Trải lòng của người đàn ông đã từng ly hôn
Người đàn ông đã ly hôn thì sao, họ cũng cần mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình sau đổ vỡ như bao người, chính vì vậy mong mọi người có cái nhìn cởi mở hơn với những người đã từng ly hôn.
Nỗi lòng người đàn ông đã ly dị vợ
Không ai sống trên cuộc đời này muốn chia ly. Tôi thấy nguyên nhân hôn nhân tan vỡ thường do lỗi của đàn ông: rượu chè, bê tha và không có trách nhiệm với gia đình nhưng không phải người đàn ông nào cũng vậy. Những người đàn ông này dù không muốn họ vẫn phải chấp nhận thực tế. Khi ly dị, đàn ông cũng chịu những áp lực kinh khủng.
Dư luận bao giờ cũng có định kiến, nghĩ người đàn ông ly dị là kẻ chẳng ra gì, luôn bênh vực và cảm thông với phụ nữ. Người đàn ông ly dị cũng không thể tâm sự với ai, nếu là phụ nữ thì có thể về tâm sự hay giải tỏa nỗi buồn với người thân, bạn bè; còn với đàn ông, họ phải đè nén cảm xúc, chịu đựng một mình.
Video đang HOT
Con cái còn nhỏ và chúng thường phải đứng về phía mẹ vì mẹ là người gần gũi, chăm lo cho chúng nhất, vì thế đàn ông cảm thấy đơn độc giữa những người thân. Ban ngày họ làm việc để quên đi nhưng khi về nhà phải đối diện với sự im lặng của bốn bức tường. Điều đó giải thích vì sao những người đàn ông sau ly hôn thường sống bê tha hơn, say xỉn sau giờ làm việc nhiều hơn bởi họ làm như vậy để quên đi điều thực tại, không muốn đối diện và nghĩ đến.
Người đàn ông sau ly dị trong sâu thẳm lòng mình cũng cần tìm hạnh phúc, mái ấm bình yên, một người vợ khác mà họ sẽ dành tình cảm rồi chăm sóc, mặc dù họ biết để có được ước mơ bình dị đó sẽ có nhiều khó khăn đang chờ đợi phía trước. Để có tình yêu, gia đình mới họ cần phải nỗ lực gấp vạn lần so với người bình thường. Họ gần như phải làm lại tất cả từ đầu: tích cóp tiền bạc, giải quyết những vấn đề sau ly hôn và một mối quan hệ mới.
Khi có mối quan hệ mới họ phải đối diện với sự phản đối từ phía gia đình và bạn bè cô gái. Không một ai ủng hộ vì những định kiến về một người đàn ông ly dị: vì sao anh ta lại ly hôn, cách anh ta đối xử với những người xung quanh, những vấn đề con chung con riêng, tiền cấp dưỡng… Một điều người đàn ông không thể trả lời chắc chắn khi tiến tới “tập hai” là họ làm sao có thể toàn tâm toàn ý với gia đình mới của mình, những đứa con làm thế nào không bị chia sẻ tình cảm. Một viễn cảnh gia đình u ám, không có tương lai tốt đẹp có thể sẽ chờ đợi cô gái ở phía trước.
Tôi viết những dòng tâm sự này chỉ mong mọi người có cái nhìn cởi mở và thoáng hơn với những người đàn ông đã ly hôn, họ cũng cần mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình sau đổ vỡ. Ở một xã hội hiện đại, ly hôn không phải là hiện tượng hiếm gặp mà là một xu thế tất yếu khi người phụ nữ càng ngày càng bình đẳng với đàn ông. Các bạn gái đã dũng cảm chấp nhận yêu người đàn ông ly hôn cứ xem xét nghiêm túc tình cảm và sự phù hợp tính cách của hai người. Nếu cảm thấy mọi chuyện tốt đẹp thì nên cố gắng vượt qua định kiến “yêu và lấy người có vợ” đi, vì chưa hẳn bạn yêu và lấy một người chưa có vợ đã là lựa chọn tốt cho hạnh phúc cả đời. Chúc các bạn tìm được hạnh phúc bình yên của mình với “người đàn ông từng có vợ”.
Theo VNE
Đợi chờ trong hạnh phúc
Thế là chồng lại nhận được lệnh điều động đi công tác hai tuần. Em có cảm giác trông ngóng. Xé mỗi tờ lịch lại mừng vì ngày "bồ nhí" về ngày một gần hơn.
Em có cơ hội "đốt tiền" điện thoại ngồi buôn với "tình nhân" như hồi còn cưa cẩm, lại được dịp nhắn tin mùi mẫn: "Anh về nhanh em kể cho nghe chuyện này, hài lắm", nhưng chỉ vài phút sau đã không giữ miệng nổi, lại ngồi luyên thuyên đến khuya.
Em lại có thời gian nghĩ ra một món gì đó mới lạ để chào đón người sắp đi xa về, có thêm thời gian mà hồi tưởng và sống dậy những ngày tươi trẻ, xa nhau để thêm yêu quý trân trọng những ngày bên nhau. Chờ đợi để biết rằng, trong cuộc sống của mình, vẫn còn có điều cần hy vọng trở thành hiện thực.
Ở trong căn nhà rộng cảm giác thật trống trải, em vác laptop vào buồng riêng rồi đóng chặt hết tất các cửa, đành thức khuya vì biết có đi ngủ sớm cũng không thể nào tự ru mình vào giấc. Giường có hai cái gối mà hàng ngày toàn chỉ dùng có một, một cái em để kê chân, bởi chẳng gối nào êm ái mềm mại bằng cánh tay chồng.
Giờ vắng chồng em cứ thấy sợ, phải gọi nhóc con sang ngủ cùng, bạn ấy quen ngủ một mình nên cứ trằn trọc vẻ khó ngủ, trong khi mẹ đang thiu thiu vào giấc thì cậu ta đưa bàn tay vé xíu vỗ vào chân rồi vào bụng mẹ và lẩm bẩm: "Mẹ ngủ ngon nhé, em bé ngoan đừng quấy mẹ nhé, anh vỗ nhẹ thôi". Em tủm tỉm nghĩ thầm: "Anh về mà xem, mới có có một tuần mà lũ trẻ lớn hết cả rồi!".
Chồng đi vắng việc to nhỏ gì cũng đến tay nên em chợt thấy oải, liền than với "trưởng nam": "Mẹ đi làm cả ngày đang mệt đây này". Thế mà "ông già" ấy cũng thở dài kêu: "Con đi học, chơi cầu trượt mãi cũng mệt đây này". Có lúc thấy mẹ nằm nhắm mắt thiu thiu, bạn ấy bỗng người lớn hẳn, như muốn thay bố ngồi cạnh bên mẹ rồi bảo: "Mẹ ơi, con thương mẹ lắm!" khiến mẹ cảm động, cười rúc rích, định bụng để dành hôm nào sẽ kể "làm quà" cho bố.
Em "rảnh rỗi sinh nổng nổi" nên ngồi vắt óc suy nghĩ mang đến cho nhau những bất ngờ. Nhớ những ngày dí dỏm xưa lại viết vào nhật ký. Cầu mong sao những người yêu nhau đừng bao giờ phải xa nhau, chỉ tạm xa đôi ba ngày như một thứ gia vị đáng yêu, để ai cũng thấy rằng đợi chờ cũng chính là hạnh phúc.
Theo VNE
Tâm tư của mẹ Càng gần ngày sinh em con mẹ càng thương con nhiều hơn, với mẹ con lúc nào cũng là đứa trẻ bé bỏng chịu nhiều thiệt thòi. Con ra đời khi kinh tế gia đình còn thiếu thốn, bố vừa đi làm ở công ty mới, lúc nào cũng phải căng sức ra để cố gắng. Vật dụng gia đình mình khi ấy...