Trải nghiệm độc lạ: Uống trà trong chiếc bát cổ trị giá 25.000 USD trong quán Nhật Bản
Trải nghiệm độc đáo thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến với quán trà ở Yanaka, Tokyo, Nhật Bản
Du khách ghé thăm quán trà ở Yanaka, Tokyo, Nhật Bản bị ấn tượng bởi cách phục vụ có một không hai của chủ quán.
Uống trà trong chiếc bát cổ trị giá 25.000 USD trong quán Nhật Bản
Gia đình Mitsuru Okubo, chủ nhân của quán trà muốn mang đến cho những du khách trải nghiệm trà đạo truyền thống với một sự thay đổi nhỏ nhưng hấp dẫn.
Thay vì sử dụng chén nhỏ hiện đại, quán của Mitsuru Okubo đưa du khách thử uống trà với những chiếc bát đủ mọi độ tuổi, thậm chí có bát 300 năm tuổi. Một số bát cổ có giá trị tới 25.000 USD, tương đương khoảng 584 triệu đồng.
Được biết, ý tưởng đưa vào trải nghiệm mới mẻ nhằm mang đến cho các du khách tiếp cận với nghệ thuật và lịch sử mà con gái Atsuko của Mitsuru Okubo nghĩ ra.
Khi đặt chân tới quán, khách sẽ được dẫn đi thăm quan căn phòng nhỏ chứa nhiều bát trà. Người hướng dẫn nêu bật một số chi tiết thú vị về mỗi chiếc bát như tuổi tác, nguồn gốc, chất liệu …
Những chiếc bát cổ nhiều hình dáng và màu sắc khác nhau, tăng thêm trải nghiệm thú vị cho du khách
Là một người buôn bán đồ cổ, Mitsuru Okubo cũng sở hữu nhiều những chiếc bán độc đáo, có một không hai từ nhiều nơi trên thế giới. Atsuko nghĩ rằng việc sử dụng những món đồ cổ trong các buổi trà đạo tăng trải nghiệm cho du khách, giúp công việc kinh doanh của gia đình nổi bật hơn.
Mitusuro Okubo nói: “Đó chính xác là điều khiến nó trở nên đặc biệt, sự kết hợp giữa cổ xưa và hiện đại. Có bát khoảng 50 năm tuổi và được định giá khoảng 15.000 USD”.
Atsuko mặc kimono, bắt đầu buổi lễ trà đạo kéo dài khoảng 90 phút. Atsuko quỳ xuống, cẩn thận chuẩn bị trà một cách bài bản.
Dùng muôi gỗ dài để lấy nước nóng từ nồi cho vào bát. Âm thanh duy nhất là tiếng nước chuyển động và tiếng chim hót bên ngoài. Du khách sẽ được phục vụ cùng một chiếc bánh ngọt, thạch và nhân đậu tạo hình giống bông hoa tú cầu.
Người uống trà sẽ cầm những chiếc bát đắt tiền, một tay để bên hông, một tay đỡ bên dưới. Hương vị tuyệt vời bao trùm tất cả, xua đi nỗi lo đang cầm trên tay món đồ gốm sứ trị giá hàng chục nghìn USD.
Trước khi ra về, du khách được chủ quán tặng cho món quà nhỏ là bức tranh vẽ tay, tô màu chiếc bát mà mọi người đã sử dụng trong ngày đến quán.
18 năm trước tôi bỏ 4 triệu mua nồi ủ "tiết kiệm 90% năng lượng" và thấy hối hận ngay lần đầu sử dụng
Chỉ dùng có một lần mà tôi đã nghĩ: lẽ ra mình đã phải mua nồi ủ từ mấy chục năm trước rồi vì quá sướng!!!
Chào các bạn. Là một người thích việc nấu nướng nên tôi dành nhiều thời gian trong căn bếp để làm các món ăn cho gia đình. Tuy vậy, tình trạng tiền điện tính theo bậc thang, giá gas thì ngày càng đắt đỏ đã buộc tôi phải đi tìm giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Năm 2003 tôi nghe một số người "mách" về loại nồi thần kỳ có xuất xứ từ Nhật Bản với những khả năng tưởng như trong mơ: tiết kiệm thời gian nấu nướng, tiết kiệm năng lượng tới 90%, chế biến được hầu hết mọi món ăn... Chừng ấy thông tin đã khiến tôi cảm thấy rất thích thú, nhưng cái giá 4 triệu của nó là một rào cản lớn. Hơn nữa, vấn đề bảo hành đối với hàng "xách tay" cũng làm tôi băn khoăn.
Chiếc nồi ủ Tiger 18 năm tuổi
Hiện tại có thể nhiều người cho rằng 4 triệu không phải là gì to tát, thế nhưng ở thời điểm cách đây 18 năm thì chi ngần đó tiền cho một cái nồi là việc ít người nghĩ đến. Sau cùng, tôi quyết định liều thử một phen và bỏ ra 4 triệu đồng để rinh chiếc nồi ủ hiệu Tiger về. Và các bạn có biết không, tôi đã thực sự thấy rất tiếc vì đã mất quá nhiều thời gian để cân nhắc, lưỡng lự.
Lẽ ra tôi đã phải mua nó từ mấy chục năm trước rồi!!!
Hoạt động không ngơi nghỉ và rất an toàn
Trước đây, tôi không sử dụng nồi áp suất vì sợ nguy cơ mất an toàn. Vì thế, mỗi khi chế biến các món hầm, ninh,... tôi thường xuyên phải để lửa liu riu nhiều tiếng đồng hồ và thi thoảng lại ngó canh chừng. Như vậy vừa tốn năng lượng lại vừa tốn thời gian. Nhất là lúc còn đun bếp gas (chưa chuyển sang bếp từ) thì còn có nguy cơ rò rỉ khí gas khi để lửa quá nhỏ.
Ninh xương để làm nước phở bằng nồi ủ
Ngay từ lần đầu sử dụng tôi đã hoàn toàn bị chiếc nồi ủ thần thánh này chinh phục. Thao tác sử dụng thì vô cùng đơn giản: cho đồ ăn vào phần nồi nấu, đặt lên bếp đun sôi khoảng 5 phút rồi nhấc ra, đặt vào lồng ủ rồi đậy nắp. Thế là xong!!!
Món vịt om sấu nấu bằng nồi ủ
Trong suốt mấy tiếng đồng hồ sau đó, món ăn được nấu chín từ từ bằng lượng nhiệt tích trữ nên không sinh ra áp suất cao, đồng thời không tốn thêm một tí điện hay gas nào cả! Từ ninh xương để nấu nước phở, hầm thịt, kho cá, làm pate... hay đến như luộc ngô, khoai, sắn, làm sữa chua... thì chiếc nồi ủ này đều có thể thực hiện được theo quy trình đơn giản như trên.
Đã 18 năm trôi qua và trong ngần ấy thời gian chiếc nồi ủ chưa có một ngày "nghỉ". Lúc nào nó cũng trong tình trạng kín vì tôi chế biến hết món này đến món khác mỗi ngày.
Nấu nướng nhàn, đồ ăn ngon và bổ dưỡng
Như chúng ta đều biết, ủ nhiệt kín giúp kéo dài độ nóng và thức ăn sẽ tiếp tục chín nhưng phần nước lại không bị đục như khi đun lâu trên bếp. Các nguyên liệu sẽ tiết ra hết chất ngọt và mềm nhừ chứ không bị bấy nát.
Món chân giò nấu giả cầy bằng nồi ủ
Phần nồi nấu được cách ly với môi trường xung quanh bằng lớp chân không nên nên dinh dưỡng trong thực phẩm ít bị hao hụt. Với những gia đình có người già và trẻ nhỏ thì nồi ủ giữ nhiệt là một sản phẩm cực kỳ hữu ích khi thức ăn được nấu mềm mà không phải lo lắng về an toàn khi nấu như đối với nồi áp suất.
Sử dụng nồi ủ: Hiệu quả bất ngờ nhưng lại đơn giản đến không ngờ!
Bền bỉ với thời gian, bếp nào cũng chơi
Nồi ủ có thể đun trên bếp từ...
Chiếc nồi ủ có cấu tạo đơn giản gồm 3 phần có thể tách rời nhau là lồng ủ, nắp và nồi nấu. Do sử dụng công nghệ giữ nhiệt bằng chân không chứ không phải áp suất cao nên ở đây không có một chiếc gioăng nào cả.
Phần nắp nồi ủ có thể tháo ra được dễ dàng
Phần thân lồng ủ và nồi nấu làm bằng thép không gỉ, nắp bằng nhựa cứng, còn nắp nồi nấu bằng thủy tinh nên rất bền. Gần 20 năm nay nó vẫn đẹp gần như mới mua vì đơn giản là chẳng có gì để mà hỏng - ngoại trừ phần nhựa trắng bên trong nắp đã ngả màu ngà theo thời gian.
Nồi ủ cấu tạo từ 3 bộ phận tháo rời được
Nồi nấu làm bằng thép nên có thể sử dụng được với tất cả các loại bếp: gas, từ, hồng ngoại hay thậm chí cả bếp củi cũng chấp tuốt!!!
... hoặc bếp gas cũng ok luôn!
Có lẽ chiếc nồi này còn phục vụ đến đời cháu của tôi mà vẫn còn rất tốt! Đây đúng là sản phẩm minh họa tuyệt vời cho câu nói: Mua một lần, dùng cả đời!
Tưởng đắt mà hóa ra rẻ vô cùng
Tôi không đo lượng điện hay gas tiết kiệm được nhờ chiếc nồi ủ, nhưng các bạn chỉ cần hình dung: thay vì đun liên tục nhiều giờ đồng hồ trên bếp thì chỉ cần đun sôi 5 phút rồi tắt bếp, đem đi ủ thì đủ thấy số năng lượng mà tôi giảm được là rất nhiều phải không nào!
Chiếc nồi ủ thứ 2 tôi mới mua cách đây 6 năm
Với 4 triệu bỏ ra ban đầu nhưng lợi ích đem lại là vô cùng lớn thì tôi cho rằng chiếc nồi ủ này là món đầu tư sinh lời. Thử tưởng tượng, giả sử tôi không có nồi ủ thì số tiền điện, tiền gas phải trả trong 18 năm vừa qua chắc cũng mua được một cái ô tô rồi cũng nên.
Tổng kết
Nếu có một đề văn cho người lớn với câu hỏi: Hãy miêu tả đồ vật mà bạn thích nhất thì chắc chắn tôi sẽ chọn chiếc nồi ủ này làm nhân vật chính rồi, các bạn ạ!
Những ai chưa biết đến cái nồi ủ, hay còn phân vân trước giá thành của nó thì tôi khuyên các bạn là hãy xuống tiền xúc về nhà ngay và luôn để cảm nhận được cái sự sung sướng và nhàn hạ mà nó đem lại! Đặc biệt là các bạn đang ở trọ bị tính điện giá cao thì càng cần mua nồi ủ để tiết kiệm tiền sinh hoạt hàng tháng!
Tin tôi đi, cách đây 6 năm tôi đã phải mua thêm một cái nồi ủ nữa giống y hệt cái đầu tiên vì quá thích!
Chúc các bạn mạnh khỏe!
Nghệ sĩ Nhật Bản biến hộp carton thành tác phẩm tuyệt đẹp Chỉ với bìa hộp carton và keo dán, nghệ sĩ Nhật Bản Monami Ohno đã tạo nên nhiều tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp. Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), các tác phẩm nghệ thuật của cô Ohno không chỉ lấy cảm hứng từ các nhân vật tưởng tượng như người máy khổng lồ, mà cô còn làm chúng dựa...