Trải nghiệm đám tang của chính mình ở Nhật Bản
Thị trường tang lễ ở Nhật Bản hiện đang rất sôi động với trào lưu chuẩn bị hậu sự. Theo đó, khách hàng sẽ được thử nằm trong quan tài, chụp ảnh thờ và giả rắc tro cốt xuống biển.
Việc chuẩn bị hậu sự đang trở thành một ngành công nghiệp ở Nhật Bản. Hiện, số lượng các công ty kinh doanh về tang lễ tăng gấp bốn lần từ năm 2000 đến năm 2013, gần đạt tới 2.000 cơ sở. Trong suốt giai đoạn đó, lợi tức của ngành công nghiệp này tăng vọt từ 2,3 tỷ USD lên 5,2 tỷ USD.
Những người già ở Nhật ngày càng có xu hướng chuẩn bị hậu sự lúc còn khỏe mạnh vì không muốn tạo gánh nặng cho con cháu, trong khi có những người chẳng có con cái để nhờ cậy.
Ông Yoshiya Yoshimura nằm thử trong quan tài tại buổi trải nghiệm ngày cuối cùng của cuộc đời do công ty Aeon tổ chức cuối tháng trước.
“Cuộc sông sau khi vê hưu rât dai va nhiêu ngươi vân con khoe manh, hoat bat. Tôi nghi ngươi ta muôn tư tay lo sơm cac vân đê cua minh đê co thê tiêp tuc an hương cuôc sông ma không phai lo lăng vê bât ky sư bât ôn nao khac”, Kazuhiro Yoshida, phat ngôn viên dich vu tang lê cua công ty Aeon nhân xet.
Nghĩa trang hiện đại Ryogoku Ryoen ở thủ đô Tokyo.
Việc đầu tư kinh doanh tang lễ tăng lên kéo theo nhiều công nghệ tiên tiến và sáng tạo, mang thương hiệu Nhật Bản. Ryogoku Ryoen, nghĩa địa nhiều tầng ở Tokyo, được lắp đặt một hệ thống tìm bia mộ hoặc bình đựng tro cốt chính xác dựa vào một loại thẻ nhận dạng được cung cấp.
Bà Yukiko Kimura (phải) tới thăm người chồng đã khuất cùng chị chồng. “Nhà mới” của chồng bà Yukiko là một ngôi mộ hiện đại đặt tại nghĩa trang Ryogoku Ryoen.
Video đang HOT
Ruriden, nghĩa trang hiện đại khác cũng ở Tokyo, còn tiết kiệm khoảng không gian bằng cách đặt hơn 2.046 bia mộ nhỏ trong những bức tượng Phật. Mỗi bức tượng được thắp sáng bằng bóng đèn LED đổi màu nhờ dùng một loại thẻ điện tử.
Nghĩa trang hiện đại Ruriden ở thủ đô Tokyo.
Ngoài ra, còn có Shukatsu, hay tour du lịch “ngày cuối của cuộc đời”, giá khoảng 10.000 yen (85 USD), cũng đang thu hút sự chú ý của người lớn tuổi khi cung cấp hình ảnh về viễn cảnh của đám tang một người trước khi họ mất.
Reuters đưa tin, môt cuôc thăm do quôc gia hôi năm 2011 do giao sư Kenji Mori ơ Đai hoc Công giao Ibaraki tiên hanh cho thây 60% ngươi Nhât đang phai chăm soc phân mô cho ho hang. Đa sô ngươi Nhât xem tang lê la điêu băt buôc phai thưc hiên va 40% sơ răng sư kiên nay co thê gây răc rôi cho thân nhân, hang xom.
Toshiko Sasaki, môt quan chưc quan tri tai Viên nghiên cưu mang lươi công đông noi răng tinh trang gia hoa nhanh ơ Nhât Ban, ty lê sinh thâp va môi quan hê gia đinh, công đông thâp đa khiên nhiêu ngươi gia cam thây bi cô lâp, bo rơi.
Tháng 11/2013, Nhât hoang Akihito đa khiên ca đât nươc ngac nhiên khi hoang gia công bô kê hoach tô chưc hâu sư cho ông. Tuy nhiên ươc nguyên tô chưc tang lê đơn gian va ca viêc chuân bi trươc tang lê nay đa nhanh chong đươc xem la môt hanh đông mâu mưc và được người dân tai đât nươc co dân sô đang gia đi nhanh chong chào đón hoan hỉ.
Theo_Người Đưa Tin
Ông Obama đến Nhật trong chuyến công du châu Á đầy căng thẳng
Ngày 23.4, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thủ đô Tokyo, Nhật Bản, điểm dừng chân đầu tiên của ông trong chuyến công du châu Á, giữa lúc căng thẳng tranh chấp biển đảo trong khu vực đang leo thang và Triều Tiên có khả năng tiến hành một cuộc thử nghiệm hạt nhân lần 4, theo AFP.
Tổng thống Obama bước ra khỏi chuyên cơ Air Force One tại sân bay Haneda, thủ đô Tokyo của Nhật Bản, ngày 23.4 - Ảnh: AFP
Chuyến công du châu Á đầy căng thẳng
Nhật Bản là điểm dừng chân đầu tiên của ông Obama trong chuyến công du 4 nước châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Malaysia.
Trước khi ông Obama đến Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc lên án việc gần 150 nhà làm luật Nhật ngày 22.4 đến thăm đền Yasukuni ở thủ đô Tokyo sau khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe gửi quà viếng đến đền này.
Đền Yasukuni trở thành một địa điểm gây tranh cãi không chỉ trong xã hội Nhật Bản mà còn ở một số quốc gia như Trung Quốc và Hàn Quốc - những nước từng bị Nhật Bản xâm lược. Trong gần 2,5 triệu người Nhật được thờ trong đền này có 14 người là tội phạm chiến tranh, theo AFP.
Chính phủ Nhật ngày 21.4 tuyên bố, việc Trung Quốc tịch thu một tàu chở hàng Nhật tại Thượng Hải để trừ một món nợ trước Thế chiến thứ 2 (thời điểm Nhật chiếm đóng Trung Quốc) sẽ làm căng thẳng thêm mối quan hệ hai nước.
Thời gian qua, tàu chiến và tàu tuần duyên Nhật - Trung thường xuyên đụng độ, chơi trò "mèo vờn chuột" ở vùng biển quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Căng thẳng Nhật Bản - Trung Quốc leo thang kể từ năm 2012 sau khi Tokyo tuyên bố quốc hữu hóa các hòn đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Philippines và Trung Quốc cũng đang hục hặc vì tranh chấp biển đảo trên biển Đông, trong khi Mỹ luôn lên tiếng ủng hộ đồng minh Philippines.
Tại bán đảo Triều Tiên, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 22.4 cho rằng Triều Tiên có thể đang chuẩn bị tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư.
Trước đó, hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA ngày 21.4 dẫn lời một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho rằng chuyến công du châu Á của ông Obama là "nguy hiểm và phản động", chỉ nhằm mục đích làm gia tăng căng thẳng và "mang đến đám mây mù trong cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân" tại bán đảo Triều Tiên.
Cái bóng Trung Quốc "bao trùm" chuyến công du của ông Obama
Các chuyên gia nhận định rằng mục đích của chuyến công du châu Á của ông Obama lần này nhằm tái khẳng định chiến lược tái cân bằng ở châu Á.
Nhưng ông Obama sẽ phải cẩn trọng với những phát biểu của ông để Trung Quốc không hoài nghi chiến lược này nhắm vào Trung Quốc.
Ông Christopher Johnson, từng là nhà phân tích về Trung Quốc thuộc Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA), hiện là chuyên gia Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (Mỹ), cho rằng mặc dù ông Obama không đến thăm Trung Quốc, nhưng "cái bóng" Trung Quốc sẽ bao trùm chuyến công du của ông Obama bởi vì hầu hết các quốc gia ông đến thăm đều có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.
"Trung Quốc sẽ lắng nghe rất kỹ lưỡng những phát biểu của ông Obama trong suốt chuyến công du", trang tin The Christian Science Monitor (Mỹ) dẫn lời bà Sheila Smith, chuyên gia nghiên cứu Nhật Bản thuộc tổ chức phi chính phủ Hội đồng Đối ngoại (Mỹ), cho biết.
Trung Quốc không chỉ lắng nghe mà còn lên tiếng nếu ông Obama đưa ra bất kỳ bình luận gì về vấn đề tranh chấp lãnh thổ khu vực có dính đến Trung Quốc, bà Smith cho hay.
Tờ báo Nhật Yomiuri ngày 23.4 đã đăng bài phỏng vấn Tổng thống Obama, theo đó ông Obama đã đảm bảo với Nhật Bản rằng vấn đề quần đảo tranh chấp Nhật - Trung Senkaku/Điếu Ngư nằm trong khuôn khổ hiệp ước an ninh song phương giữa Tokyo và Washington.
Trong một phát biểu được cho là ám chỉ Trung Quốc đăng trên Yomiuri, Tổng thống Obama còn cho rằng bất kỳ tranh chấp biển đảo nào cũng nên được giải quyết thông qua các biện pháp ngoại giao và đối thoại chứ không phải gây hấn.
Ngay lập tức, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 23.4 lên tiếng kêu gọi Mỹ không nên đứng về bên nào trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, theo Reuters.
Nhân chuyến công du này, ông Obama còn nhằm mục đích đảm bảo khối đồng minh then chốt, Hàn Quốc và Nhật Bản, sẽ vững mạnh hơn bao giờ hết, trong khi không muốn ảnh hưởng đến quan hệ với Trung Quốc, theo Reuters.
Nhưng hãng tin lớn thứ nhì Trung Quốc China News Service, cho rằng Tổng thống Obama muốn siết chặt quan hệ giữa các đồng minh châu Á, nhất là Hàn Quốc và Nhật Bản, nhưng ông Obama có thể "không đạt được kết quả gì", bởi vì hục hặc giữa Hàn Quốc và Nhật Bản liên quan đến tranh chấp biển đảo và các vấn đề lịch sử không thể giải quyết "một sớm một chiều".
Theo TNO
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm chính thức Nhật Bản Ngày 16/3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thủ đô Tokyo, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước Nhật Bản theo lời mời của Nhật hoàng Akihito va Hoang hâu Michiko. Theo đặc phái viên TTXVN, chuyên cơ đưa Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng đoàn...