Trải nghiệm du lịch tại Đắk Lắk
Đắk Lắk là vùng đất Tây Nguyên có cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn cùng nền văn hóa đậm đà bản sắc của 49 dân tộc anh em.
Đặc biệt, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Các di sản văn hóa vật thể nổi tiếng như: Các loại nhạc cụ cồng chiêng, đàn đá, tre nứa, kiến trúc nhà dài, kiến trúc nhà mồ, công cụ lao động dệt thổ cẩm, tạc tượng… thể hiện đời sống, sinh hoạt văn hóa và phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc chung sống trong khu vực Tây Nguyên. Cùng với nét độc đáo trong văn hóa, Đắk Lắk còn là vùng đất của những lễ hội khá đặc trưng, được du khách trong và ngoài nước biết đến như: Hội voi, Lễ hội văn hóa cồng chiêng, Lễ cúng bến nước, Lễ bỏ mả…
Đắk Lắk còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn có khả năng đầu tư, khai thác phát triển sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào địa hình cảnh quan đẹp, đa dạng của địa hình đồi núi xen kẽ bình nguyên và thung lũng, hệ thống thác ghềnh hùng vĩ.
Thác Dray Nur là thác trung nguồn nằm trong hệ thống 3 thác: Gia Long – Đray Nur – Dray Sáp của hệ thống sông Sêrêpok, là sự kết hợp giữa 2 dòng sông, sông Krông Ana (sông cái) và sông Krông Nô (sông đực). Thác Dray Nur niềm tự hào của người ở Đắk Lăk mang vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của núi rừng Tây Nguyên.
Du lịch “Voi thân thiện” tại Điểm du lịch Thác Bảy Nhánh. Đây là sản phẩm du lịch đặc trưng của Đắk Lắk thu hút đông khách tham gia trải nghiệm chụp ảnh và chơi cùng voi.
Nhà dài Ê Đê có kết cấu kiểu nhà sàn thấp, dài thường từ 15m đến hơn 100m tùy theo gia đình nhiều người hay ít người. Nó là ngôi nhà lớn của nhiều thế hệ sống chung như một đại gia đình và là nét đặc trưng của chế độ mẫu hệ của người Ê Đê.
Du lịch bằng ô tô mui trần trải nghiệm núi rừng Đắk Lắk. Ngành du lịch tỉnh tập trung khai thác lợi thế về địa hình, cảnh quan đẹp, đa dạng để thu hút khách.
Video đang HOT
Cầu treo Buôn Đôn được bắc trên cây cổ thụ khổng lồ hàng trăm năm tuổi, mọc ven bờ sông Serepôk và trùm qua một đảo nhỏ giữa dòng Serepôk. Khi đến đây, khách tham quan có thể đi trên cầu để hưởng cái cảm giác lắc lư theo nhịp chân.
Thác Dray Sáp Thượng nằm trên dòng sông Ea Krông, cạnh buôn Kuôp thuộc địa phận xã Ea Na, huyện Krông Ana, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 18km về phía Nam.
Núi đá Voi Mẹ thuộc địa phận xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, có chiều dài khoảng 200m, chu vi dưới chân đá khoảng 500m và cao khoảng hơn 30m. Cách đó khoảng 5 km về hướng Nam là núi đá Voi Cha, nằm giữa một cánh đồng, có kích thước nhỏ hơn núi đá Voi Mẹ.
Du khách tham quan Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, là nơi lưu giữ, giới thiệu và giáo dục những giá trị lịch sử, văn hóa của các dân tộc tỉnh Đắk Lắk.
Du khách tham quan Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Nhà đày Buôn Ma Thuột, nơi từng giam giữ, đày ải tù nhân chính trị chủ yếu của các tỉnh Trung Kỳ thời thực dân Pháp.
Văn hóa ăn mì sông Hàn của người Seoul
Sông Hàn chảy qua thành phố Seoul, Hàn Quốc, vốn nổi tiếng vì vẻ đẹp và các hoạt động giải trí đa dạng dọc hai bên bờ, từ thong thả đạp xe, trượt ván, nhảy múa, trượt băng, dã ngoại, hay thưởng thức nhạc nước, ngắm hoa đào, Lễ hội Pháo hoa.
Hoạt động diễn ra đều đặn nhất, và đã trở thành bản sắc văn hóa địa phương, và là một trải nghiệm thú vị nên thử khi đến Seoul chính là: ăn mì gói sông Hàn.
Hàng trăm người tập trung ở sông Hàn để ăn mì gói (ramen, ramyeon), bất kể mùa hè hay mùa đông. Nét văn hóa này vẫn không thay đổi, kể cả khi dịch vẫn còn hiện hữu trong cuộc sống.
Hàn Quốc vẫn ghi nhận số ca mắc mới lê đến gần 40 ngàn người một ngày.
Ảnh chụp tại công viên Banpo Hangang, tháng 7/2022.
Thưởng thức nhạc nước bên sông Hàn.
Nếu bạn tự hỏi làm thế nào có thể ăn ramen ở bờ sông, liệu việc mang vác "đồ nghề" để nấu được một bát mì có quá lỉnh kỉnh và phiền phức, đặc biệt là với khách du lịch, hay liệu chỗ ngồi có sạch sẽ hay không? Thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm về mọi sự tiện lợi và thoải mái, miễn là bạn đến đúng chỗ.
Địa điểm được người dân và khách du lịch rỉ tai nhau để trải nghiệm ăn mì sông Hàn là tại Công viên Yeouido và Công viên Banpo Hangang. Tại đây, dễ dàng tìm thấy các cửa hàng tiện lợi khác nhau, nơi có thể mua ramen và các món ăn kèm, và điều thú vị là bạn có thể tự nấu ngay tại các máy nấu mì tự động, trước khi bê bát mì nóng hổi ngon lành ra ngắm cảnh ven sông.
Rất nhiều máy nấu mì được bố trí ngay bên ngoài cửa hàng tiện lợi.
Các sản phẩm mì ăn liền đóng gói có nhiều hương vị khác nhau, từ nước dùng bò cay đến nước sốt đậu đen xào và súp kim chi. Chỉ với 2.500 đến 3.000 won và vài phút chờ đợi, bạn sẽ có được một tô ramen nóng hổi bốc khói, với những món kèm tự chọn phù hợp sở thích từng người.
Trong cửa hàng tiện lợi bày bán đa dạng đủ loại mì gói và đồ ăn kèm như xúc xích, kim chi, củ cải, trứng...
Máy nấu mì tự động với liều lượng căn chỉnh phù hợp, có cả nhân viên cửa hàng sẵn sàng hướng dẫn.
Bên ngoài cửa hàng tiện lợi cũng bố trí nhiều bàn ghế để thực khách thưởng thức mì.
Bên ngoài các cửa hàng tiện lợi cũng có bàn ghế để ngồi thưởng thức, tuy nhiên view nhìn ra sông Hàn sẽ tương đối hạn chế, so với việc tiến thẳng ra bãi cỏ gần bờ sông.
Rất nhiều người lựa chọn đến sông Hàn để ăn một bát mì, đọc một cuốn sách và lặng ngắm dòng sông một mình.
Nhiều người mang cả bàn ghế gấp, bạt trải đi để tận hưởng một buổi picnic đúng nghĩa.
Người dân và du khách đến trải nghiệm Ăn mì sông Hàn luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh cho công viên.
Thú cưng được phép vào trong công viên, và chủ có trách nhiệm trông coi, gìn giữ vệ sinh chung.
Theo Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới, người Hàn Quốc tiêu thụ trung bình 80 gói mì ăn liền mỗi năm, con số cao nhất trong số 15 quốc gia được tổ chức khảo sát, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc.
Dữ liệu của Cục Hải quan Hàn Quốc cho thấy, các lô hàng mì ăn liền xuất đi của nước này đạt mức cao nhất mọi thời đại là 607,9 triệu USD trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11/2021, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Trung Quốc là thị trường nước ngoài lớn nhất đối với ramen Hàn Quốc trong giai đoạn được trích dẫn, với xuất khẩu đạt 133,42 triệu USD. Tiếp theo là Mỹ với 70,76 triệu USD, sau đó là Nhật Bản với 58,77 triệu USD, Đài Loan với 29,18 triệu USD và Philippines với 25,96 triệu USD.
Trong khi đó, nhờ sự lan rộng của làn sóng Hallyu (Làn sóng Hàn Quốc, còn gọi là Hàn lưu: là sự gia tăng phổ biến toàn cầu của văn hóa Hàn Quốc kể từ thập niên 1980), mì ramen của Hàn Quốc, cũng như văn hóa ăn mì sông Hàn, đã từng bước mở rộng phạm vi toàn cầu.
Rất nhiều người nổi tiếng đã đăng tải những đoạn clip hay hình ảnh họ đến ăn mì tại sông Hàn. Điều này càng làm cho hoạt động văn hóa địa phương Seoul trở nên hấp dẫn hơn trong mắt những fan hâm mộ và du khách quốc tế, biến ăn mì ven sông trở thành một trải nghiệm địa "nhất định phải thử" mỗi khi đến thủ đô Seoul.
Thành viên nhóm BTS V và diễn viên Kim Minjae đến ăn mì sông Hàn trong một show truyền hình thực tế.
Thảm hoa Brussels chào đón du khách sau 2 năm vắng bóng Sau hai năm vắng bóng do đại dịch COVID-19, thảm hoa Brussels đã quay trở lại. Quảng Trường Lớn, di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, lại được tỏa sáng bởi 1.001 sắc màu và hương thơm của hoa trong dịp cuối tuần này. Sau hai năm vắng bóng do đại dịch COVID-19, thảm hoa Brussels đã quay trở lại. Ảnh:...