Trải nghiệm, khám phá miệt vườn sông nước Vĩnh Long
Nói đến Vĩnh Long du khách thường nghĩ đến Long Hồ dinh, nơi đó có 2 nhánh sông của con sông huyền thoại Mekong, nổi tiếng sông nước miệt vườn miền Tây.
Xuân về du thuyền trên sông Tiền, sông Hậu, dừng chân nơi các cù lao cây lành trái ngọt của Vĩnh Long còn thú vị nào hơn thế?
Hai dòng sông đã mang phù sa vun đắp ruộng vườn tươi tốt, cây lành trái ngọt, bốn mùa trĩu quả, hấp dẫn khách du lịch. Xuân đến du thuyền tham quan trải nghiệm khám phá miệt vườn sông nước và những làng nghể truyền thống ít nơi nào có được.
Du khách cảm nhận được gió xuân miên man trên những dòng sông Tiền, sông Hậu mát rượi. Đến Vĩnh Long, du khách có thể ghé qua cù An Bình để trải nghiệm xứ sở miệt vườn Vĩnh Long, đã tiên phong phát triển sản phẩm du lịch miệt vườn sông nước miền Tây từ 30 năm trước, là điểm đến miệt vườn sông nước một thời nổi tiếng của Đồng bằng sông Cửu Long, với những vườn du lịch Sáu Giáo, Tám Hổ, Mười Hưởng, nhà cổ Cai Cường… Không ít du khách nước ngoài mê say kiểng cổ, bonsai… cùng các lão nông tri điền nơi đây.
Du khách trải nghiệm ngồi thuyền trên sông nước Vĩnh Long
Theo nhịp thời gian, các thế hệ con cháu của các bậc lão nông tri điền tiếp bước thế hệ cha ông của mình, dồn sức người, sức của đầu tư xây dựng phát triển du lịch xứ cù lao An Bình bài bản hơn để đáp ứng nhu cầu du khách và du khách đến ngày càng nhiều hơn.
Trước đây, du khách thường đến nhà vườn tham quan, đạp xe trên đường làng rợp mát bóng cây vòng quanh cù lao thưởng thức trái cây, xem cây kiểng… trải nghiệm, ăn uống, nghỉ dưỡng. Bây giờ, du khách có thể tham quan thưởng thức vườn cây ăn trái, làng nghề làm bánh kẹo, hay tát mương bắt cá, làm vườn, câu cá, chế biến món ăn, trải nghiệm làm bánh dân gian, đốt đuốc lá dừa đi xem hát bội như thời xa xưa – của Đoàn nghệ thuật tuồng cổ Đồng Thinh, đờn ca tài tử, thưởng thức những đặc sản miệt vườn sông nước Cửu Long như: cá lóc nướng trui, cá tai tượng chiên xù cuộn bánh tráng cùng rau thơm hương đồng nội, canh chua cá, cá rô kho tộ, tôm càng kho tàu…
Hay xuôi theo dòng sông sông Hậu, du khách đến cù lao Mây khám phá trải nghiệm làng nghề bánh tránh hơn 100 năm vào mùa bánh Tết. Làng bánh tráng cù lao Mây nhộn nhịp, người pha bột, người tráng, phơi bánh… Đây là đặc sản nổi tiếng của cù lao Mây.
Bánh tráng cù lao Mây có nhiều loại như: bánh tráng nem, bánh tráng nhúng và bánh tráng nướng, bánh tráng ngọt sữa, bánh tráng thanh long, bánh tráng ớt… Bánh tráng nướng cù lao Mây nướng ăn béo giòn, thơm ngon, còn bánh tráng nem vừa ăn không mặn và dẻo dùng để cuốn tôm, cá, thịt… ăn không thể chê được.
Trải nghiệm ăn cũng là một trải nghiệm đầy thú vị với du khách
Sẵn có nguồn cá tôm sông Hậu nhất là tôm lóng hấp, cùng với thịt ba chỉ luộc hay cá tai tượng chiên xù với nhiều loại rau thơm có sẵn trong vườn gói bánh tráng nem chấm nước mắm chua hay nước nắm me thì ăn quên no.
Để làm được sản vật nổi tiếng thơm ngon, nghệ nhân làm bánh tráng cù lao Mây đã khéo léo chọn gạo, xay bột đến khâu tẻ nước và nêm nếm gia vị vừa đủ để bánh dẻo, vừa ăn. Bây giờ, bánh tráng cù lao Mây nổi tiếng được người tiêu dùng rất ưa chuộng và có mặt nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Video đang HOT
Hàng năm, cù lao Mây cung cấp hơn nửa triệu bánh tráng các loại cho mọi miền đất nước. Hiện nay, ngành Du lịch Vĩnh Long đang triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng Làng du lịch cộng đồng cù lao Mây để du lịch nơi đây phát triển xứng tầm với lợi thế tiềm năng, trở thành điểm đến mới hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Khám phá chợ nổi Trà Ôn chưa đi chưa biết miền Tây
Chợ nổi là một nét văn hóa giao thương độc đáo không thể thiếu được của vùng đất miền Tây sông nước.
Chợ nổi Trà Ôn ở Vĩnh Long là nơi không chỉ có cảnh đẹp, đồ ăn ngon mà còn có những con người dễ thương, mến khách. Trong chuyến ghé thăm Vĩnh Long sắp tới, đây là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn mà bạn nhất định không thể bỏ qua.
1. Địa chỉ chợ nổi Trà Ôn ở đâu?
Địa chỉ: thị trấn Trà Ôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
Chợ nổi Trà Ôn là khu chợ nổi cuối cùng nằm ở ngã 3 của sông Hậu và sông Mang Thít trước khi đổ ra biển. Đây không chỉ là điểm tập trung buôn bán của người dân địa phương mà còn là nơi lưu giữ nét văn hóa đặc sắc miền Tây sông nước. Bất cứ ai đến với chợ nổi Trà Ôn cũng sẽ bị hấp dẫn bởi sự nhộn nhịp, tấp nập. Hàng trăm chiếc thuyền, bè hội tụ để giao thương, trao đổi hàng hóa.
Tiếng rao hò, tiếng trò chuyện, tiếng trả giá,...tất cả tạo nên một bản âm hưởng đậm chất miền sông nước. Với hơn 1 thế kỷ tồn tại, chợ đã và đang thu hút rất nhiều lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan mua sắm mỗi ngày.
2. Nguồn gốc chợ nổi Trà Ôn
Theo lời kể của người dân địa phương, chợ nổi Trà Ôn đã có từ rất lâu. Ngày xưa đây chính là nơi trú đêm an toàn dành cho những ai đi ghe cắt lúa ở miệt Ngã Năm, Ngã Bảy, Ba Xuyên (tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau bây giờ). Những chàng trai, cô gái cũng hay tụ tập tại đây để hát hò, đối đáp để tìm thấy niềm vui, quên đi những nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh vất vả.
Ngày nay, chợ nổi Trà Ôn là một những khu chợ nổi lớn nhất miền Tây. Đây là nơi diễn ra các hoạt động mua bán trao đổi sản phẩm của Vĩnh Long với các tỉnh lân cận khác. Hàng ngày thuyền ghe đi ra, đi vào nườm nượp làm cho không khí nơi đây lúc nào cũng nhộn nhịp, tấp nập.
3. Hướng dẫn cách di chuyển đến chợ nổi
Chợ nổi Trà Ôn nằm cách Vàm khoảng 250m, cách trung tâm Vĩnh Long khoảng 40km. Để tham quan khu chợ này, bạn có thể lựa chọn đi xe khách, xe máy hoặc máy bay.
Xe máy: Bạn có thể di chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh đến thành phố Vĩnh Long và đi về trong ngày với thời gian di chuyển khoảng 4 tiếng. Từ trung tâm Vĩnh Long, bạn di chuyển theo hướng Quốc lộ 1A. Khi đến thị xã Bình Minh, rẽ về Quốc lộ 54 đi thêm khoảng 10km nữa là đến chợ nổi Trà Ôn.
Xe khách: Hiện nay có nhiều tuyến xe khách chạy từ thành phố Hồ Chí Minh đến thị xã Bình Minh. Một số nhà xe uy tín mà bạn có thể lựa chọn là Xe Mai Linh, xe Trung Kiên, xe Phú Vĩnh Long. Giá xe khách giao động trong khoảng 100.000 - 120.000 đồng/ lượt.
Máy bay: Nếu bạn từ miền Bắc hay miền Trung đến du lịch chợ nổi Trà Ôn thì có thể mua vé máy bay tới thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó bạn bắt xe khách hoặc xe máy để di chuyển từ sân bay đến Vĩnh Long.
4. Thời điểm lý tưởng để đến tham quan chợ nổi Trà Ôn
Nên đi vào tháng mấy?
Thời điểm lý tưởng nhất để khám phá chợ Trà Ôn đó chính là vào mùa nước nổi từ tháng 6 đến tháng 8. Đây là lúc những loại trái cây nhiệt đới như cam, qúyt, xoài, dứa... vào mùa vụ. Quả nào quả nấy chín thơm nức mũi, ngọt lịm.
Nên đi vào thời điểm nào trong ngày?
Chợ Trà ôn họp từ rất sớm bắt đầu vào lúc 3 - 4h sáng và kết thúc lúc 11h trưa. Theo kinh nghiệm của nhiều du khách thì từ 5 - 6h sáng là thời điểm đẹp nhất để tham quan chợ. Đây là lúc đông vui nhất và cũng là thời điểm mà bạn có thể bắt khoảnh khắc vàng khi bình minh lên.
5. Những điều thú vị khi tham quan chợ
Khám phá các sản vật nổi tiếng nhất miền Tây
Chợ nổi Trà Ôn họp rất sớm, từ lúc mọi người còn đang chìm vào giấc ngủ. Ghe thuyền từ khắp mọi nơi hội tụ về chợ buôn bán đủ loại sản vật ngon của Vĩnh Long. Bên cạnh những chiếc thuyền đầy ắp các loại trái cây như: chôm chôm, dưa hấu, măng cụt, sầu riêng... Bạn còn bắp gặp những đặc sản của vùng sông rạch như tôm, cá, hàu, bông súng, rau tươi,...
Đặc biệt, các dịch vụ như ăn uống, làm tóc, may mặc... cũng diễn ngay ra trên sông tạo nên một nét văn hóa đặc trưng chỉ miền Tây mới có. Bạn sẽ phải ố á khi cô bán hàng điêu luyện sắp xếp đồ ăn và chan nước dùng vào bát, sau đó chuyền đến tay khách hàng. Mọi động tác đều vô cùng trơn tru và đẹp mắt.
Cuộc sống trên ghe thuyền đã thấm vào trong từng thói quen của con người nơi đây. Đặc biệt, các dịch vụ như ăn uống, làm tóc, may mặc... Cũng diễn ngay ra trên sông tạo nên một nét văn hóa đặc trưng chỉ miền Tây mới có.
Trải nghiệm văn hóa sống của miền Tây sông nước
Giữa sông nước bao la, để quảng cáo mặt hàng mình bán, họ sẽ không dùng biển hiệu. Thay vào đó, chủ thuyền sẽ chọn hình thức "bẹo" cực kỳ độc đáo. Chỉ cần một cái sào, treo một vài trái cây mà mình bán là du khách có thể biết được chủ hàng đang bán gì. Đi thuyền trên sông, nếu muốn mua hàng hóa gì bạn chỉ cần kêu chủ thuyền ghé lại cạnh thuyền bán hàng mà mình muốn.
Buổi chiều, chợ Trà Ôn vẫn còn nhiều thuyền bè tập trung quanh khu vực chợ nổi. Thế nhưng những chiếc thuyền này không còn nhiều hàng hóa như lúc sáng nữa. Nó đã trở thành nơi trú ngụ quen thuộc của những người dân sông miền Tây. Những con người chất phác trở về cuộc sống sinh hoạt thường ngày bên mâm cơm gia đình ấm cúng.
6. Ăn gì khi gì khi đi tham quan du lịch Chợ nổi Trà Ôn
Đến với chợ nổi Trà Ôn mà không trải nghiệm ẩm thực nơi đây thì quả là đáng tiếc. Tại đây có các loại trái cây bốn mùa: xoài, dứa, mít, chuối, dừa xiêm, bưởi, cam sành, chuối... tươi ngon mới hái từ các miệt vườn để bạn thưởng thức. Đặc biệt không thể bỏ qua món bún bò viên ăn kèm với rau chuối. Đặc sản của huyện Trà Ôn chính là món cá Cháy với thịt ngon ngọt được chế biến nhiều món khác nhau như cháo cá, canh chua, lẩu mắm và cá kho rim với mía.
Bạn sẽ phải ố á khi cô bán hàng điêu luyện sắp xếp đồ ăn và chan nước dùng vào bát, sau đó chuyền đến tay khách hàng. Mọi động tác đều vô cùng trơn tru và đẹp mắt. Cuộc sống trên ghe thuyền đã thấm vào trong từng thói quen của con người nơi đây.
7. Lưu ý để có chuyến khám phá chợ nổi an toàn và thú vị
Để tham quan và chiêm ngưỡng khung cảnh chợ nổi thì bạn nên đến sớm tầm 5-6h.
Hầu hết các bến thuyền ở chợ Trà Ôn đều có dịch vụ thuê thuyền để du khách tham quan chợ. Tuy nhiên, bạn nên hỏi giá trước khi thuê để tránh bị chặt chém nhé! Giá vé thuê thuyền tham quan chợ nổi Trà Ôn thường giao động trong khoảng 20.000 - 30.000 đồng.
3 ngôi chùa độc đáo ở Vĩnh Long Chùa Phước Hậu, chùa Phù Ly, chùa Hạnh Phúc Tăng là 3 ngôi chùa độc đáo ở tỉnh Vĩnh Long. Chùa Phước Hậu Tọa lạc tại ấp Đông Hậu (xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình), chùa Phước Hậu nổi tiếng với vườn kinh đá độc đáo gồm 250 phiến đá chạm khắc 500 trang kinh bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Nằm trong...