Trai Mông kéo cả bản đổi đời nhờ trồng cây thuốc quý, ra quả dưới gốc
Từ ngày chàng thanh niên người Mông Sùng A Thu đưa loài cây thuốc quý về dưới tán rừng, rừng xanh không những được giữ gìn, bảo vệ mà cuộc sống của bà con dân bản ngày một khấm khá, đổi đời…
Bản vùng cao Phiêng Ban ( xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) 100% là dân tộc Mông. Trước đây, bà con có thói quen chặt cây, đốt rừng lấy đất trỉa lúa, trồng bắp. Phá rừng bừa bãi như thế vì bà con nghĩ có thì đời sống bà con sẽ khá lên. Ấy thế mà càng trồng bắp đất nương càng bị xói mòn, rửa trôi, bạc màu, năng suất thấp, khiến cái nghèo vẫn bám riết lấy người dân trong bản…
Anh Sùng A Thu cùng vợ lên rừng kiểm tra sa nhân
Nhận thức được những khó khăn đó, bản thân anh Thu luôn trăn trở suy nghĩ, phải làm thế nào để thoát nghèo, thoát khổ. Năm 2013, trong một chuyến đi thăm quan, học tập, tìm hiểu các mô hình kinh tế ở tỉnh Điện Biên, anh thấy mô hình trồng cây sa nhân-1 loài cây thuốc quý dưới tán cây rừng rất hay. Cách làm này không những giữ được rừng mà hiệu quả kinh tế cũng rất cao. Anh Thu nghĩ ngay đến việc lấy sa nhân về trồng, vì ở quê anh cũng có đất, có rừng, khí hậu và thổ những giống như thế.
Sau chuyến tham quan đó trở về, anh Thu vận động một số thanh niên bản cùng nhau góp vốn, góp đất rừng và mua hơn 30.000 gốc sa nhân giống trồng thử nghiệm trên 2 ha đất rừng của bản. Sa nhân là loại cây mọc tự nhiên chủ yếu là mọc dưới tán cây rừng, nên anh Thu cùng các thành viên trong nhóm chọn các sườn đồi, khe núi để khoanh vùng trồng.
Những cánh rừng sa nhân xanh ngát ngập lối đi ở bản Phiêng Ban, xã Mường Giàng do Sùng A Thu và thanh niên trong xã gieo trồng.
Video đang HOT
Một năm sau, thấy cây sa nhân phát triển tốt, đẻ nhánh nhanh, cây không có bệnh và không tốn nhiều công chăm sóc. Đến năm 2015, sa nhân bắt đầu cho quả, vụ thu hoạch lứa đầu tiên đạt gần 1,5 tấn quả tươi/ha, bán cho thương lái với giá bán 120.000 đồng/kg, trừ chi phí thu được gần 200 triệu đồng, lãi nhiều lần so với trồng ngô, lúa. Số tiền lãi một phần chia cho các thành viên, một phần làm vốn đầu tư mở rộng diện tích trồng sa nhân. Thấy hiệu quả, nhiều thanh niên trong bản cùng tham gia góp đất nương, đất rừng nâng diện tích trồng sa nhân của bản lên 7 ha.
Quả sa nhân mọc dưới gốc, có giá trị kinh tế rất cao, giúp nhiều hộ dân trong bản Phiêng Ban thoát được nghèo, có cơ hội đổi đời.
Do số lượng người tham gia nhóm trồng sa nhân ngày càng đông, anh Thu quyết định thành lập Câu lạc bộ trồng sa nhân, và anh được mọi người tín nhiệm bầu làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ. Mô hình trồng sa nhân ngày càng được nhân rộng. Đến nay, cả bản Phiêng Ban ai cũng tham gia, nâng diện tích trồng sa nhân lên hơn 33 ha. Trồng sa nhân đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người dân trong bản, trung bình mỗi hộ thu từ 30-50 triệu đồng/năm. Từ trồng sa nhân nhiều hộ gia đình trong bản Phiêng Ban đã thoát được nghèo, khá giả, đứng trước cơ hội đổi đời khi sản lượng sa nhân tăng lên.
Anh Lý A Giả, một thành viên Câu lạc bộ cho biết: Riêng vụ sa nhân năm nay, 1 ha sa nhân của gia đình tôi thu được 8 tạ quả tươi với giá bán 120.000 đồng/kg quả tươi thu hơn 90 triệu đồng. Cây sa nhân mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp hàng chục lần so với trồng lúa, ngô…
Cánh rừng trồng sa nhân của gia đình anh Lý A Giả, bản Phiêng Ban, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.
Được biết, sa nhân là một vị thuốc dùng trong đông y rất tốt cho sức khỏe con người,. Sa nhân có vị cay, tính ôn, vào các kinh tỳ, thận và vị, có tác dụng hành khí, điều trung, hòa vị, làm cho tiêu hóa được dễ dàng. Dùng trong những trường hợp đau bụng, đầy bụng, ăn không tiêu, tả lỵ, thường dùng làm gia vị và chế mùi rượu. Quả sa nhân còn được dùng làm nguyên liệu ngành thực phẩm, mỹ phẩm…
Thời gian tới, anh Giàng A Thu và các thành viên trong Câu lạc bộ trồng sa nhân tính tiếp tục mở rộng diện tích trồng loài cây thuốc quý ra quả dưới gốc này, đồng thời liên kết với thương lái tìm đầu ra cho sản phẩm, để bà con yên tâm sản xuất.
Theo Danviet
Sơn La: Hàng nghìn người kéo về Lễ hội đua thuyền gây tắc cứng
Hôm nay 25.2, hàng nghìn người dân cùng rất nhiều phương tiện giao thông từ khắp nơi đổ về xem Lễ hội đua thuyền tổ chức tại cầu Pá Uôn (bản Pá Uôn, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) trên sông Đà, khiến con đường dẫn vào khu vực đua thuyền bị ùn tắc, kẹt cứng, tê liệt trong nhiều giờ đồng hồ, kéo dài hàng cây số.
Ngay từ sáng sớm, tại khu vực cầu Pá Uôn, nơi diễn ra Lễ hội đua thuyền truyền thống của huyện Quỳnh Nhai, rất nhiều người dân và du khách thập phương từ khắp nơi đã nườm nượp đổ về tụ hội rất đông, càng làm tăng thêm không khí nhộn nhịp, náo nhiệt của Lễ hội. Đó cũng là lý do khiến giao thông dẫn vào khu này bị tắc nghẽn.
Hàng nghìn người dân kéo về xem Lễ hội đua thuyền huyện Quỳnh Nhai khiến giao thông trên đường dẫn vào khu vực này bị tắc nghẽn kéo dài
Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, trên con đường đi vào khu vực đua thuyền, nhiều đoàn người cùng nhiều phương tiện xe ô tô, xe máy chen chúc nhau, dịch chuyển từng tí một để ra khỏi đoạn đường bị ách tắc. Vì giao thông bị kẹt cứng nên nhiều người đã xuống xe, tự đi bộ... Do nơi diễn ra Lễ hội đua thuyền chỉ có một tuyến đường độc đạo đi qua nên dòng người từ cầu Pá Uôn đi ra, và người từ ngoài đi vào quá đông đã khiến giao thông bị tắc nghẽn kéo dài. Lực lượng công an phải vất vả nhiều giờ đồng hồ có mặt tại những điểm bị ách tắc để kiểm soát tình hình và phân luồng giao thông.
Giao thông bị tê liệt khiến nhiều người cùng phương tiện phải dịch chuyển từng chút một để ra khỏi khu vực bị ách tắc.
Được biết, hàng năm cứ vào ngày mùng 10 tháng Giêng, huyện Quỳnh Nhai lại tổ chức Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Đà . Đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng độc đáo và ý nghĩa trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Năm nay Lễ hội đua thuyền huyện Quỳnh Nhai được tổ chức trong 2 ngày (25 - 26.2).
Nhiều người phải dịch chuyển hàng giờ đồng hồ mới ra khỏi khu vực bị ách tắc
Lực lượng công an phải làm việc rất vất vả để phân luồng giao thông
Theo Danviet
Ở đây, dân tái định cư trồng sâm, củ to bán được 1 triệu đồng/kg Đẳng sâm - một loại dược liệu quý, là cây bản địa thường mọc ở những cánh rừng nghèo tại huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An). Từ hàng chục năm trước, đồng bào nơi đây đã biết giá trị của loại cây thuốc quý và đem về trồng trong vườn nhà. Mỗi kg đẳng sâm tươi được thương lái săn lùng tại...