Trải lòng của một nữ phạm nhân nhiễm HIV trong trại giam
Khi bước chân lên bàn sinh thì Đào được các bác sĩ cho biết chị đã bị nhiễm HIV và có khả năng con cũng bị nhiễm. Đào cảm thấy lúc đó mọi thứ quanh mình dường như sụp đổ.
Đưa ánh mắt xa xăm nhìn về phía vệt sáng nơi cửa sổ của căn phòng, phạm nhân Đào nói trong tiếng nấc nghẹn: “Ở trong này, mỗi ngày trôi qua là một ngày em đến gần với nỗi sợ hơn. Chỉ một năm nữa thôi, khi con em đủ 18 tháng, lúc đó sẽ biết chính xác cháu có bị nhiễm HIV lây từ mẹ không. Sáng nào thức dậy, em cũng cầu nguyện cho con em không mang trong mình căn bệnh thế kỷ, không phải gánh chịu lỗi lầm do ba mẹ nó gây ra”.
Dấn thân vào buôn bán ma túy vì quá nghèo túng
Sau 3 tiếng ngồi xe, chúng tôi cũng đến được trại giam Thủ Đức (Z30D- Bộ công an) tại xã Tân Đức, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. Ngồi trước mặt chúng tôi là người phụ nữ nhỏ thó, tuy nhiên khuôn mặt thì trông lại khá già dặn. Đó là nữ phạm nhân Lê Thị Trúc Đào (SN 1988, trú tại Tân Phú, Đồng Nai). Đào bị bắt vì tội mua bán trái phép chất ma túy và đang bị lĩnh án 7 năm tù giam.
Nhưng có lẽ, nỗi buồn chán vì cuộc sống mất tự do không làm Đào thấy đau buồn bằng “bản án HIV” Đào đang gánh chịu. Lo sợ hơn cả là đứa con hơn một tuổi của Đào cũng có nguy cơ lây nhiễm căn bệnh thế kỷ này.
Đào sinh ra trong một gia đình khá cơ bản. Mẹ là hiệu trưởng trường cấp 1, bố là cán bộ tư pháp tại huyện. Từ nhỏ Đào cũng được ba mẹ cho ăn học đàng hoàng, nhưng đến năm lớp 10, Đào đã phải nghỉ học giữa chừng vì bị bệnh nặng, không đủ sức khỏe để tiếp tục theo học. Đến năm 18 tuổi, trong một lần đi chơi cùng bạn bè, Đào tình cờ quen Nguyễn Tấn Khanh (SN 1980). Sau hai năm tìm hiểu, bố mẹ Khanh chính thức qua nhà Đào để xin cưới. Thấy Khanh là người đàng hoàng và cũng tu chí làm ăn nên ba mẹ Đào đã đồng ý.
Trò chuyện với chúng tôi, Đào nghẹn ngào chia sẻ: “Những tưởng hạnh phúc đã mỉm cười với em, nào ngờ sau khi lấy chồng thì gia đình em gặp biến cố lớn về kinh tế. Vốn từ trước đến nay, ba mẹ em chỉ thuần túy làm công ăn lương, nhưng khi chuẩn bị về hưu, nghe một số người bạn, ba mẹ em vay vốn làm rẫy để trồng quýt. Do không có kinh nghiệm chăm sóc, đến mùa quýt bị hỏng hết không thu hoạch được nên ba mẹ đổ nợ. Tất cả tiền lương của ba mẹ chỉ đủ chi tiêu tằn tiện trong gia đình và trả nợ.
Đến năm 2008, em sinh bé trai đầu lòng. Cũng đúng lúc đó, mẹ chồng em lại đột ngột qua đời vì căn bệnh ung thư. Trước sự ra đi đột ngột của mẹ, chồng em đã rất sốc. Suốt ngày Khanh chỉ ngồi lì trong phòng, không chịu nói chuyện với ai. Sau một thời gian, Khanh bỏ bê hẳn công việc và suốt ngày chìm đắm trong những cơn say. Đã nhiều lần em nhỏ to khuyên chồng, nhưng Khanh đều bỏ ngoài tai và nhậu nhiều hơn. Khi con trai em được 1 tuổi, cháu không may mắc bệnh nặng. Vậy là bao nhiêu tiền của trong gia đình, em đều phải lấy ra để lo chạy chữa cho con. Cũng may mắn, do được chữa trị kịp thời, con trai em khỏi bệnh nhưng cũng từ đó, chồng em sa đà vào những cuộc chơi nhiều hơn. Bị bạn bè xấu lôi kéo, chồng em nghiện ma túy lúc nào không hay”.
Ảnh minh họa.
Đã muốn tìm đến cái chết
Khi gia đình túng quẫn nhất, thì mẹ chị xin được cho chị một chân nấu ăn trong trường tiểu học. “Vì là trường ở nông thôn nên tiền ăn bán trú của các cháu học bán trú rất ít. Hôm nào có đông học sinh ở lại ăn thì còn được lời, chứ hôm nào ít thì chỉ có làm không công. Mà số tiền lời ít ỏi đó vừa phải lo cho con, vừa phải lo cho chồng nên không lúc nào trong nhà em có tiền dư. Năm 2010, em sinh thêm bé thứ 2 với hy vọng có thêm con, chồng em sẽ nghĩ lại mà tu chí làm ăn. Nào ngờ, lúc sinh bé xong, em té ngửa khi phát hiện chồng nghiện ma túy”, Đào kể.
Khi biết chồng nghiện ma túy, ban đầu Đào cũng cố gắng khuyên nhủ chồng, với hy vọng chồng nhận ra lỗi lầm, quyết tâm cai nghiện để làm lại cuộc đời, nhưng lần nào Khanh cũng hứa bỏ, rồi đâu lại vào đó. Không chịu được cảnh nghiện ngập của Khanh, Đào đưa con về nhà bố mẹ đẻ, cắt đứt quan hệ với chồng.
Khanh tìm đến xin lỗi, năn nỉ Đào đưa con quay về và hứa sẽ sửa đổi. Sợ con bơ vơ, Đào lại theo Khanh về nhà, với hy vọng Khanh sẽ giữ lời hứa, nhưng không những không bỏ ma túy, mà Khanh còn càng ngày càng dấn sâu vào con đường nghiện ngập. Nhiều lần Khanh còn gợi ý bảo Đào đi bán heroin, nhưng lần nào Đào cũng gạt đi. Đào hiểu kiếm tiền bằng con đường đó không thể bền được.
Video đang HOT
Tuy nhiên, số tiền ít ỏi mà Đào kiếm được từ việc nấu ăn tại trường vốn đã không đủ chi tiêu, nay lại thêm một miệng ăn, cuộc sống gia đình càng trở nên thiếu thốn. Trong nhà có bao nhiêu đồ đạc có giá trị thì Khanh cũng đã bán hết để đốt, để hút hít. Nhìn cảnh những đứa trẻ hàng xóm được bố mẹ mua quần áo đẹp, Đào lại tủi thân cho con của mình lắm. Cùng là trẻ nhỏ mà con Đào toàn mặc quần áo thừa của người khác. Từ lâu lắm rồi, chúng nó chưa có một bữa ăn ngon. Thế rồi, trong lúc cùng quẫn, Đào đã đi vay tiền bạn bè mua heroin chia lẻ ra, cùng Khanh bán cho những con nghiện.
Để tránh nghi ngờ của mọi người, Đào vẫn đi nấu ăn ở trường tiểu học, nhưng nếu con nghiện nào cần “hàng”, cứ gọi điện là Đào mang giao tận nơi. Buôn bán ma túy không được bao lâu, Đào bị bắt khi đang bán heroin cho một con nghiện. Khám nhà Đào, công an phát hiện trong nhà có nhiều dao, kiếm, Khanh cũng lập tức bị bắt vì tội tàng trữ vũ khí.
Do có con nhỏ, nên Đào được tại ngoại để nuôi con đủ 36 tháng. Đến thời hạn thi hành án, Đào lại có thai. Vậy là 26 tuổi, Đào đã kịp có 2 đứa con và đang mang bầu đứa thứ 3, nhưng với tội gieo rắc “cái chết trắng”, Đào không thể thêm một lần được khoan dung. Đào bị kết án 7 năm tù giam.
Lau vội những giọt nước mắt, Đào chia sẻ: “Bất cứ người phụ nữ nào cũng khao khát được làm mẹ. Nhưng trong hoàn cảnh của em thì em lại không muốn có mặt đứa trẻ này trên đời. Vì em hiểu, một đứa trẻ phải sinh ra và lớn lên trong cánh cổng trại giam thì thật bất hạnh cho tuổi thơ của chúng. Dù vậy, thấy con cựa quậy và lớn dần lên trong cơ thể thì tình yêu em dành cho con cũng lớn thêm.
Em không được người thân thăm nuôi thường xuyên như những bạn tù khác. Nhiều lúc cũng tủi thân lắm, em mong từng ngày con chào đời để có nguồn vui và động lực sống tiếp. Ngày em mong đợi nhất cũng đã đến, nhưng khi bước chân lên bàn sinh thì được các bác sĩ cho biết em đã bị nhiễm HIV và có khả năng con em cũng bị nhiễm. Lúc đó mọi thứ quanh em dường như sụp đổ. Em đã định tìm đến cái chết để giải thoát cho cả hai mẹ con, nhưng khi em tuyệt vọng nhất thì được các bác sĩ ở đây động viên tinh thần rất nhiều.
Họ giúp em hiểu HIV là căn bệnh xã hội, đã có phương pháp kéo dài cuộc sống, và mọi người cũng không còn kỳ thị người có HIV như trước nữa. Nếu mình uống thuốc đầy đủ thì có thể sống chung được với nó trong nhiều năm. May mắn, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các y bác sĩ em đã hạ sinh một bé trai kháu khỉnh. Bây giờ, mỗi lúc nhìn con, em lại có thêm động lực cải tạo cho tốt, để sớm có ngày được trở về cùng gia đình đoàn tụ với các con. Mỗi buổi sáng thức dậy, điều đầu tiên em cầu nguyện là con em không bị lây HIV từ em. Đứa nhỏ dễ thương lắm, nếu nó mà bị thì có lẽ đây là điều ân hận nhất của cuộc đời em”.
Theo ĐSPL
Chán nản vì mẹ vợ tương lai luôn tìm cách moi tiền
Ngay khi tôi nói với mẹ vợ tương lai về việc bố mẹ tôi muốn đến nhà em chơi thì hôm ấy bà gọi 2 đứa về rồi đưa cho tôi quyển sổ, xởi lởi nói: "Tất cả mẹ làm để đẹp mặt 2 đứa đấy, mẹ tiết kiệm hết sức rồi. Đợt này chỉ mất khoảng 60-70 triệu thôi".
Hôm trước đọc tâm sự của một bạn nói chưa về làm dâu đã ngại mẹ chồng tham lam làm tôi cũng muốn chia sẻ câu chuyện khó xử của mình.
Tôi có thể nói là có 1 gia đình căn bản, trong mơ ước của mọi người. Theo như mẹ nói, tôi là thằng có phước mà không biết hưởng. Bố tôi là bác sỹ, lại có phòng khám riêng. Mẹ tôi kinh doanh nhà hàng và cửa hàng trang sức. Thế nên mặc dù sống ở quê nhưng gia đình tôi thuộc dạng khá giả.
Nhà tôi có mấy mảnh đất ở quê, lại thêm 1mảnh đất ở Mỹ Đình đã mua từ lâu. Bố mẹ tôi mới xây nhà cách đây vài năm để cho tôi học trên Hà Nội. Tôi lại là đứa con trai duy nhất. Do bố mẹ mải làm ăn và hiếm muộn, nên tuy ở quê nhưng cuộc sống của tôi khá màu hồng.
Được bố mẹ chăm lo tận răng, nhưng tính cách của tôi cũng vô cùng độc lập, ngang bướng. Không vì hoàn cảnh gia đình sẵn có mà tôi ăn chơi đua đòi như 1 số bạn bè khác. Còn nhớ năm tôi học lớp 12, bố mẹ bắt tôi thi Y Hà Nội để theo nghiệp bố. Tôi cũng đồng ý thi, tuy nhiên tôi thi thêm đại học kiến trúc nữa. Và rồi tôi đỗ cả 2 trường.
Bố mẹ bắt tôi học Y, nhưng tôi từ chối. Tôi nói: "Con thi Y chỉ vì theo ý nguyện của bố mẹ mà thôi. Còn con sẽ học kiến trúc - khoa mà con thích". Bố tôi vô cùng nóng tính, nổi trận lôi đình đánh tôi 1 trận. Họ hết đánh rồi khuyên nhủ nhưng đều không làm tôi lay chuyển.
Tôi có thể nói là có 1 gia đình căn bản, trong mơ ước của mọi người. Theo như mẹ nói, tôi là thằng có phước mà không biết hưởng (Ảnh minh họa)
Cuối cùng bố tôi ra nước bài: Nếu như tôi học Y, bố sẽ xây nhà trên Hà Nội cho, mỗi tháng chu cấp đầy đủ tiền tiêu, lại mua xe máy, điện thoại, laptop xịn... Còn nếu học kiến trúc, bố sẽ không chu cấp cho 1 xu, xem tôi sống thế nào. Tuy nhiên, tôi đã quyết thì không ai thay đổi được.
Tôi quyết đi làm thêm kiếm tiền nhập học và dự định lên Hà Nội sẽ dạy gia sư, làm thêm... Không gì có thể ngăn nổi quyết tâm của tôi. Rồi tôi tìm mối dạy gia sư. Tôi dạy 2 đứa, tuần 4 buổi. Hồi ấy mỗi buổi dạy được 10.000 đồng. Thời gian rảnh còn lại, tôi đi phụ hồ vất vả, chân tay đau nhừ.
Sau hơn 10 ngày, thấy không thể thay đổi quyết định của tôi và thêm lời của mẹ nữa (đúng là mẹ thương con nhất) thì bố tôi đành phải xuôi theo quyết định của tôi. Ông xoa đầu tôi cười xòa: "Tao đã cứng đầu rồi, không ngờ đẻ ra thằng truyền nhân còn xuất sắc hơn cả tao".
Vào đại học, do không phải lo lắng các chuyện mưu sinh, nên tôi học hành kết quả khá tốt và cũng tham gia nhiều hoạt động Đoàn. Ra trường với tấm bằng khá và vốn tiếng Anh cũng như kinh nghiệm thực tế, tôi nhanh chóng xin cho mình công việc ở 1 công ty nước ngoài. Mức lương và công việc của tôi hoàn toàn thỏa đáng. Bố mẹ rất tự hào về tôi.
Lại thêm cái nhà mới xây lại do chính tôi thiết kế, nên bố mẹ rất hài lòng. Ai hỏi, họ cũng nói nhà do thằng Súp (biệt danh của tôi) thiết kế và không còn 1 chút nào muộn phiền vì ngày xưa không nghe theo lời bố nữa.
Nhưng có 1 điều duy nhất bây giờ tôi rất khó xử và đang không biết nên làm thế nào. Đó là người yêu tôi. Cô ấy là 1 cô gái hơn tôi 2 tuổi. Chúng tôi yêu nhau từ khi tôi học năm thứ 4.
Hôm ấy, khi đi lang thang siêu thị thì gặp em bán hàng ở đó. Và sau khi mua hàng của bên em, tôi có để lại số điện thoại của khách hàng. Và rồi em nhắn tin cho tôi, chúng tôi nói chuyện hàng ngày. Tôi cũng yêu em lúc nào không hay.
Cô ấy nếu như theo tôi nhận xét thì cũng ưa nhìn, vẻ bề ngoài trước khi quen tôi có thể nói là cũng được. Nhưng sau đó, tôi có đầu tư cho em nên ngoại hình của em khá hơn hẳn, tính cách thì ngoan ngoãn, có hay nũng nịu 1 chút. Em không thông minh và kiếm ra nhiều tiền nhưng tôi nghĩ đó là bình thường, vì lo kinh tế chính là đàn ông mà.
Cô ấy sinh ra trong 1 gia đình nghèo, bố cô ấy lại bị nghiện. Sau đó, ông làm nghề đâm thuê chém mướn rồi chết vì căn bệnh thế kỉ. Mẹ cô ấy thì bán hàng cá ở chợ và nói thật cũng khá chợ búa, tham lam.
Nhiều lần bác vay 5, 10 triệu của tôi rồi quên trả. Do nhà cũng dư giả, lại đi làm thêm dự án, mở shop từ hồi sinh viên nên tôi cũng có đồng ra đồng vào. Tôi cũng chẳng tính toán gì những món nợ đó với bác. Nhưng được 1 lần rồi sẽ có nhiều lần.
Bác thường xuyên vay, làm tôi cũng nản và nhắc khéo về những lần nợ trước làm bác không dám vay thêm. Nhưng không vay thêm thì bác nghĩ ra cách khác. Ví dụ mỗi lần chúng tôi về quê, bác lại dặn tiện thể mua hộ bác bộ chăn ga mới, hay cái cáo rét bác đi ăn cưới, hay cái túi xách bác đi chùa...
Tôi mua hộ không thấy bác trả, tôi biết ngay đó là trò mới của bác. Tôi có nói giá trị những vật dụng đã cái mua thì bác ậm ừ rồi nói để 2,3 hôm nữa bác lấy tiền hàng rồi trả. Nhưng lần nào cũng mất hút thôi.
Thêm nữa, đi đâu bác cũng khoe có thằng con rể nhà giàu, nó mua sắm cho hết. Lại thêm bác có tính khinh người ra mặt. Từ ngày có đồ đạc, quần áo mới, con rể hờ, bác rất hay chê những người trong xóm lôi thôi, những đứa con gái nhà khác kém cỏi chịu cảnh nghèo nàn. Thực sự tôi cũng phát nản.
Tôi nói lại với em thì em chỉ biết cười trừ xin lỗi. Em bảo tôi đừng bao giờ mua cho mẹ cái gì và để em bảo mẹ. Chưa hết, chị gái cô ấy làm ở quán bar, nghề gì thì chắc có lẽ mọi người cũng đoán ra. Nhưng tôi luôn tự dặn lòng, nhà cô ấy thế chứ cô ấy có thế đâu.
Khi tôi đưa em về ra mắt, bố mẹ tôi phản đối vô cùng. Mẹ nói tôi bị cô ấy làm mờ mắt. Gương mặt cô ấy cũng ưa nhìn, nhưng mẹ nói cô ấy có gò má cao, tướng sát chồng. Mẹ nói mắt cô ấy láo liên, nhìn gian xảo. Rồi nhà cô ấy không môn đăng hộ đối so với nhà tôi. Cô ấy chỉ là nhân viên bán hàng. Rồi thì cô ấy hơn tôi tận 2 tuổi, nhìn bên ngoài đã thấy già hơn tôi nhiều...
Vì tính cách tôi ngang bướng, nên bố mẹ dù có ghét bỏ cũng không thay đổi được tôi. Rồi bố mẹ tôi nói muốn đến nhà cô ấy để thăm và xem nhà.
Ngay khi tôi nói với mẹ vợ tương lai về việc bố mẹ tôi muốn đến nhà em chơi thì cuối tuần hôm ấy, mẹ em gọi chúng tôi về. Về tới nhà thấy nhà cửa ngổn ngang, nào bàn, ghế, giường, máy giặt mới... Mẹ em đon đả chạy ra đón tôi. Bà nói biết thông gia chuẩn bị sang nên phải gấp rút chuẩn bị sang sửa lại nhà cửa.
Tôi ngó ra ngoài sân thì có mấy ông đang hì hụi vôi vữa sửa lại nhà vệ sinh với bếp. Nhìn góc nhà thì 1 đống gạch hoa mới, chắc mẹ em định lát lại nhà. Rồi mẹ em đưa tôi quyển sổ, xởi lởi nói: "Tất cả mẹ làm để đẹp mặt 2 đứa đấy, mẹ tiết kiệm hết sức rồi. Đợt này chỉ mất khoảng 60-70 triệu thôi".
Tôi vẫn còn đang trố tròn mắt nhìn bà, thì bà vẫn tiếp: "Khổ quá, dạo này mẹ lại làm ăn khó khăn nên cũng không có tiền, nhưng vì tương lai 2 đứa mẹ vẫn phải cố. Hai đứa có thì cho mẹ vay, tháng sau mẹ trả liền".
Tôi nên làm sao? Có nên tiếp tục mối quan hệ này với em và sống chung với lũ là mẹ vợ như thế? (Ảnh minh họa)
Em thì cũng lí nhí, bối rối bảo: "Sao mẹ làm không bảo tụi con, tổng tiền con tiết kiệm chỉ được có gần 10 triệu. Hay là mẹ trả đồ về cho người ta đi".
Thấy tôi có vẻ chán nản, không nói gì, mẹ em giận dỗi nói: "Tất cả mẹ làm vì 2 đứa, vậy mà chẳng đứa nào chịu cảm ơn còn khó chịu quay đi". Tôi nói không có sẵn tiền trong người, bà xởi lởi nói cây rút tiền cách nhà cũng có 5km thôi.
Tôi đưa cho bà 5 triệu, rồi nói: "Con đợt này làm ăn thua lỗ, cũng đang bí tiền". Nói rồi tôi xin phép lên Hà Nội có việc gấp, em cũng lên cùng tôi ngay hôm đó. Tôi biết, mặt mẹ em chắc chắn sẽ chảy dài, nhưng tôi chẳng để bà nài nỉ, bước đi 1 mạch. Bà làm tôi thấy chán ghê gớm.
Nói thật, số tiền mẹ em đưa ra cũng không là quá lớn với tôi. Nhưng hết lần này đến lần khác bà làm tôi vô cùng chán nản, chắc chắn là ảnh hưởng tình cảm của tôi với em, chưa kể mẹ tôi suốt ngày gọi điện khuyên răn.
Tôi nên làm sao? Có nên tiếp tục mối quan hệ này với em và sống chung với lũ là mẹ vợ như thế? Hay tôi nên tìm cho mình con đường khác?
Theo VNE
Gần chục cuộc tình nhưng không giữ đồ của tình cũ Tôi là một cô gái Hà Nội chính gốc, 28 tuổi, lương cao, với gần chục cuộc tình vắt vai. Nhưng tôi thèm vào những món đồ rác rưởi của tình cũ. Đơn giản, những món đồ tình cũ tặng, tôi đều sẵn tiền để sắm dùng được. Lâu ngày dạo web mới thấy mọi người đang rôm rả về chuyện bị người...