop này.
Bàn phím và touchpad
Bàn phím trên chiếc laptop này vừa đẹp vừa ngon, khó có sản phẩm nào trong tầm giá này hoặc hơn một chút có được chất lượng tốt như thế này. Cảm giác gõ rất vừa tay, hoàn toàn không xảy ra hiện tượng ‘flex’, hành trình và phản hồi cũng rất tuyệt vời. Cộng thêm với đèn LED nền sáng đẹp lung linh trong bóng đêm, gần như chẳng thể chê được điều gì.
Video đang HOT
Điểm khó chịu duy nhất là nút lên xuống hơi nhỏ, tuy nhiên cũng không đáng nhắc tới lắm.
Touchpad của Lenovo Ideapad L340 Gaming có thiết kế ở giữa nút cách, kích thước hơi nhỏ một chút so với máy. Cảm giác di trơn, hỗ trợ các tác vụ đa điểm ngon lành, tuy nhiên nút bấm vật lý theo dạng bấm cả cụm xuống hơi cứng. Dù sao với các game thủ thì việc mang theo chuột là tất yếu nên touchpad gần như chỉ để chống cháy trong trường hợp khẩn cấp mà thôi.
Một tính năng khá thú vị mà Lenovo trang bị trên chiếc laptop này là cụm ‘che’ webcam bằng cần gạt vật lý ngay phía trên. Nếu bạn muốn riêng tư hơn và ngăn chặn hacker do thám mình thì chỉ cần ‘tạch’ 1 phát là xong!
Cụm che webcam vật lý khá thú vị trên Lenovo Ideapad L340 Gaming, gạt như hình là che kín luôn.
Màn hình
Màn hình của Lenovo Ideapad L340 Gaming sử dụng panel TN, độ phân giải full HD 1080p, màu sắc tươi tắn và độ sáng tốt, phù hợp với nhu cầu sử dụng bình thường như chơi game, giải trí. Tuy nhiên nếu bạn cần một chiếc máy tính để thiết kế đồ họa thì thực sự là khá tệ.
Nguyên nhân đơn giản bởi panel TN khó mà đáp ứng được các nhu cầu khắt khe và chuyên biệt của việc chỉnh sửa ảnh, thiết kế khi màu sắc bị sai lệch khá nhiều so với file in, lại biến màu lớn khi thay đổi góc nhìn.
Thực tế thì Lenovo Ideapad L340 Gaming nhắm tới các nhu cầu gaming giá rẻ nên màn hình chỉ ở mức ‘dùng được’ cũng là điều dễ hiểu. Nó không đến nỗi tệ nhưng chắc chắn là chẳng thể gọi là ngon lành.
Cấu hình phần cứng
CPU: Intel Core i5 9300H
VGA: GTX 1050 3GB
RAM: 8GB DDR4
HDD: 1TB 5400RPM
Dễ dàng nhận ra điểm yếu của cấu hình này chính là chiếc HDD tốc độ chậm, nó khiến cho trải nghiệm dùng bình thường của chiếc Lenovo Ideapad L340 Gaming bị ‘chán’ đi rất nhiều bởi game thủ phải đợi khá lâu khi bật phần mềm, trò chơi…
Cấu hình khi kiểm tra bằng phần mềm.
Sử dụng thực tế
Trước hết chúng ta sẽ thử thách Lenovo Ideapad L340 Gaming với một số ứng dụng ‘cân đo đong đếm’ cơ bản như 3D Mark, PC Mark…
Điểm số 3D Mark khá ổn.
PC Mark 10 với con số 3500 cũng tương đối ngon.
Điểm số của CPU qua Cinebench cũng khá ổn.
Nhìn chung, cấu hình của Lenovo Ideapad L340 Gaming thuộc dạng quá ngon trong tầm giá và các phần mềm benchmark sẽ không ‘lừa dối’ gì bạn cả. Tuy nhiên lời khuyên chân thành là game thủ cần phải thay / nâng cấp ngay chiếc HDD thành SSD nếu muốn trải nghiệm chiếc laptop này một cách hoàn thiện nhất!
Một điểm nhỏ trong quá trình trải nghiệm Lenovo Ideapad L340 Gaming: Loa của laptop này khá to, chống cháy tạm ổn bởi nó có âm thanh trong trẻo mặc dù hơi thiếu dải bass.
Tiếp đến sẽ là phần quan trọng nhất của chiếc laptop này: Trải nghiệm gaming!
Lenovo Ideapad L340 Gaming với CPU i5 9300H và VGA GTX 1050 có thể chiến mượt tất cả các game dạng esport phổ thông trên thị trường. Liên Minh Huyền Thoại, DOTA 2, CS:GO hay cả PUBG đều tốt:
PUBG ở thiết lập thấp, luôn loanh quanh 60 fps khá mượt.
Thiết lập cao của CS:GO cũng từ 50 – 60fps, giảm xuống thì sẽ mượt hơn.
DOTA 2 với mức thiết lập cao.
Mức tiêu thụ điện của CPU trên Lenovo Ideapad L340 Gaming được giới hạn ở khoảng 20W, chơi game thông thường thì chỉ loanh quanh 18W đổ lại nên không ảnh hưởng gì mấy nhưng nếu chơi game nặng ‘ăn’ khả năng xử lý lớn thì đôi khi sẽ bị sụt khung hình. Tuy vậy, các game chủ yếu đòi hỏi VGA mạnh nên chẳng mấy khi bạn gặp vấn đề này. Dưới đây là thử nghiệm với Final Fantasy XV Benchmark vẫn rất ổn:
Nhiệt độ và độ ồn
Nhìn chung thì Lenovo Ideapad L340 Gaming có nhiệt độ ở mức rất tốt với một chiếc laptop gaming, chơi khoảng nửa tiếng thì CPU và VGA đều giữ ở mức 74 – 75 độ C – cực hoàn hảo. Tuy vậy bề mặt đặt tay thì hơi nóng một chút, không đến nỗi rực cả tay lên nhưng mà vẫn thấy có chút ấm ấm, không mát lạnh như thường.
Khi vận hành Lenovo Ideapad L340 Gaming khá yên lặng, chơi game thì chỉ ồn hơn một chút tiếng gió thôi chứ không bị ‘hú’ ầm ầm.
Khe thổi gió ra ngoài của Lenovo Ideapad L340 Gaming.
Thời lượng pin
Lenovo Ideapad L340 Gaming thực sự không có thời lượng pin tốt, chỉ khoảng 1,5 tiếng sử dụng bình thường (lướt web nghe nhạc xem youtube). Nếu chơi game thì còn ngắn hơn nữa! Gần như bạn sẽ phải dính với cục sạc mỗi khi dùng chiếc laptop này.
Cục sạc gần như không thể rời của Lenovo Ideapad L340 Gaming.
Đây là điều dễ hiểu bởi phần lớn các loại laptop gaming đều không thể trụ lâu với cục pin của mình. Đơn giản bởi cấu hình mạnh luôn ăn công suất lớn nên thời lượng pin gần như chỉ để chống cháy, đôi khi là chơi nốt rồi save game mà thôi.
Tổng kết
Lenovo Ideapad L340 Gaming thực sự rất mạnh với cái giá dưới 18 triệu đồng của mình, cấu hình đúng nghĩa vô địch trong phân khúc giá rẻ. Khả năng vận hành của chiếc máy cũng rất ổn từ chơi game tới làm việc, học tập đều tốt và chỉ cần nâng cấp SSD là mọi thứ sẽ ngon lành. Tuy vậy bạn sẽ phải đánh đổi một số thứ như màn hình chỉ ở mức đủ dùng, chất lượng build để có được những ưu điểm kể trên.
Ưu điểm:
- Cấu hình cực mạnh trong tầm giá
- Chơi game mượt
- Bàn phím siêu đẹp siêu ngon
Nhược điểm
- Build thiếu chắc chắn
- Dùng HDD nhiều lúc bị chậm
Theo GameK
Liệu Google Stadia có phải ngày tàn của những mẫu Gaming Laptop
Trong những năm gần đây thiết kế của những Gaming Laptop dần trở nên cồng kềnh và thiếu tính di động hơn điều này phần nào làm mất đi thế mạnh của một chiếc Laptop.
Còn Google Stadia hay eGPU (Card gắng rời bên ngoài) nói chung thì ngày càng trở nên dễ sử dụng hơn.
Google Stadia tương lai của ngành game.
Ngày xưa, điểm hấp dẫn của những mẫu Gaming Laptop chính là khả năng tiện dụng, bạn có thể tận hưởng những tựa game PC đỉnh cao mọi lúc mọi nơi. Đó là còn chưa kể thời điểm đó với kích thước nhỏ gọn, bạn có thể cất chúng ở bất cứ đâu sau khi dùng xong khác hẳn với những cỗ máy PC cồng kềnh, choán chỗ còn kém tính di động.
Ngày tàn của những mẫu Laptop đang tới gần.
Tuy nhiên từ năm 2019 đến nay, đã có nhiều sự thay đổi lớn diễn ra. Việc những mẫu eGPU không ngừng cải thiện để đáp ứng nhu cầu chơi game di động và sự ra đời của những dịch vụ stream game đỉnh cao tới từ những ông lớn làng công nghệ như Google Stadia hoặc Project xCloud cung cấp cho game thủ nhiều sự lựa chọn hon trong vấn đề trải nghiệm game đỉnh (Red Dead Redemption 2 là một ví dụ). Khả năng stream game tới những thiết bị khác mọi lúc, mọi nơi (quán cà phê, ký túc xá, sân bay,...) đồng nghĩa với bạn không cần phải tiềm kiếm khắp nơi để cắm điện cho con Gaming Laptop của bạn (Đa phần các mẫu Gaming Laptop cần cấp nguồn để card rời hoạt động ổn định).
Đó là chưa kể tới sự phát triển của những mẫu dock gắng ngoài cho card màn hình như ASUS ROG-XG-Station-2, Aorus Gaming Box dễ dàng biến chiếc cả những mẫu Ultrabook thành những con quái vật có thể chiến mọi game 4K tại nhà của bạn. Những công nghệ này ngày càng khiến những mẫu Gaming Laptop mất đi những lợi thế vốn có của mình trong mắt người tiêu dùng. Tất nhiên, không một ai khẳng định rằng Google Stadia và eGPU sẽ diệt chết những mẫu Gaming Laptop ngay thời điểm này, vì bên trong những công nghệ này còn nhiều điểm yếu (Google Stadia đòi hỏi đường truyền Internet tốc độ rất cao và ổn định, eGPU hiện chỉ có thể chơi game và hiệu năng kém hơn hẳn những mẫu Laptop có tích hợp card đồ hoạ bên trong). Nhưng đó chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi những công nghệ này tự hoàn thiện chính mình hoặc cơ sở hạ tầng mạng của các nước trên thế giới được nâng cao, lúc đấy sự lựa chọn của người dùng sẽ cho chúng ta biết sản phẩm nào có thể tồn tại tiếp.
Theo Game4V
Lenovo Legion Y7000: Một chiếc gaming laptop cực thông minh và hiện đại Lenovo Legion Y7000 là một thiết bị có hiệu năng cao với thiết kế bắt mắt, thời lượng pin tuyệt vời cùng với mức giá vừa phải, chưa nói là rất phù hợp đi kèm nhiều lựa chọn cấu hình khác nhau. Y7000 là thành quả đầu tiên từ việc học cách làm một chiếc laptop dùng để chơi game mà giá cả...