Trải nghiệm cung đèo tuyệt đẹp
Ở độ cao 800 m so với mặt biển lúc trời sắp mưa mây đen tràn qua đỉnh đèo, ngồi cách nhau chừng 5m cũng thấy không rõ mặt người, nhưng khi đám mây trôi qua thì ánh nắng vàng lại trải rộng, tiết trời trở nên ấm áp.
Từ đỉnh đèo Gia Bắc phóng tầm mắt ra xa, chúng tôi cảm nhận một khung cảnh đẹp ngỡ ngàng với những ngọn núi trùng điệp, những đồi cà phê chạy dài… Không phải chỉ có đoàn chúng tôi mà nhiều du khách, có cả hơn chục tay phượt cũng chọn tuyến quốc lộ 28 từ Phan Thiết đi Đà Lạt để được trải nghiệm cung đường đèo Gia Bắc ngoạn mục. Trên tuyến quốc lộ 28 khó mà đếm hết số đèo lớn nhỏ, nhưng cung đèo Gia Bắc khá hiểm trở dài hơn 10 cây số, đỉnh đèo – ranh giới giữa huyện Di Linh (Lâm Đồng) và huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) luôn để lại ấn tượng khó quên.
Đèo Gia Bắc được mệnh danh là cung đường đèo đẹp nhất nhì trong số những đèo khu vực phía Nam. Đường đèo không đủ rộng nên có nhiều khúc cua chỉ vừa đủ một làn xe cho cả hai chiều. Khi qua đèo Gia Bắc, mọi người không thể phủ nhận phong cảnh ở cung đèo này tuyệt đẹp, núi non trùng điệp, đồi cà phê bạt ngàn trải dài vô tận. Đèo Gia Bắc được hình thành từ rất lâu, cung đường này có mặt hơn 100 năm, là chứng nhân của biết bao sự kiện lịch sử. Ban đầu, nó là một con đường mòn nằm ở phía nam Di Linh do người K’ho khai phá, họ đem sản vật của núi rừng xuống đồng bằng để đổi lấy muối. Sau đó, thực dân Pháp đã đưa người Kinh, người Thượng từ đồng bằng lên để mở đèo, mở đường.
Đèo Gia Bắc khá hẹp, nếu đi lên đỉnh đèo ta sẽ thấy cảnh vật xung quanh thu lại và những cánh rừng hay các đồi cà phê trải dài bất tận. Lưa thưa một vài ngôi nhà nhỏ xinh nằm ở hai bên đường làm cho khung cảnh thiên nhiên nơi đây càng thêm sinh động. Đặc biệt, cảnh vật nơi đây sẽ càng tuyệt vời hơn mỗi khi sương mù bao phủ khắp các dãy núi. Thời gian gần đây, cung đèo Gia Bắc thu hút nhiều du khách qua lại bởi sự hùng vĩ và vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng. Khi lên đến đỉnh đèo, cảnh vật càng thu hẹp lại, núi rừng, đồi cà phê trải dài và ấn tượng. Đường lên đỉnh đèo một bên là vách đá dựng đứng và bên kia là một khe sâu bí ẩn. Tất cả cùng tạo nên một cảnh quan hoang sơ nhưng tráng lệ vô cùng hấp dẫn. Đỉnh đèo Gia Bắc cao khoảng 800 m so với mực nước biển nằm sâu trong núi rừng và một vẻ đẹp rất thơ khi sương mù bao phủ. Dừng chân tại đỉnh đèo du khách có cảm giác như đang hòa mình vào thiên nhiên kỳ vĩ và muốn đắm chìm trong khung cảnh kỳ thú với thời gian lâu hơn, để thưởng thức mùi thơm của đồi cà phê bạt ngàn và mùi thơm của hương rừng.
Đèo Gia Bắc.
Một chuyến hành trình dài 175 km từ Phan Thiết đến thành phố Đà Lạt theo tuyến quốc lộ 28 qua cung đèo Gia Bắc quanh co, hiểm trở và cũng đầy thơ mộng là cuộc trải nghiệm thú vị và đáng nhớ nhất của tôi trong những ngày đầu năm. Chúng tôi kỳ vọng một ngày nào đó tuyến quốc lộ 28 qua đèo Gia Bắc sẽ được nâng cấp, mở rộng để các phương tiện lưu thông qua đèo được an toàn hơn.
Top những cung đường đèo hiểm trở nhất Việt Nam
Nếu khám phá những cung đèo hiểm trở ở Việt Nam thì nên chọn những đèo nào?
Sau đây top những cung đường đèo hiểm trở nhất Việt Nam, mà bạn nên đi thử một lần:
Đèo Ô Quy Hồ
Video đang HOT
Ô Quy Hồ là cung đường đèo dài nhất Việt Nam với độ dài lên đến 50km ở trên tuyến Quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn. Đây là một cung đường đèo đáng trải nghiệm cho các phượt thủ.
Đèo Ô Quy Hồ là cung đường đèo dài nhất Việt Nam.
Khi vượt đèo Ô Quy Hồ, bạn sẽ được trải nghiệm những ngày nắng đẹp trời không khí trong lành, đứng trên đỉnh đèo sẽ nhìn ngắm được bao quát cảnh thiên nhiên hùng vĩ núi rừng. Như thế vẫn chưa hết, cảnh sắc trên đèo thì phía Lào Cai sương mù giăng lối, còn bên Lai Châu thì nắng ấm chan hòa.
Đèo Mã Pì Lèng
Đèo Mã Pì Lèng được mệnh danh là một trong những cung đường nguy hiểm bậc nhất của các tỉnh phía Bắc. Con đường này dài 20km và nằm trong cung đường Hạnh Phúc nối liền Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc.
Đèo Mã Pì Lèng nổi tiếng với nhiều con đường quanh co nguy hiểm.
Khi khám phá con đường này, du khách sẽ được ngắm khung cảnh đồi núi heo hút, hoang sơ nhưng rất hùng vĩ. Không khí nơi đây rất trong lành và mát mẻ dễ chịu. Đường đèo thì uốn khúc quanh co, dưới chân là vực sâu sông Nho Quế xẻ một bên là đỉnh Mã Pì Lèng, một bên khác là đường đi Săm Pun.
Đèo Bắc Sum
Đèo Bắc Sum cũng là một khung cảnh hùng vĩ với những con đường ngoằn ngoèo như muốn thách thức những phượt thủ đến nơi đây. Đèo từ xã Minh Tân, Vị Xuyên lên đến xã Quyết Tiến, Quản Bạ.
Đèo Bắc Sum với những con đường ngoằn ngoèo quanh co.
Khi lên trên con đèo này bạn sẽ được tận hưởng không khí se lạnh hơn, ngắm nhìn thiên nhiên của thung lũng Tam Sơn tuyệt diệu cùng màu sắc xanh như những cánh đồng mạ non.
Nếu đi vào mùa đông thì bạn lại cảm nhận được những làn mây với làn khói trắng quấn quanh chân núi bồng bềnh đến tuyệt đỉnh khiến ai cũng phải ngất ngây và trầm trồ với vẻ đẹp của thiên nhiên.
Đèo Khau Phạ
Đèo Khau Phạ là một con đèo ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển. Nếu bạn vượt con đèo Khau Phạ thì sẽ đến được ngọn núi cao nhất vùng Mù Cang Chải.
Đèo Khau Phạ với độ cao từ 1.200m đến 1.500m.
Đèo Khau Phạ là một trong những cung đường đèo có độ dốc cao nhất Việt Nam, khi đi khám phá ở nơi đây thì đẹp nhất sẽ là tháng 9 hoặc tháng 10. Bởi lẽ không khí lúc này sẽ tuyệt diệu nhất, ngắm những đồng lúa chín vàng bên những thửa ruộng bậc thang khiến cho du khách mê mệt.
Đèo Mã Phục
Đèo Mã Phục được gọi tên như thế bởi vì hai bên đường quốc lộ có khối đá vôi lớn dựng đứng vào nhau như hai con ngựa nằm phủ phục. Đây chính là con đèo đẹp nhất trong các con đèo ở vùng núi phía Bắc.
Đèo Mã Phục với những khối núi đá vôi lớn.
Khi chinh phục ngọn đèo này bạn sẽ được tận hưởng khung cảnh hai bên đèo rất đẹp, không khí trong lành không quá khắc nghiệt. Không những thế bạn còn được ngắm nhìn những cánh đồng hoa tam giác mạch vào mùa xuân và những ruộng ngô khi mùa hè tới.
Đèo Sa Mù
Đèo Sa Mù là một ngọn đèo nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Trị, nó nối liền hai xã chính là Hướng Phùng và Hướng Việt của tỉnh Quảng Trị. Cung đèo này có độ cao khoảng 1400m. Nơi đây được mây phủ trắng xóa có độ dài khoảng 20km đường đi.
Đèo Sa Mù được phủ bởi mây phủ trắng xóa.
Khi chinh phục đèo Sa Mù, du khách sẽ được tận hưởng giao điểm của đất và trời bởi lẽ dù đi vào thời điểm nào trong năm đi nữa cũng tận hưởng được sương mù phủ hoàn toàn khung cảnh xung quanh.
Điều đặc biệt nhất ở nơi đây chính là màu trắng của sương lẫn cùng màu xanh của cây cối, màu đỏ của đất hay màu xám của con đường. Tất cả tạo nên một bức tranh tổng thể màu sắc thiên nhiên hài hòa gây ấn tượng mạnh cho du khách.
Đèo Đá Đẽo
Đèo Đá Đẽo là một con đèo dài 17km nằm trên con đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình. Đèo có tên như vậy bởi vì nó vắt ngang qua đỉnh một ngọn núi đá vôi với chiều dài hơn chục kilomet.
Đèo Sa Mù được phủ bởi mây phủ trắng xóa.
Khi các phượt thủ đi chinh phục con đèo này sẽ được tận hưởng khung cảnh của bức tranh xanh thẳm của rừng Trường Sơn phía Tây tỉnh Quảng Bình. Những khúc cua tay áo hay cánh rừng già nguyên sinh ở Đá Đẽo sẽ làm cho bạn u mê vì khung cảnh hùng vĩ.
Trải nghiệm 14 tầng đèo lên 'cổng trời Bảo Lạc' ở Cao Bằng Nhiều người ví von 14 tầng đèo giống như những bậc thang dẫn lên trời, nói đúng hơn là dẫn lên "cổng trời Bảo Lạc". Đèo Mẻ Pia là con đèo nằm trên QL4A, đây là cung đường độc đạo nối xã Xuân Trường với trung tâm huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Nhiều năm trước, người dân Xuân Trường muốn xuống thị...