Trải lòng du học sinh Việt lần đầu ăn Tết xa quê: nhớ không khí cúng Tết, chợ Tết, sắm sửa quần áo Tết
‘Ở Việt Nam thì ăn Tết từ 29 tới mùng 5 mùng 6 còn bên này thì ăn được mỗi 1 hôm rồi hôm sau lại tất bật đi làm đi học vì đây là ngày bình thường với nước người ta, nên cũng hơi chạnh lòng’.
Ăn Tết xa nhà từ lâu đã trở thành điều quá quen thuộc với nhiều du học sinh, nhưng với những bạn lần đầu phải xa gia đình, ăn Tết nơi xứ người, đây thực sự là nỗi ‘ám ảnh’.
‘Thèm nhất là các món ăn Việt Nam…’
Cách Việt Nam gần 10.000 km, điều khiến bạn Nguyễn Ngọc Bảo Khanh – du học sinh tại trường đại học University of Nottingham (Anh) nhớ nhất đó chính là những món ăn Việt Nam. Hơn nữa, năm nay lại bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nên cái Tết xa quê đầu tiên của Khanh rất buồn chán và tẻ nhạt.
Bảo Khanh nhớ nhất là các món ăn truyền thống của Việt Nam, đặc biệt với cô nàng thì ‘món ăn Việt phải ăn ở đất Việt thì mới ngon’.
Mới sang Anh được khoảng 4-5 tháng, điều nữ sinh này nhớ nhất chính là các món ăn Việt Nam.
‘Em không giỏi nấu ăn lắm, chủ yếu là phá bếp chứ không biết nấu mấy món phức tạp. Vì thế qua đây em rất nhớ hương vị các món ăn của quê hương. Trong đó, mấy món em nhớ nhất là: bún bò Huế, phở, canh bún, thịt đông,… mà mấy quán bên này thì không thể làm ra cái vị như ở Việt Nam được’.
May mắn là khi sang Anh Bảo Khanh ở cùng với chủ nhà người Việt. Cô cũng biết nấu các món ăn Việt Nam khá ngon. Tuy nhiên, do không đủ gia vị và nguyên liệu sẵn có nên không thể giống hương vị quê hương được.
‘Mặc dù cô chủ nhà em cũng biết nấu các món Việt đó rất ngon nhưng để làm ra vị món đúng chuẩn các gánh hàng ở Việt Nam thì hơi khó. Do đó, món ăn Việt Nam vẫn là phải ăn ở Việt Nam thì mới ngon’.
Nhớ không khí Tết ở Việt Nam: cùng đi chợ sắm sửa quần áo, tụ họp Tết
Lần đầu ăn Tết xa quê với cô gái này tất cả mọi thứ đều lạ lẫm.
Video đang HOT
Tết đến, dù có ở xa nhà mấy hay bận việc đến thế nào, ai nấy đều sắp xếp thời gian trở về nhà sum họp với gia đình. Cả gia đình cùng quây quần bên mâm cơm cuối là một nét đẹp văn hóa truyền thống đặc trưng của người Việt. Đối với những du học sinh Việt lần đầu ăn Tết Việt ở nước ngoài như Bảo Khanh, có lẽ đây là điều hụt hẫng nhất.
‘Hiện tại thì em rất nhớ không khí ở nhà, người Việt ăn Tết đất Việt thì vẫn vui hơn dù chủ nhà em vẫn biết làm món Việt rất ngon, nhưng cái không khí cúng Tết, chợ Tết, quần áo sắm sửa Tết, tụ họp Tết thì chỉ ở Việt Nam mới có thôi.
Cảm giác ấy lại càng hụt hẫng hơn khi ở Anh chỉ được nghỉ 1 ngày duy nhất. Đó cũng không phải dịp đặc biệt của đất nước họ nên không có bất cứ không khí nào. Ở Việt Nam thì ăn Tết từ 29 Tết tới mùng 5 mùng 6, bên này thì ăn được mỗi 1 hôm rồi hôm sau đi làm, đi học như bình thường. Bởi vì đây là ngày bình thường với nước người ta, nên em cũng hơi chạnh lòng’.
Do chênh lệch múi giờ nên Khanh cũng ít có thời gian nói chuyện với gia đình.
Mặt khác do Việt Nam và Anh lệch múi giờ, cách nhau tới 7-8 tiếng nên Khanh cũng ít có thời gian nói chuyện với gia đình. Chính vì thế, những ngày giáp tết nỗi nhớ nhà càng dâng trào:
‘Hiện tại thì em chỉ nói chuyện với mẹ đa phần cuối tuần hoặc chat zalo 1 chút, vì 2 bên cách nhau 7-8 tiếng nên lúc bên em đêm rồi thì gia đình ở Việt Nam mới dậy’.
Cô bạn cũng dự định đêm giao thừa sẽ gọi điện về chúc Tết ông bà, ba mẹ’.
Có lẽ, đây là điều ý nghĩa nhất mà các bạn du học sinh có thể làm cho gia đình trong dịp Tết này:
‘Em tính giao thừa 30 ở Việt Nam nhằm rạng sáng 12/2 giờ Việt Nam cũng tầm 5h chiều 11/2 giờ UK thì sẽ gọi zalo về với mẹ và ông bà để chúc Tết, mấy ngày Tết cũng cố gọi về chúc Tết mọi người cho có không khí.
Mặc dù nhà chủ của em cũng có nấu bánh chưng, bày trái cây, cúng giao thừa như ở Việt Nam vậy nhưng tất nhiên là không đầy đủ quá như bàn cỗ ở Việt Nam rồi’.
Tình hình dịch căng thẳng nên không được đi đâu, ở nhà tự nấu ăn
Đường phố ở Anh lúc này do lệnh giãn cách xa hội nên không khí vô cùng vắng vẻ, đìu hiu.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Anh đều hạn chế ra ngoài và tiếp xúc đông người. Hiện tại, ở Anh đang có lệnh giãn cách xã hội nên mọi người không thể gặp gỡ hay tụ tập rôm rả được.
‘Do năm nay dịch nên em cũng không thấy ở đâu tổ chức không khí Tết quá. Cũng có thể do đây là dịp bình thường với người bản xứ nên họ không tổ chức gì.
Hơn nữa, bên này đang lockdown, nếu đi ra đường mà không có lý do sẽ bị phạt. Vì thế, nên em cũng chỉ có ý cầm quà (món ăn Tết) sang biếu các bạn Việt Nam mà em hay chơi cùng thôi. Vì các bạn ở một mình hoặc ở với chủ người bản xứ không có món Việt Nam’.
Bánh chưng Việt Nam do cô chủ nhà gói cho Bảo Khanh.
Để vơi bớt nỗi nhớ nhà, Bảo Khanh dự định Tết này sau khi đi học về sẽ tự nấu một số món ăn Việt Nam. Vì ở cùng chủ người Việt có tổ chức nấu bánh chưng và thịt đông nên cả khu sẽ cùng quây quần ăn uống. Đó cũng là cách giúp các bạn du học sinh gắn bó hơn và cũng bớt tủi thân vào những ngày tết xa quê hương.
‘Tết năm nay là cái Tết đầu tiên xa quê của em nhưng may mắn em được sống cùng chủ nhà người Việt. Cô chủ nhà cũng lên kế hoạch nấu bánh chưng, mứt gừng, em thì nấu thịt đông, socola rồi gom vào ăn chung trong nhà cho vui. Bánh chưng thì cô chủ nhà cũng nấu được vài hôm rồi và có gom lại chia cho mọi người’.
Theo Bảo Khanh, mình ở đã đâu thì phải quen đó, chấp nhận sống chung với dịch vì không thể để kế hoạch cuộc đời bị ảnh hưởng theo dịch mãi được.
‘Về tình hình hiện tại thì em vẫn ổn ạ, tránh dịch theo cách đeo khẩu trang với khử khuẩn tay chân thôi chứ cũng không thể trốn mãi được. Năm trước mẹ đồng ý cho em đi là vì cũng không muốn cái cơn dịch này nó làm trễ nải kế hoạch cuộc đời mãi được’.
Cô bạn cũng xác định phải sống chung với dịch và thích nghi với cuộc sống hiện tại vì mục tiêu đã đặt ra.
Lần đầu ăn Tết xa nhà, Bảo Khanh chỉ mong muốn cả gia đình ai nấy đều khỏe mạnh, công việc không bị ảnh hưởng, cùng vượt qua giai đoạn khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này. Cô gái cũng không quên nhắc nhở ba mẹ:
‘Mẹ em hay ôm đồm việc thì mong mẹ bớt suy nghĩ để còn thời gian chăm lo bản thân chứ 2 bầu mắt đen cả rồi, còn ba cũng lớn tuổi, việc gì cũng làm vừa sức thôi’.
9x Hải Dương không thể về Việt Nam vì dịch bệnh: Lần đần tiên đón Tết trong nhà trọ
3 năm sống ở xứ người, năm nay là năm đầu tiên chàng du học sinh 9X Hải Dương không thể về quê đón Tết cùng người thân, gia đình.
Những ngày này ở Tokyo, Nhật Bản, chàng du học sinh Trần Thế Dũng (sinh năm 1995, quê Hải Dương) không lúc nào không mong ngóng về quê hương. Dũng bảo, phần vì ở quê cậu những ngày cận Tết có nhiều ca mắc Covid khiến cậu khá sốt ruột, phần vì nhớ bố mẹ.
Nếu như những ngày này năm trước, Dũng đang cùng gia đình quây quầy đón Tết thì năm nay cậu một mình tranh thủ ra siêu thị mua đồ về ăn suốt dịp lễ. Với cậu, việc này không khó khăn vì cậu đã tự lập vài năm nay, nhưng nó có phần nặng nề vì năm nay bữa cơm ngày Tết lại không có gia đình, và ở một nơi không phải quê hương.
Chàng du học sinh tâm sự: " Năm nay, mình cũng có ý định về ăn Tết nhưng do dịch nên không thể về được. Cho đến lúc này nhắc đến Tết mà không được ở nhà với bố mẹ thì cũng khá là buồn. Có điều internet phát triển nên có thể gọi điện facetime, chỉ không được ôm thôi (cười)".
Năm nay không thể về Việt Nam ăn Tết cùng gia đình vì dịch bệnh, chàng trai Hải Dương không khỏi buồn và cô đơn.
Tiết lộ về cái Tết có lẽ "đặc biệt" nhất cuộc đời mình, Dũng bộc bạch: " Cuộc sống của du học sinh, kỹ sư ở bên Nhật khá là vất vả, thời gian là thứ quan trọng nhất đối với cá nhân mình. Nên thời gian để mình chuẩn bị Tết đầy đủ như ở Việt Nam là khó và cũng không đủ điều kiện để làm.
Mình và bạn sống cùng đã dự định làm mâm cơm Tết nho nhỏ toàn món đặc trưng của ngày Tết: đặt bánh trưng, giò, mua gà để luộc, cuốn nem. Bình thường thì vẫn ăn mấy thứ đó nhưng thêm tí không khí ngày Tết chắc sẽ ngon hơn".
Dũng cũng tiết lộ thêm, ở Tokyo cũng như ở Nhật nói chung có khá nhiều hội nhóm đồng hương và họp thường xuyên. Nhưng để đảm bảo vệ mình thì có lẽ dịp này cậu bạn sẽ không tham gia. Và điều đó được Dũng lý giải ngắn gọn rằng, năm nay cậu hoàn toàn đón Tết trong phòng trọ.
Ngày 26 Tết, Dũng đã kịp mời một vài người bạn là du học sinh như mình đến phòng trọ và thưởng thức món ăn quen thuộc của người Việt do chính tay cậu nấu. Được vào bếp trổ tài món Việt giúp Dũng cảm nhận phần nào không khí Tết truyền thống dù đang ở xứ người.
Một bữa ăn nhỏ đã được tổ chức vào ngày 26 Tết.
Dũng chia sẻ, dịch Covid-19 ở Nhật Bản bùng phát dữ dội từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2020. Cho đến khoảng sau Lễ Giáng sinh trở lại đây, dịch tái phát và nguy hiểm hơn. Đặc biệt là ở Tokyo, đỉnh điểm dịch 1 tuần liền có khoảng 2000 người nhiễm và có lúc cao lên đến gần 3000 người.
Thời gian này, Dũng nghe theo lời chỉ dẫn của bác sĩ, đeo khẩu trang, rửa chân tay, vệ sinh sạch sẽ ngay khi về nhà, tránh tiếp xúc đông người. Cậu bạn còn tự ý thức không đi ra ngoài nếu không có việc cần thiết.
Nói về Tết ở Nhật, cậu du học sinh cho hay bản thân đã tìm hiểu qua truyền thông và được biết người Nhật đón Tết Dương lịch bằng những chuyến đi thăm thú, giống như đi dã ngoại ngoài trời. Nếu nhìn một cách tích cực, cậu bạn cho rằng, Tết ở xa gia đình cũng là một cách giúp cậu trưởng thành hơn. Dũng khá tiếc nuối khi Nhật Bản đã bỏ Tết âm từ lâu nên cậu không có thời gian trải nghiệm dịp lễ này của người dân bản địa.
Không thể về nhà đón Tết vì COVID-19, nữ du học sinh khiến bạn bè phải trầm trồ vì loạt mâm cơm thịnh soạn Mọi kế hoạch, dự định của nữ du học sinh Nhật Bản này đã đổ bể vì dịch bệnh COVID-19. Hoãn kế hoạch về nhà ăn Tết vì dịch bệnh "Quà nào bằng gia đình sum vầy. Tết nào vui bằng Tết đoàn viên". Tết đến Xuân về là dịp để mỗi người trở về nhà đoàn tụ với gia đình. Thế nhưng...