Trải lòng của người vợ trẻ có chồng là bác sĩ
Cuối cùng chị cũng được khoác lên mình bộ váy cưới lộng lẫy trong ngày trọng đại nhất đời mình. Chị đã chính thức trở thành vợ của một bác sỹ, con dâu của bố mẹ anh và bước vào cuộc sống vợ chồng.
Chồng chị là bác sĩ nội trú của một bệnh viện lớn ở Hà Nội. Chị là biên tập viên. Công việc của hai người đều bận rộn nên dù là vợ chồng mới cưới, chị và anh không có nhiều thời gian bên nhau. Hai người ít khi ra ngoài ăn, cũng không có thời gian cùng nhau đi xem phim hay đi chơi như nhiều cặp đôi mới cưới khác.
Công việc của anh không cho phép anh đến trễ dù là 1, 2 phút. (Ảnh minh họa)
Chị hiểu rằng công việc của anh thực sự vất vả và chị chấp nhận điều đó. Trước đây, mỗi lần hẹn hò, chị đều là người đến trước, chờ anh xong việc rồi hai người tranh thủ đi dạo, đi ăn gì đó và trò chuyện với nhau. Tuần nào anh nhiều việc quá, không có thời gian qua thăm chị, chị chủ động nấu những món ăn anh thích, mang sang viện cho anh. Nhìn anh lúc nào cũng tất tả ngược xuôi, qua phòng bệnh nhân này, bệnh nhân khác để kiểm tra cho họ, quên cả việc ăn trưa, lỡ hẹn với chị, chị không khỏi xót xa.
Chị học cách cảm thông và không đòi hỏi anh quá nhiều, bắt anh phải làm cho mình điều này, việc kia. Cuộc sống của vợ chồng chị là những cái ôm vội vàng khi anh từ viện ghé về nhà ăn cùng chị một bữa cơm, rồi vội vã trở về viện cho đúng giờ trực.
Có lẽ một tuần anh chỉ ăn cơm và ngủ ở nhà 2, 3 lần, phần lớn thời gian của anh là ở viện. Không ít lần, khi hai vợ chồng vừa bỏ màn đi ngủ, chuông điện thoại của anh vang lên, có ca mổ và anh phải sang viện ngay lập tức.
Đã có lúc chị hỏi anh rằng: “ Sao lúc nào anh cũng vội vàng như vậy? Anh có thể ăn cơm xong, nghỉ ngơi một lát rồi trở về viện, như vậy sẽ tốt cho sức khỏe hơn”. Nhưng công việc của anh không cho phép anh đến trễ dù là 1, 2 phút.
Anh nói với chị: “Chỉ cần anh cố gắng một chút, anh có mặt ở viện sớm hơn, ca bệnh sẽ có người xử lý sớm, họ sẽ nhanh chóng được ra xe về quê, mau khỏi bệnh và tiếp tục công việc của mình”.
Video đang HOT
Càng ngày chị càng thấy mình yêu anh nhiều hơn, yêu công việc của anh hơn. (Ảnh minh họa)
Chị vẫn nhớ ca bệnh anh kể cho chị nghe. Đó là trường hợp người đàn ông 30 tuổi ở Ninh Bình bị bỏng mắt nặng do hàn xì đất đèn đúng ngày 30 tết năm 2015. Hôm ấy là ngày trực của anh. Anh cùng các bác sĩ trong ekip mổ phải nhanh chóng chuẩn bị dụng cụ và phẫu thuẫt lấy chất gây bỏng cho bệnh nhân. Rồi anh túc trực ở viện thăm khám. Mùng 4 tết anh mới về quê, ăn tết cùng gia đình. Bệnh nhân sau đó trải qua rất nhiều ca phẫu thuật và hiện tại đã có thể đi lại, sinh hoạt bình thường. Sự nỗ lực của anh và các bác sĩ đã được đền đáp xứng đáng.
Anh nói với chị, đó không chỉ là yêu cầu của công việc mà còn là trách nhiệm với nghề anh đang theo đuổi. Chỉ cần ca bệnh vẫn có thể cứu chữa được, anh cũng như các bác sĩ khác sẽ nỗ lực để chữa trị và giúp họ vượt qua cơn hiểm nghèo.
Những lời anh kể giúp chị thấu hiểu hơn về công việc của anh. Đó là một nghề đặc biệt trong những nghề đặc biệt. Một công việc mà không phải cứ tan sở là hết giờ làm, nhân viên có thể yên tâm về nhà nghỉ ngơi, thư giãn bằng những trò giải trí như hàng trăm công việc khác. Chỉ cần bệnh nhân hay các bác sĩ trong khoa gọi điện đến, anh sẽ không quản đêm hôm, mưa nắng để sang khoa khám bệnh và cùng ekip phẫu thuật mắt ngay trong đêm cho họ.
Chị biết anh có một nguyên tắc, nếu là ngày trực của mình, anh sẽ không đổi ca trực vì bất cứ nguyên nhân nào. Hôm ấy, bố gọi điện cho anh nói rằng mẹ chị sốt cao kèm đau bụng 2 ngày chưa khỏi. Ngay khi biết tin, hết giờ ở viện, anh vội vàng lấy xe ra về. Nhà chồng chị cách Hà Nội 95 km.
Sáng hôm sau, khi chị vừa thức dậy đã thấy anh cất xe dưới nhà. Chị không biết anh từ quê đi lúc mấy giờ, có lẽ anh phải đi từ rất sớm nên 6 rưỡi đã có mặt ở đây. Anh thay quần áo rồi sang viện. Hôm đó là ngày trực của anh. Và như một thói quen đã trở thành nguyên tắc “bất di bất dịch” – anh không đến muộn giờ trực.
Thấu hiểu được công việc của chồng, chị nói với anh rằng: “Nghề y là một nghề cao quý và đặc biệt, cùng với rất nhiều nghề cao quý khác. Em mong sao anh giữ gìn sức khỏe, chăm sóc tốt cho bản thân mình. Có sức khỏe anh mới làm được việc, mới giúp được nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật”. Càng ngày chị càng thấy mình yêu anh nhiều hơn, yêu công việc của anh hơn.
Theo NĐT
Bác sĩ tuyên bố đứa trẻ qua đời nhưng người mẹ cứ ôm chặt con vào lòng hát ru
Có tiếng ậm ạch rồi cất vang hẳn thành tiếng, ai cũng sửng sốt quay lại nhìn chị ngỡ ngàng. Tiếng khóc ấy, là của đứa con bé bỏng chị đang ôm trên người.
Chị hét lên rồi ngất lịm vì kiệt sức. Tỉnh dậy, chị hốt hoảng tìm con. (Ảnh minh họa)
Kết hôn được 3 năm rồi mà anh chị vẫn chưa có tin vui làm chị sốt ruột quá. Cũng có nhiều lời bàn ra tán vào nói rằng chị hoặc anh có vấn đề và phần lớn người ta nói là do chị. Chị nghe chỉ cúi đầu bước đi. Người ta tại sao không hiểu nỗi khổ của một người phụ nữ mãi không được làm mẹ đau đớn như thế nào rồi không mà còn tiếp tục dùng những câu nói vô tình đục khoét vào nỗi đau của chị.
Đúng, vấn đề là ở chị. Nhưng không đến mức trầm trọng như mọi người nghĩ. Chị đang dồn hết tâm huyết, cố gắng từng ngày một để có thể tự mang thai. Trứng của chị bị lép, các biện pháp y học được can thiệp để kích trứng nhận được hiệu quả rất tốt. Cuối cùng thì sau mấy năm chờ đợi đằng đẵng, chị cũng đã có được cảm giác làm mẹ.
Nhận được tin, anh bật khóc ngay tại chỗ. Nhìn anh, chị nghẹn ngào. Chị thấy mình may mắn lắm. Chị không chỉ tự sinh được con cho mình mà còn có được người chồng hết lòng yêu thương, chăm sóc. Mấy năm qua, mặc cho người ta nói ra nói vào như thế nào, anh cũng không lay động, quyết tâm một lòng một dạ với chị. Cuối cùng thì anh chị cũng đã "khổ tận cam lai" rồi. Nhưng cuộc đời, chẳng mấy ai nói trước được chữ ngờ...
Bầu bí, chị nghén ngẩm ghê lắm, gần như chỉ ngồi, nằm một chỗ, chẳng đi được đâu, chẳng làm được gì. Hết 3 tháng đầu, người chị xanh xao như một tàu lá. Ăn uống được một chút, chị cố gắng tẩm bổ cho bản thân thật nhiều. Nhìn sự cố gắng của chị, ai cũng xót xa, mong cho chị sớm đến ngày mẹ tròn con vuông.
Chị không chỉ tự sinh được con cho mình mà còn có được người chồng hết lòng yêu thương, chăm sóc. (Ảnh minh họa)
Bụng chị ngày một lớn dần lên. Cảm nhận được những hoạt động đầu tiên của con, chị đã ngồi khóc đến cả tiếng vì quá xúc động. Với một người phụ nữ quá khó khăn để mang thai được như chị, thì những cảm xúc này, thực sự quá đỗi thiêng liêng. Chị mong chờ từng ngày để được gặp con, ấy thế mà...
Bụng đau dữ dội, chị lay anh dậy gọi cấp cứu. Anh đưa chị hốt hoảng nhập viện trong đêm. Anh bên ngoài cứ như cá trên chảo dầu nóng. Bên trong, chị không dám kêu la nhiều, chỉ cầu xin các bác sĩ đừng nghĩ đến chị, hãy cứu con chị. Dù thế nào, chị cũng buộc phải giữ đứa con này. Nó là nguồn hy vọng, là tất cả những gì mà chị có, ngoài anh. Chị biết, anh cũng mong mỏi lắm đứa con này nên dù thế nào, chị cũng sẽ bảo vệ con đến cùng.
Sau hơn 2 tiếng đồng hồ, chị có thể cảm nhận được con chị đã ra khỏi người chị nhưng sao...
- Con tôi... Sao không khóc hả bác sĩ? - Nét mặt chị tái dần
- Con của chị, chúng tôi đang rất cố gắng cứu nó.
Chị sững sờ. Cố gắng cứu là sao cơ chứ.
- Không... Tôi cầu xin các bác sĩ hãy cứu lấy con tôi. Tôi chết mà cứu được con, tôi cũng tình nguyện.
Nhìn chị, cả phòng sinh nghẹn ngào. Ai cũng mong đứa trẻ sẽ qua khỏi nhưng...
- Chúng tôi đã cố gắng hết sức, xin chị nén đau buồn.
Tai chị ù đi. Tất cả những gì chị vừa nghe thấy không phải là sự thật đâu. Con chị mấy ngày trước nó vẫn còn đạp chị cơ mà, hôm nay đã chết làm sao được chứ. Có gì nhầm lẫn ở đây rồi. Mặc cho ý tá ngăn cản, chị dứt hết ống truyền trên người, lao đến bên con. Con chị đã ngừng thở. Chị không khóc, chị mỉm cười ôm con lên, vuốt ve khuôn mặt vẫn còn chưa được lau sạch của con. Chị ôm chặt con vào lòng, hát lên khúc hát ru mà chị đã học được của mẹ chị.
Chứng kiến cảnh đó, các y bác sĩ trong phòng không nỡ kêu chị dừng lại, họ trầm ngâm, tất cả tự động bỏ mũ trên xuống, cúi đầu nghiêm im lặng. Chị vẫn không ngừng ôm con, dịu dàng ngân nga những lời hát. Chị còn kể cho con nghe chị đã mong đợi nó như thế nào, chị đã chuẩn bị những gì cho con. Đã gần 30 phút trôi qua, đứa trẻ vẫn không có động tĩnh gì, mọi người khuyên chị nên bỏ con ra để bác sĩ còn làm thủ tục. Thật không ngờ...
Có tiếng ậm ạch rồi cất vang hẳn thành tiếng, ai cũng sửng sốt quay lại nhìn chị ngỡ ngàng. Tiếng khóc ấy, là của đứa con bé bỏng chị đang ôm trên người.
- Con tôi sống rồi bác sĩ ơi. Hãy cứu con tôi đi, nó sống rồi!
Chị hét lên rồi ngất lịm vì kiệt sức. Tỉnh dậy, chị hốt hoảng tìm con. Chồng chị trấn an con chị đang được chăm sóc rất chu đáo. Chị không tin, chị đòi đi xem con cho bằng được. Nhìn con đang ngủ say, chị rơi nước mắt. Ông trời đã nghe thấu tiếng lòng của chị. Còn mọi người, gọi đó là sự kì diệu. Chẳng ai lý giải được lý do tại sao, có lẽ tình mẫu tử thiêng liêng, ấm áp đã giúp mẹ con chị đến bên nhau. Cuộc sống, luôn là một chuỗi những điều kì diệu mà.
Theo blogtamsu
Vợ nhập viện trong tình trạng nguy kịch, cô bồ của chồng làm bác sĩ đã có quyết định "Hãy cứu vợ anh với, cô ấy đang nằm trong phòng cấp cứu kia. Cô ấy bị tai nạn nặng lắm, xin em xin em hãy gạt bỏ tình cảm cá nhân ra cứu vợ anh được không?" - Và quyết định của cô bồ khiến ai cũng sốc. Thư cứ phân vân suy nghĩ giữa cứu hay không? (ảnh minh họa) Từ...