Trải nghiệm cầu kính Rồng Mây trên đỉnh trời Lai Châu
Cầu kính Rồng Mây được xem như ‘ kỳ quan tiên cảnh’ với hệ thống cầu treo vắt vẻo giữa đỉnh trời, nằm ở độ cao 2.333m so với mực nước biển, thuộc xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
Đến với Khu du lịch Cầu kính Rồng Mây, du khách sẽ được trải nghiệm những trò chơi cảm giác mạnh, ngắm núi non hùng vĩ và “phiêu” giữa trời mấy ở trên cầu kính “khổng lồ” với 3 lớp cường lực và 4 lớp phim. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam )
Để lên đến Cầu kính Rồng Mây để trải nghiệm cảm giác mạnh, du khách sẽ được đi vào đường hầm và di chuyển theo cầu thang máy. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam )
Từ chân thang máy ở trong hầm núi đá lên Cầu kính Rồng Mây cao 305m (tương đương với tòa nhà 102 tầng), trong đó thang máy đi trong hầm núi đá là 80m, lộ thiên là 225m. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam )
Cầu kính thang máy có độ cao so với khe núi là 758m; chiều rộng mặt cầu 1,5m; tổng chiều dài mặt kính 139m; tổng chiều dày là 33,04mm, được sản xuất tại Mỹ và nhập khẩu về Việt Nam. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam )
Lên đến Cầu kính Rồng Mây, du khách sẽ di chuyển qua 2 cầu kính. Trong đó, cầu kính nối từ cầu thang máy vào vách núi có độ dài 120m, tiếp đó là cầu kính ven núi dài 200m. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam )
Video đang HOT
Du khách thích thú trải nghiệm các phong cách trên cầu kính Rồng Mây. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam )
Du khách thích thú trải nghiệm các phong cách trên cầu kính Rồng Mây. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam )
Khu du lịch Cầu kính Rồng Mây trở thành điểm đến du lịch của tỉnh Lai Châu. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam )
Thông thường, khách du lịch đến với Khu du lịch Cầu kính Rồng Mây tập trung vào thời điểm cuối tuần (khoảng 1.000-2.000 người/ngày). (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam )
Du khách trải nghiệm cảm giác đi trên cầu ở độ cao 2.200m. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam )
Cầu đi bộ trên vách núi được nhiều du khách thích cảm giác mạnh trải nghiệm. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam )
Cùng với Cầu kính Rồng Mây, du khách có thể di chuyển theo cấp treo để ngắm nhìn những dòng thác nước hùng vỹ, trải dài như mái tóc nàng tiên. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam )
Ngoài trải nghiệm cảm giác mạnh trên cầu kính hay đi cáp treo khám phá những dòng thác nước từ trên ngọn núi đổ xuống, du khách còn được hòa mình vào bầu không khí thiên nhiên trong lành với tứ bề núi xanh, mây sương mát lạnh. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam )
(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam )
Mùa xuân trải nghiệm Sì Thâu Chải
Nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, bản Sì Thâu Chải, huyện Tam Đường (Lai Châu) là một trong những bản làng đặc trưng về du lịch cộng đồng của dân tộc Dao Đầu bằng vùng Tây bắc.
Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, hiếm thấy một bản làng đẹp còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán, giá trị văn hóa độc đáo như ở Sì Thâu Chải.
Những con đường đá tự nhiên sạch đẹp xen giữa những bờ rào toàn địa lan rừng, Sì Thâu Chải đang mời du khách đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp mộc mạc của bản du lịch cộng đồng.
Trong bản, những ngôi nhà gỗ, nhà trình tường đặc trưng kiến trúc người của người Dao Đầu bằng.
Những ánh mắt lạ lẫm trẻ con mỗi khi có người lạ đến thăm càng làm cho du khách thêm phấn khích.
Vẻ đẹp nguyên sơ, độc đáo còn nguyên giá trị văn hóa của người Dao Đầu bằng là lý do nhiều đoàn văn nghệ sĩ, đoàn làm phim tìm về Sì Thâu Chải tác nghiệp.
Bản Sì Thâu Chải có 62 hộ, 294 nhân khẩu, 100% người Dao Đầu bằng. Mô hình du lịch cộng đồng hứa hẹn mang đến nhiều khởi sắc cho bà con nơi đây.
Dớn đá, loài cây mọc trong rừng già, được bà con lấy về sản xuất thành giá thể để ghép phong lan, địa lan, mặt hàng này giúp bà con thêm thu nhập.
Lễ Tủ cải, còn gọi lễ Cấp sắc, một trong nghi lễ quan trong nhất đánh dấu sự trưởng thành trong cuộc đời người đàn ông Dao Đầu bằng.
Nhảy lửa là một nghi thức sinh hoạt văn hóa độc đáo và lâu đời của người Dao Đầu bằng ở Lai Châu. Lễ hội Nhảy lửa thường được tổ chức trong dịp nửa đầu tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Với đặc thù địa lý cùng sự ưu đãi của thiên nhiên đã ban tặng cho Sì Thâu Chải một khí mát lành quanh năm. Từ vị này nhìn xuống sẽ thấy toàn cảnh thị trấn huyện tam Đường như một lòng chảo thấp thoáng trong sương.
Trải nghiệm vẻ đẹp hùng vĩ của đèo Ô Quy Hồ Đèo Ô Quy Hồ chạy men sườn dãy Hoàng Liên Sơn nối liền tỉnh Lào Cai và Lai Châu, nơi được coi là con đường cao nhất Việt Nam được biết đến với phong cảnh núi rừng hùng vĩ và ấn tượng. Dài gần 50km, có độ cao 2.000m, đèo Ô Quy Hồ nổi tiếng không chỉ vì vị trí giao thông quan...