[Trải nghiệm] DreadOut: Nỗ lực đáng khen nhưng chưa đủ thuyết phục
DreadOut, một sản phẩm kinh dị đến từ đất nước Indonesia. Thể loại kinh dị có lẽ chúng ta thường nghe các tin tức game hoặc chơi những sản phẩm của Mỹ hoặc Nhật, nhưng một tựa game của Indonesia, bạn đã nghe đến bao giờ chưa? DreadOut, một sản phẩm của Digital Happiness, một hãng phát triển non trẻ của Indo.
Nhắc đến game kinh dị của chấu Á chúng ta thường nghe tới nhiều nhất là những sản phẩm của Nhật Bản. Với tạo hình ghê rợn và ám ảnh, nó đã trở thành một thương hiệu không hề lẫn với các hãng khác. Liệu sản phẩm mới của Indo, một đất nước rất ít khi chúng ta nghe nói về game có thể bắt đầu nên một cơn sốt? Hãy cùng Game4V trải nghiệm nhanh tựa game này.
Cốt truyện
Một nhóm học sinh trong buổi dã ngoại thực tế đã đi lạc vào một thi trấn bỏ hoang. Thị trấn này đã bị lãng quên từ lâu, khung cảnh hoang tàn và không hề có bóng người, cảnh tượng ban đầu hiện lên đã tạo cho người chơi một cảm giác gì đó hồi hộp, ám ảnh, không biết được rằng điều gì đã và đang diễn ra với nó. Càng vào sâu bên trong thị trấn, họ lại càng phải đối mặt với những thế lực ma quái.
Người chơi sẽ vào vai Linda, một học sinh nằm trong nhóm đã bị mắc kẹt tại thị trấn đó. Linda sẽ chống lại những điều đáng sợ và giải quyết các bí ẩn đang tồn đọng trong thị trấn này. Một mô típ đã được sử dụng rất nhiều.
Gameplay
DreadOut sử dụng góc nhìn thứ ba nhưng trong một số trường hợp sẽ chuyển sang góc nhìn thứ nhất, cách sử dụng này sẽ làm cho gamer có được góc nhìn rộng hơn trong game. Tuy nhiên, điều mà tôi không thích ở gameplay của trò chơi chính là cách mà hãng phát triển cho phép người chơi diệt ma. Linda sẽ được trang bị một chiếc smartphone và chức năng chụp ảnh được sử dụng nhiều nhất. Chỉ cần người chơi chụp đúng điểm yếu là có thể đã hạ được con ma. Điều này đã được Fatal Frame của Nhật làm quá thành công.
Video đang HOT
Có lẽ là một người đã chơi Fatal Frame quá nhiều nên trong tâm lí đã hình thành sự so sánh, hoặc do cái bóng của Fatal Frame quá lớn nên khi biết rằng DreadOut cũng sử dụng cơ chế này, tôi không tài nào yêu thương và hào hứng nổi.
Đồ họa
Ban đầu nhìn vào yêu cầu cấu hình, tôi đã nghĩ rằng có lẽ đồ họa của DreadOut sẽ ở mức khá trở lên. Nhưng những gì mà game mang lại về mặt hình ảnh chỉ là một sự thất vọng tràn trề. Một nền đồ họa không hề bắt mắt, cử động nhân vật rất thô và cứng. Hiệu ứng ánh sáng không được trọng dụng vì bối cảnh game rất u ám.
Một trong những điểm sáng hiếm hoi trong đồ họa chính là tạo hình bối cảnh xung quanh. Một nền bầu trời cho một cảm giác chân thực, tạo hình bối cảnh đậm chất châu Á quen thuộc. Tuy nhiên, với một nhà phát triển non trẻ trong một đất nước không hề có thế mạnh về video game nên việc tối ưu hóa giữa đồ họa và hệ thống không hề có, và chúng ta cũng không thể có mong đợi gì lớn cả.
Thêm một điểm khiến tôi thích thú nữa chính là tạo hình của những con ma. Chúng được tạo hình rất ghê rợn và có yếu tố ám ảnh, khiến người chơi giật mình. Có những con ma có cử động mang đặc trưng của đất nước Indonesia.
Âm thanh
Mặc dù đã chê rất nhiều về gameplay hay đồ họa, nhưng tôi lại đánh giá cao phần âm thanh DreadOut. Tiếng nước, tiếng bước chân hay khi nhân vật giẫm lên ngọn cỏ đều nghe rất thật. Còn âm thanh phát ra từ những con ma cũng sẽ khiến bạn phải lạnh gáy sởn gai ốc, những con ma phát ra âm thanh nghe rất chói tai. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại mức khá chứ chưa thể khiến tôi cảm thấy phải hào hứng.
Những tiếng thở hổn hển khi nhân vật đối mặt với những con ma cũng khiến bạn như cảm thấy được nỗi sợ hãi của nhân vật mình đang điều khiển. Thêm vào đó, thỉnh thoảng chúng ta còn được nghe thấy những âm thanh rất quen thuộc và đặc trưng của châu Á nói chung và Indonesia nói riêng.
Tổng kết
Cấu hình đề nghị
Hệ điều hành: Win 7/8 64 bitBộ xử lí: Intel Core i5 – 2300 hoặc AMD Phenom II X4 940 hoặc cao hơnRam 8 GBĐồ họa: NVIDIA GeForce GTX 550 hoặc AMD Radeon HD 7750 với 1 GB VRamDirectX 1110 GB ổ cứng trống
Cấu hình tối thiểu
Hệ điều hành: Win 7/8 64 bitBộ xử lí: Intel Dual – Core 2,4 GHz hoặc AMD Dual – Core Athlon 2,5 GHzRam 2 GBĐồ họa: NVIDIA GeForce 8800GT hoặc Radeon HD 3830 hoặc Intel HD 4000 với 512MB VRam tối thiểu 128 bitDirectX 9.0cKết nối mạng Internet băng thông rộng5 GB ổ cứng trống
Ưu điểm:
Tạo hình ma thuyết phụcÂm thanh gây ám ảnh cho người chơiBối cảnh đậm chất châu Á quen thuộc
Nhược điểm:
Đồ họa thô cứngGameplay có thể dễ gây nhàm chán
Do mới chỉ là một game của một nhà phát triển non trẻ tại một đất nước không chuyên về làm game, có lẽ những hạn chế về việc tối ưu hệ thống, đồ họa hay âm thanh. Nhưng đây vẫn là một nỗ lực đáng khen của Digital Happiness. Việc cấu hình khá cao dẫn đến việc nhiều người sẽ chùn bước dù rất muốn ủng hộ. Hi vọng những hãng sẽ tiếp tục cố gắng ở những sản phẩm tiếp theo và mang lại hi vọng việc mở rộng thị trường game tại châu Á.
Theo Game4v
Lurking: Thêm một game kinh dị đến từ Đông Nam Á
Mặc dù với kinh phí ít ỏi và sức lực của chỉ 4 sinh viên đại học, Lurking còn mang đến trải nghiệm kinh dị mới lạ và hấp dẫn hơn nhiều tựa game có tên tuổi hiện nay.
Như một minh chứng cho việc làm game không quan trọng ở kinh phí mà nằm ở đam mê và sự sáng tạo, sau DreadOut - tựa game kinh dị đến từ hãng game indie Indonesia thì Lurking, sản phẩm có thể tải về hoàn toàn miễn phí của một nhóm sinh viên đại học ở Singapore cũng tỏ ra đầy hứa hẹn, đặc biệt về mặt ý tưởng.
Khởi đầu trong căn phòng bệnh viện chật hẹp với ánh sáng leo lét, người chơi dễ dàng nghĩ rằng Lurking chẳng khác là bao so với vô số tựa game kinh dị khác trôi nổi ngoài kia, cố gắng sử dụng cái thứ được gọi là bóng tối mà thực chất chỉ giống như quang cảnh tù mù khi trời nổi cơn giông để hù dọa, cô lập họ. Nhưng Lurking thì khác, bạn hoàn toàn không thể nhìn thấy bất cứ thứ gì một khi bước chân vào bóng tối.
Bạn nghĩ thế này là tối? Thực ra đây là lúc sáng nhất trong Lurking rồi.
Có lẽ nhiều người đang thắc mắc nếu không nhìn thấy gì thì làm sao mà chơi? Đây chính là lúc mà Lurking thể hiện sự sáng tạo của mình. Nếu đã từng xem qua bộ phim Daredevil, chắc bạn còn nhớ anh chàng siêu anh hùng này sở hữu một năng lực đặc biệt đó là "nhìn" bằng âm thanh mặc dù đôi mắt đã mù hoàn toàn. Nhân vật trong Lurking cũng vậy, âm thanh phát ra từ mỗi bước chân phản xạ lại sẽ giúp người chơi thấy được địa hình cũng như các đồ vật trong màn chơi dưới dạng hình ảnh đen trắng.
Tuy nhiên nhân vật mà chúng ta điều khiển trong Lurking đáng tiếc không sở hữu võ nghệ cao cường như Daredevil, đồng thời những sinh vật đang chờ đợi anh ta trong bóng tối cũng không hề "bình thường" chút nào. Ở đa số các tựa game kinh dị, một nguyên tắc cơ bản mà bất kì người chơi nào đều nắm rõ đó là gây càng ít tiếng động càng tốt. Nguyên tắc ấy lại hoàn toàn vô nghĩa trong Lurking bởi nếu không phát ra âm thanh, làm sao bạn có thể nhìn thấy đường đi? Chỉ di chuyển không thôi cũng đã đặt bạn vào trong tình trạng nguy hiểm - đó chính là yếu tố mấu chốt tạo nên sự kinh dị cho game.
Di chuyển không phải là cách duy nhất để tạo nên âm thanh trong Lurkingmà bạn còn có thể ném các đồ vật hoặc nhấn phím "Q" để mang lại tầm nhìn trong khoảng vài giây trước khi mọi thứ trở về màu đen hoàn toàn. Nghe tưởng chừng như đơn giản nhưng đây là một yếu tố quan trọng mà người chơi cần nắm bắt để có thể sống sót, bởi ngoài nhân vật chính, lũ sinh vật điên dại kia cũng rất nhạy cảm với tiếng động. Chỉ cần bị chúng bắt gặp là coi như game over, vì thế mà mọi nước đi cần phải được tính toán thật kĩ lưỡng, ví dụ như bạn cần phải ném đồ vật để đánh lạc hướng trước khi quyết định bước qua một cánh cửa nào đó.
Di chuyển không thận trọng sẽ dễ dàng gặp phải kết cục thế này.
Một tính năng khá thú vị nữa trong Lurking đó là game hỗ trợ microphone. Nếu trong quá trình chơi bạn vô tình thốt ra câu nói hay âm thanh nào đó thì ngay lập tức nó sẽ được truyền vào game giống như vừa phát ra từ miệng nhân vật và tất nhiên, cũng có thể khiến lũ quái vật chú ý. " Việc nhận tín hiệu từ microphone sẽ tạo ra trải nghiệm thực hơn, nó cho phép người chơi cảm thấy như chính họ đang ở trong thế giới game vậy. " - một thành viên đội ngũ phát triển cho biết.
Nhóm phát triển cho biết họ rất muốn đưa Lurking trở thành một tựa game hoàn chỉnh nhưng thiếu đi kinh phí cũng như nhà phát hành, chưa kể theo luật thì trường đại học sẽ nắm quyền sở hữu mọi sản phẩm mà sinh viên của họ tạo ra. Để chơi thử Lurking, các bạn có thể tải về bản cài đặt tại đường link này.
Theo VNE
DreadOut: Game kinh dị hấp dẫn đến từ Indonesia Nếu Indonesia có thể tạo ra một sản phẩm chất lượng với kinh phí thấp như DreadOut thì không lẽ nào Việt Nam lại không thể.Hãy tưởng tượng, bạn đang bị mắc kẹt trong một ngôi trường vào ban đêm. Không có chút ánh sáng, tất cả lối ra vào đều bí khóa trái. Rõ ràng trong bối cảnh như vậy bạn biết...