Trải nghiệm đón Tết mới lạ tại các quốc gia Châu Á
Ở Châu Á, nhiều quốc gia đón Tết Nguyên Đán, nhưng mỗi dân tộc lại có những phong tục tập quán và cách đón Tết khác nhau.
Cùng điểm qua những nét đặc sắc của các quốc gia đón Tết Nguyên Đán và lên kế hoạch “vi vu” dịp Tết này nhé!
Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, Tết cổ truyền được gọi với cái tên Seollal. Vào những ngày đầu năm mới, người dân Hàn Quốc sẽ mặc trang phục truyền thống Hanbok đa dạng màu sắc, làm những nghi lễ cúng bái tổ tiên vào mùng 1 và ăn món tteokguk.
Tết cổ truyền Hàn Quốc được gọi là Seollal.
Những năm gần đây người dân Hàn Quốc cũng chọn đón Tết bằng cách đi du lịch, nghỉ dưỡng tại các khu trượt tuyết hoặc ghé thăm những làng nghề truyền thống, cung điện, bảo tàng… bởi nơi đây thường xuyên diễn ra các chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc, những trò chơi dân gian, truyền thống chào đón năm mới.
Singapore
Video đang HOT
Tết Nguyên Đán ở Singapore hấp dẫn với nhiều lễ hội mùa xuân.
Tết Nguyên Đán ở Singapore hấp dẫn với nhiều lễ hội mùa xuân, đó là: Lễ hội đón năm mới tại khu phố người Hoa, Lễ diễu hành Chingay và Lễ hội River Hongbao. Du khách có thể tham gia nhiều trò chơi và thoải mái mua sắm tại các phiên chợ. Cùng với sư giao thoa văn hóa các nền dân tộc quanh khu vực nên đến Singapore dịp đầu năm, du khách còn được nhận những phong bao lì xì …
Đài Loan
Tết Âm lịch tại Đài Loan (Trung Quốc) kéo dài từ 30 Tháng Chạp cho tới ngày mồng 4 tháng Giêng, cách người dân Đài Loan đón Tết có khá nhiều điểm tương đồng với Việt Nam như tục lễ tiễn ông Táo về trời, dọn dẹp nhà cửa, mua sắm quần áo mới, chuẩn bị mâm cỗ đầy đủ để lễ ông bà tổ tiên, đi Chùa vào dịp đầu năm mới.
Đài Loan có nhiều hoạt động, lễ hội thú vị ngày Tết.
Đến Đài Loan dịp Tết, du khách không nên bỏ qua các khu chợ trải dài khắp các tỉnh từ Bắc tới Nam, mở cửa suốt ngày đêm với đầy đủ các đồ ăn, thức uống hấp dẫn như hải sản chiên giòn, xúc xích bọc cơm nếp, trứng tráng hàu, đậu phụ thối, trà sữa chuẩn vị xứ Đài… Ngoài việc đi lễ chùa cầu may vào ngày Tết đầu năm, ở Đài Loan còn nhiều địa điểm tham quan, check-in đẹp lung linh điển hình như tháp Taipei 101, công viên Tarako… Bên cạnh đó còn có nhiều hoạt động vui chơi giải trí nhộn nhịp, náo nhiệt chỉ có ở ngày Tết như lễ hội thả đèn trời, đốt pháo, rước đèn,…
Nhật Bản
Trước đây Nhật Bản cũng ăn Tết Nguyên Đán, tuy nhiên, từ năm 1873 đến nay, người Nhật chuyển sang đón năm mới vào ngày 1.1 Dương lịch nhằm tiết kiệm thời gian. Mặc dù vậy, Tết của người Nhật Bản vẫn giữ được những nét truyền thống, không bị mai một.
Người dân đi lễ dịp Tết Nguyên Đán ở Nhật.
Trong đêm giao thừa, du khách có thể thử ăn mì sợi dài toshikoshi-soba giống như người Nhật, sau đó tới thăm một ngôi đền hoặc chùa để cầu nguyện, uống rượu amazake được phát cho đám đông tại các đền thờ Thần đạo Shinto, rút quẻ đầu năm. Một số đền chùa nổi tiếng ở Nhật Bản mà bạn nên đến tham quan vào dịp tết đó là: đền Thiên Hoàng Minh Trị ở Tokyo, đền Fushimi Inari Taisha ở Kyoto, Sumiyoshi Taisha ở Osaka…
Vũng Tàu chuẩn bị đón Tết
Từ sau đại dịch, Bà Rịa - Vũng Tàu hồi phục mạnh mẽ, tổng thu ngân sách chỉ trong 10 tháng đã đạt 131,4% dự toán cả năm.
Tỉnh sẽ tổ chức nhiều hoạt động mừng Xuân Quý Mão năm 2023, thu hút du khách.
Du khách tắm biển Vũng Tàu. Ảnh: Đăng Khoa
Các lĩnh vực có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ và cao hơn bình quân cả năm gồm: Sản xuất công nghiệp; bán lẻ hàng hóa; dịch vụ lưu trú; kim ngạch xuất khẩu và thu ngân sách nhà nước. Đặc biệt, doanh thu dịch vụ lưu trú tăng đến 154% (trong khi nghị quyết chỉ tăng 34,06%). Đời sống người dân đã ổn định hơn so với thời gian đại dịch, khi mọi người phải đóng cửa ở trong nhà.
Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tổ chức nhiều hoạt động mừng Xuân Quý Mão năm 2023, trong đó có các hoạt động chính như: Chương trình biểu diễn nghệ thuật "Runway to New Year 2023"; Liên hoan lân - sư - rồng thiết lập kỷ lục Việt Nam; chương trình nghệ thuật "Bà Rịa-Vũng Tàu - Dấu ấn 2022"; tọa đàm người Việt Nam ở nước ngoài có đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; họp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư đầu năm; Hội báo Xuân lần thứ 23... và nhiều hoạt động khác phục vụ nhân dân, du khách trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
Dự kiến, trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, UBND tỉnh sẽ dành gần 69,4 tỷ để trợ cấp Tết và tổ chức thăm tặng quà cho các lực lượng trực chiến, người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo... tăng hơn 2,2 tỷ đồng so với dịp Tết Nhâm Dần - 2022, do các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập tiếp nhận thêm nhiều đối tượng mới.
Tiếp tục các giải pháp phục hồi du lịch sau đại dịch, theo ông Trịnh Hàng, Giám đốc Sở Du lịch, song song với bồi dưỡng, nâng chất cho nhân lực, Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã có kế hoạch tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, thể thao để thu hút khách du lịch, tạo sân chơi cho người dân.
Du lịch phục hồi khiến đời sống người dân ổn định hơn. Ảnh: Bảo Khánh
Theo đó, TP.Vũng Tàu có nhiều sự kiện văn hóa - thể thao vào dịp cuối năm như: giải chạy xuyên Núi Lớn - Núi Nhỏ, ngày hội xe đạp, hội diễn lân-sư-rồng xác lập kỷ lục guinness, các hoạt động mừng Xuân... Các hoạt động trên sẽ được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông thu hút người tham gia, cổ vũ khuấy động phố biển trong mùa du lịch cuối năm.
Huyện Long Điền sẽ chỉnh trang bãi tắm Dinh Cô theo hướng văn minh, sạch đẹp; sắp xếp lại bãi giữ xe, khu kinh doanh ẩm thực quy củ, có kiểm soát chặt chẽ về an toàn vệ sinh thực phẩm và giá cả. Huyện Châu Đức tập trung hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoàn thành thủ tục kinh doanh du lịch, kêu gọi người dân chỉnh trang đường làng ngõ xóm bằng các công trình đường hoa, tiếp tục quảng bá tiềm năng du lịch huyện trên website, mạng xã hội. Huyện Côn Đảo kêu gọi đầu tư xã hội hóa các điểm dừng chân ngắm cảnh, check in tại khu vực Bãi Nhát, cuối tuyến Bến Đầm, ra mắt tuyến đi bộ khám phá mũi Lò Vôi...
Sở Du lịch cũng chủ trì một số sự kiện quảng bá du lịch như: Lễ hội Văn hóa ẩm thực; hội nghị Liên kết chuỗi điểm đến 8 tỉnh thành phố lân cận; quảng bá hình ảnh trên Vietnam Airlines...
Lễ hội Văn hóa ẩm thực Bà Rịa - Vũng Tàu, với chủ đề "Kết nối tinh hoa ẩm thực và du lịch", sẽ diễn ra từ ngày 24-27/11, tại Công viên tam giác Bãi Trước, TP. Vũng Tàu. Có 60 gian hàng ẩm thực ba miền, 10 gian hàng ẩm thực đặc trưng của Bà Rịa - Vũng Tàu, 10 gian hàng giới thiệu văn hóa ẩm thực quốc tế để phục vụ người dân, du khách.
Lễ hội cũng có nhiều hoạt động quảng bá đi kèm như: Famtrip giới thiệu các điểm đến mới của đến giới truyền thông, doanh nghiệp lữ hành; đêm hội tinh hoa ẩm thực Bà Rịa - Vũng Tàu và giao lưu văn hóa trình diễn xác lập 30 bộ combo món hải sản của tỉnh, do 15 nghệ nhân, chuyên gia ẩm thực, đầu bếp chuyên nghiệp chế tác; tôn vinh ẩm thực du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu.
Sau thời gian dài, nhiều quốc gia Châu Á đã mở cửa du lịch trở lại Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch từ ngày 15/3 tuy nhiên nhiều quốc gia khác trên thế giới hiện mới sẵn sàng đón du khách quốc tế quay trở lại.. Bất chấp số ca mắc mới vẫn còn đang gia tăng tại nhiều khu vực, hàng loạt các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã...