Trải lòng của những người lưỡng tính, không biết mình là nam hay nữ
“Khi đi làm, em không thể mặc bộ váy trong khi giới tính mình là nam. Không thể mặc váy, để bê két bia”, Thanh chia sẻ.
Một trong những người mong muốn sớm được phẫu thuật chuyển đổi giới tính
“Người chia sẻ thì ít nhưng người “chọc ngoáy” thì nhiều”
Nguyễn Mai Thanh, sinh năm 1992, TP.HCM cho rằng mình là con trai nhưng lại có thân hình một phụ nữ (ngực to, bộ phận sinh dục một nửa nam, một nửa nữ).
Thanh cho biết, trong suy nghĩ từ trước đến nay, Thanh luôn xem mình là con trai. Tính cách, cuộc sống sinh hoạt hằng ngày hoàn toàn hoạt động như một nam nhi chứ không xem mình là nữ, thậm chí có ngực Thanh cũng phải buộc lại.
Thanh mong muốn được phẫu thuật thành nam giới để trở thành một con người mới hoàn toàn không chỉ ở giới tính mà cả về nhân thân.
Thanh kể, khi đi làm, em bị từ chối ở rất nhiều nơi vì họ muốn em thể hiện đúng với giới tính sinh học là nữ. Mặc dù em muốn làm công việc phù hợp với lực học và tấm bằng nhưng đi đâu cũng bị từ chối.
“Khi đi làm, em không thể mặc bộ váy trong khi giới tính mình là nam. Không thể mặc váy, để bê két bia”, Thanh chia sẻ.
Thanh luôn cảm thấy đơn độc và khó khăn khi phải đối mặt với những lời kỳ thị.
Video đang HOT
Hiện tại, Tâm vẫn chưa dám công khai giới tính thật.
Khác với Thanh, Tâm chia sẻ, từ nhỏ em đã có những cử chỉ, lời nói, ăn mặc giống con gái. Đặc biệt hơn, Tâm có hai bộ phận sinh dục (nửa nam, nửa nữ).
Lo lắng nhưng Tâm không thể chia sẻ với ai, em quyết tâm học đại học, kiếm tiền để phẫu thuật chuyển giới. Tuy nhiên, khi tốt nghiệp, cầm tấm bằng loại khá đi phỏng vấn và bị từ chối. Nhà tuyển dụng phản hồi, nếu Tâm muốn vào làm việc phải thay đổi bản thân bởi vóc dáng, hình thể, lời ăn tiếng nói không phù hợp với văn hóa công ty.
Tâm buộc phải tìm cách tăng cân. Em ngày đêm ăn uống, tập luyện để tăng từ 45 kg đến 75 kg trong vòng 1 năm. Em học cách cư xử, đi đứng nói năng như một người đàn ông. Từ đó bản thân Tâm phải đối mặt với nhiều vấn đề. Em bị kỳ thị và cảm thấy mình bị tước đi cơ hội học hành, cơ hội làm việc và cơ hội thể hiện.
Hiện tại, Tâm vẫn chưa dám công khai giới tính thật, chỉ số ít người biết Tâm mang hình dáng nam nhưng thực tế là nữ. Số người chia sẻ thì ít mà số người “chọc ngoáy” thì nhiều. Mỗi lần va chạm công việc, họ lại đem vấn đề về giới tính của Tâm ra chế giễu.
Từ câu chuyện đau lòng của đời mình, Tâm đề xuất với lãnh đạo Bộ Y tế cho phép trẻ xác định lại giới tính trước tuổi dậy thì để có biện pháp y học can thiệp kịp thời.
Những ai được công nhận chuyển đổi giới tính?
Trao đổi với phóng viên bên lề Hội thảo Tham vấn ý kiến cộng đồng đối với dự thảo báo cáo đánh giá tác động chính sách của dự án Luật Chuyển đổi giới tính ngày 12/5, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế đề xuất chỉ công nhận chuyển đổi giới tính với các trường hợp có can thiệp y học.
Ông Quang lý gải, để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, pháp luật, đạo đức và phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, dự kiến tới đây sẽ công nhận chuyển đổi giới tính đối với các trường hợp đã sử dụng hóc môn hoặc đã can thiệp ngoại khoa về các bộ phận của cơ thể như ngực, hoặc cơ quan bộ phận sinh dục. Còn đối với các trường hợp không can thiệp về mặt y học thì sẽ không công nhận.
Đại diện Bộ Y tế cho rằng, đề xuất này đưa ra vì có liên quan đến nhiều vấn đề như: Có trường hợp lợi dụng điều này trốn tránh nghĩa vụ quân sự, trốn tránh trách nhiệm về mặt pháp lý; hoặc tránh được các hệ quả của việc đua đòi, a dua của một bộ phận nào đó.
Liên quan đến độ tuổi can thiệp y học để chuyển đổi giới tính, ông Quang cho rằng, đây là điều rất quan trọng vì quyết định này sẽ ảnh hướng đến suốt cuộc đời còn lại của họ.
Nhiều ý kiến cho rằng nên quy định người đủ từ 18 tuổi trở lên vì ở độ tuổi này đã có đủ nhận thức để tự quyết về quyền nhân thân, tự chịu trách nhiệm về năng lực hành vi dân sự, phù hợp với Luật Dân sự hiện nay.
Về tình trạng hôn nhân, có thể chấp nhận tình trạng độc thân (chưa kết hôn, đã ly hôn, hoặc góa vợ, góa chồng) để tạo điều kiện cho những người có mong muốn chuyển đổi giới tính thực hiện ước mơ của mình. Theo ông Quang, đây là điều mang ý nghĩa hết sức nhân văn.
Đối với cơ sở khám chữa bệnh được can thiệp chuyển đổi giới tính, Vụ trưởng Pháp chế cho biết, vấn đề bất cập hiện nay là có rất nhiều cơ sở được cho phép phẫu thuật thẩm mỹ, thậm chí nhiều cơ sở chưa được phép vẫn thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, việc cho phép cơ sở nào được thực hiện đến đâu cần có quy định để tránh lạm dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người chuyển đổi giới tính.
Do đó, việc công nhận các can thiệp y tế đã thực hiện chuyển đổi giới tính trước ngày Luật chuyển đổi giới tính có hiệu lực cũng cần được xem xét kỹ lưỡng.
Theo Danviet
Một "mớ" lo nếu công nhận chuyển đổi giới tính ở Việt Nam
Nếu Luật Chuyển đối giới tính ra đời, người chuyển giới sẽ được công nhận, được quyền phẫu thuật tại bệnh viện trong nước, được thừa nhận giới tính trên giấy tờ... Tuy nhiên, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của nhiều người.
Tại Hội nghị lấy ý kiến vào dự thảo báo cáo đánh giá tác động của chính sách Luật Chuyển đổi giới tính ngày 12.5, ông Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế đánh giá 8 chính sách có thể gây tác động lên người chuyển giới và nhiều cá nhân, tổ chức có liên quan. Mỗi chính sách, Bộ Y tế sẽ đưa ra 2-3 giải pháp kèm theo đánh giá tác động của mỗi giải pháp.
Tuy nhiên, ông Quang cho biết: "Để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, đạo đức, văn hóa Việt Nam, Bộ Y tế nghiêng về giải pháp cho phép chuyển giới với các trường hợp đã sử dụng hooc môn hoặc đã can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật ngực hoặc cơ quan sinh dục). Còn các trường hợp không có can thiệp gì mà chỉ "tự nhận" mình là chuyển giới thì sẽ không được công nhận. Người chuyển giới muốn được công nhận cũng phải từ 18 tuổi trở lên, độc thân, có chứng nhận chuyển giới của bệnh viện. Ở giai đoạn đầu, tất cả những người đã phẫu thuật chuyển giới bất hợp pháp hoặc hợp pháp, trong và ngoài nước nếu đủ các điều kiện khác sẽ được công nhận là chuyển giới. Các bệnh viện được phép cấp giấy công nhận chuyển giới cũng phải đủ điều kiện theo quy định. Khi đó người chuyển giới sẽ thực hiện các quy định của pháp luật với giới tính được thừa nhận".
Trúc Linh - một bạn chuyển giới từ nam sang nữ cho biết, nếu chỉ người đã phẫu thuật và dùng hoóc môn mới được chuyển giới là không đủ. Vì trên thực tế nhiều bạn chuyển giới chỉ "giả trang" bằng quần áo, tóc, trang điểm chứ không đủ tiền để phẫu thuật. Còn có bạn muốn phẫu thuật hay dùng hoóc môn thì không đảm bảo sức khỏe. "Dùng hoóc môn có nhiều tác dụng phụ, phẫu thuật cũng có quá nhiều đau đớn, biến chứng nên không phải người chuyển giới nào cũng chấp nhận hy sinh sức khỏe, tuổi thọ để làm. Nhưng họ vẫn thực sự mong muốn sống giới tính khác với giới tính mình sinh ra. Nếu họ không được công nhận chuyển giới thì quá thiệt thòi" - Linh nói.
Trúc Linh cho biết còn nhiều bạn chuyển giới không thích phẫu thuật và dùng hoóc môn
Trên thực tế không phải người chuyển giới nào cũng đủ sức khỏe hoặc có tiền để thực hiện phẫu thuật. Hiện nay, một người chuyển giới phải trả chi phí khoảng 4000-5000 USD (xấp xỉ 100 triệu đồng), thậm chí có ca phẫu thuật tốn 30-35.000 USD (700-800 triệu đồng). Còn dùng hoóc môn theo đường tiêm hoặc uống thì mỗi năm cũng tốn kém từ 1-17 triệu đồng.
Lý giải về điều này, ông Quang cho biết, điều này nhằm hạn chế các trường hợp lợi dụng điều này để trốn tránh nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ pháp lý hoặc hạn chế những trường hợp đua đòi bỗng nhiên một ngày đẹp trời lại cao hứng muốn nam thành nữ, nữ thành nam.
Ông Quang nhận định, cho dù giải pháp nào cũng sẽ không thể bao quát hết tất cả mọi vấn đề, mọi đối tượng. "Tuy nhiên, cần phải có những quy định về điều kiện chuyển giới để hạn chế các tác động tiêu cực" - ông Quang nói.
Người chuyển giới băn khoăn nhiều về các điều kiện được công nhận chuyển giới
Còn đối tượng độc thân sẽ hạn chế làm tổn thương bạn đời của người chuyển giới nhưng cũng sẽ gây khó khăn cho người nào vừa muốn chuyển giới vừa muốn chung sống với bạn đời vì lý do nào đó. Trên thực tế, không ít cặp vợ chồng đang chung sống hạnh phúc thì người vợ (chồng) lại muốn chuyển giới và họ vẫn duy trì hôn nhân, vẫn yêu nhau như trước. Đối với người chuyển giới đã có con thì sau đó, đứa con sẽ khó khăn trong việc thay đổi xưng hô với người trước đây là mẹ (nữ) giờ lại là nam hoặc trước đây là bố (nam) giờ lại là nữ.
Theo ông Quang, sau khi đánh giá tác động, Bộ Y tế sẽ báo cáo với Quốc hội, sau khi được thông qua mới bắt đầu xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính, nhằm đảm bảo việc xây dựng Luật chặt chẽ, hợp tình, hợp lý hơn. Dự định Luật Chuyển đổi giới tính sẽ được khởi động vào 1-2 năm nữa.
Theo Danviet
Sắp phẫu thuật chuyển giới cho trường hợp đầu tiên tại Việt Nam Trong suy nghĩ, V. luôn coi mình là con trai. V. kể mình mang tên con gái, lớn lên thân hình nảy nở và có ngực như con gái nhưng bộ phận sinh dục lại...nửa gái nửa trai. Ngày 10.4, Thạc sĩ bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM, cho biết bệnh viện này đang...