Trải lòng của bác sĩ trực trong đêm giao thừa
“Trong lúc hầu hết mọi người đang gửi tin nhắn chia tay năm cũ và gọi điện thoại chúc mừng năm mới, thì những nhân viên y tế trực tết vẫn làm việc chăm chỉ trong bệnh viện, để đảm bảo sự an toàn cho những người không may mắn phải vào viện” – lời tâm sự của bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội.
Các bác sĩ trong một ca trực. Ảnh: H.G.
Những người không có đêm giao thừa
“Không phải ai cũng được ở bên gia đình, người thân, vui vẻ tiệc tùng khi đồng hồ điểm 12 tiếng giữa đêm giao thừa. Ngày cuối cùng của năm cũ đối với tôi hay bất cứ ai cũng vậy, đó là một ngày rất quan trọng. Đặc biệt là trong đêm giao thừa với nhiều phong tục truyền thống, có những phong tục không thể thiếu mang đậm nét văn hóa của người Việt. Chẳng ai muốn đi làm đêm giao thừa, nhưng những người làm nghề y chúng tôi thì không có sự lựa chọn. Từ khi bước chân vào Đại học Y Hà Nội cho đến tận hôm nay, tôi liên tục phải trực giao thừa”,- bác sĩ Phúc tâm sự.
Anh cho biết, năm nay anh phải trực cả ngày 31 tháng 12 dương lịch và ngày 30 âm lịch. Trong khi mọi người đếm ngược thời gian và chờ đợi bắn pháo hoa ở các trung tâm vui chơi thì bác sĩ Phúc “cũng đếm ngược thời gian” với số lượng bệnh nhân tăng dần trong bệnh viện.
Nhưng theo bác sĩ Phúc, làm việc như vậy vẫn được coi là tương đối yên tĩnh. Và theo người bác sĩ có kinh nghiệm trực giao thừa, những ngày Tết chắc chắn sẽ vất vả đối với những người mặc áo blouse. “Khi các nhà hàng, quán bar bắt đầu mở, các lễ hội bắt đầu, nhiều người uống rượu, say xỉn, ăn uống không đúng cách, tai nạn, đánh nhau… và rồi kéo nhau vào viện. Khi ấy, bận rộn là “giai điệu vĩnh cửu” với người trực cấp cứu”, bác sĩ Phúc nói.
Chuẩn bị cho những ngày nghỉ lễ và tết, khoa cấp cứu xây dựng kế hoạch, quy trình triển khai cấp cứu, rà soát danh sách các ê kíp trực tại viện, trực thường trú, thành lập ê kíp trực cấp cứu ngoại viện, ê kíp trực cấp cứu thảm họa.
“Riêng đội cấp cứu thảm họa, phải lựa chọn những người trẻ khỏe và có kĩ năng, có luyện tập cẩn thận từ trước, lên phương án cho các tình huống giả định cụ thể, đảm bảo sau khi nhận lệnh triệu tập 10 phút phải có đủ quân số, thuốc men và các phương tiện cấp cứu, nhanh chóng lên đường làm nhiệm vụ. Tôi cũng đã tham gia trực cấp cứu thảm họa nhiều năm trước”, bác sĩ Phúc chia sẻ.
Video đang HOT
Tết thường có lễ hội bắn pháo hoa. Các bác sĩ rất sợ trực cấp cứu thảm họa bắn pháo hoa. Bởi vì đội trực cấp cứu sẽ được tập kết tại địa điểm bắn kể từ lúc pháo hoa bắt đầu lắp đặt, chỉ được phép trở về nhà khi lễ hội đã tan, thường kéo dài khoảng 1,5 – 2 ngày. Trực thảm họa trong những lễ hội lớn như bắn pháo hoa, các bác sĩ phải ăn cơm hộp tại chỗ, ngủ tại chỗ, đương nhiên không có tắm giặt, cũng không được tiếp xúc với người ngoài hay tham gia bất kì trò vui nào của lễ hội.
Còn với những bác sĩ trực chuyên môn tại viện thì công việc bắt đầu từ 7g30 sáng nhận trực, bàn giao và làm công tác báo cáo tua trực xong vào khoảng 8g30 sáng mùng 1. Hơn 24 tiếng đồng hồ không ngủ nghỉ, thậm chí không được ăn, trở về nhà vào sáng hôm sau…
Trong các phòng cấp cứu, suốt 24/24 giờ luôn có một ê kíp nhân viên y tế, họ quá bận rộn, từ sơ cấp cứu ban đầu cho đến tổ chức phẫu thuật…
Ở khu vực hồi sức cấp cứu, đối ngược với những bước chân vội vã khẩn cấp cùng sự bận rộn dữ dội, là những âm thanh buồn tẻ của máy thở, tiếng bíp bíp của máy monitor theo dõi các chỉ số sinh tồn, tiếng máy báo động của màn hình nhỏ giọt…
Tết luôn là thời gian bận rộn nhất với khoa hồi sức cấp cứu. Giường bệnh luôn vượt quá công suất, bác sĩ phải đau đầu với quyết định chuyển bớt bệnh nhân đỡ nặng về các phòng cấp cứu của khoa lâm sàng. Bệnh nhân hồi sức không thể để người nhà chăm sóc. Vì thế mà điều dưỡng phải làm mọi thứ, từ tắm rửa, gội đầu, lau chùi vệ sinh, cạo râu, cắt tóc, bấm móng tay, xoa bóp… cho bệnh nhân.
Bác sĩ Trần Văn Phúc.
“Chỉ cần nhớ rằng chúng tôi là bác sĩ”
Bác sĩ Phúc kể, trong nhiều năm công tác, anh nhận thấy những đồng nghiệp quanh mình làm việc bất kể ngày đêm. Gặp những ca bệnh khó, họ trăn trở gọi hỏi đồng nghiệp để trao đổi kết quả chẩn đoán và điều trị, họ chẳng thể yên tâm khi những băn khoăn chuyên môn chưa được làm sáng tỏ.
“Chỉ cần nhớ rằng chúng tôi là bác sĩ, như thế là quá đủ, quá đủ để chúng tôi quên đi rằng đằng sau chúng tôi vẫn có gia đình, có cha mẹ, có anh chị em, có vợ chồng con cái đang cần chúng tôi, đang muốn chúng tôi trở về nhà trong những đêm giao thừa”, bác sĩ Phúc tâm sự.
Trực tết, các bác sĩ khá bận rộn, không thể có thời gian và điều kiện tổ chức ăn uống đặc biệt. Bác sĩ Phúc kể, bữa trưa 30 Tết dương lịch, những người trực trong khoa vẫn mang cơm từ nhà, hơn 12 giờ mọi người phân chia công việc cho nhau, người tiếp tục làm việc, người quay cơm trong lò vi sóng chuẩn bị bữa ăn vội.
“Những năm trước tôi cố gắng mang theo một chai rượu vang. Không có ly, cốc, tôi dùng chén uống nước trà thay cho ly, rót cho mỗi người một ít đủ che phủ kín đáy chén nhỏ, đủ để chạm vào môi và cảm thấy chút hương vị của mùa xuân đang đến. Chúng tôi sẽ nói với nhau những lời chúc tụng, chia sẻ những ước muốn trong năm mới”, bác sĩ Phúc chân tình chia sẻ.
Theo thegioitiepthi.vn
5 năm mới dám xin về Tết ngoại, bố chồng nói một câu khiến tôi sững người
Cho đến ngày Tết tôi mới thấu nỗi khổ lấy chồng xa.
5 năm ròng, chị chưa một lần được về ngoại đón Tết (ảnh minh họa)
Tết là ngày gia đình quây quần bên mâm cơm ấm cúng, ngày trẻ con mừng rỡ khi nhận lì xì, ngày bạn bè, người thân gặp nhau, tay bắt mặt mừng hỏi han về một năm đầy biến đổi.
Nhưng với người con gái lấy chồng xa, Tết lại không vui trọn vẹn đến thế. Sau những lúc vui vầy bên gia đình chồng, họ ngậm ngùi hướng về nhà đẻ.
Chị Thanh (32 tuổi, kế toán, quê Hải Phòng) không ngờ ngày lên xe hoa về nhà chồng lại là ngày từ biệt cái Tết quê mẹ. Chị lấy chồng Vĩnh Phúc, cách hơn trăm cây số. Không phải đường xá quá xa xôi, cũng không phải thiếu điều kiện đi lại nhưng 5 năm ròng, chị vẫn chưa được một lần về ngoại đón Tết.
Vợ chồng chị làm kế toán ở thị xã Hương Canh, mua đất làm nhà ở đó. Ông bà nội ở cùng vợ chồng người con trai thứ hai, hai chị gái lấy chồng cùng làng nên nhà cửa lúc nào cũng đông vui.
Kể từ lúc có nhà riêng, vợ chồng chị thường về quê đón Tết với ông bà nội ngày 30, mùng 1, rồi mùng 2 lại về nhà. Rảnh rang là vậy nhưng bố mẹ chồng chị luôn tìm cách ngăn cản con cái về quê ngoại.
Năm đầu tiên, bố chồng lấy lý do chị là dâu mới, phải ở nhà ra mắt bà con, đến mùng 5 Tết mới được về Hải Phòng. Khi ấy đã hết Tết. Năm thứ 2, thứ 3 thì lấy lý do chị bầu bí rồi con nhỏ, khuyên hai vợ chồng tránh đi lại. Có năm, chị và con phải về nhà nội suốt mấy ngày Tết, chỉ có chồng chị đánh xe về ngoại gửi lễ rồi đi luôn.
Tết năm nào chị cũng chúc Tết bố mẹ bằng cuộc điện thoại ngắn ngủi rồi sau đó là dòng nước mắt chảy dài. Bố mẹ chị sinh được 4 cô con gái, 3 người lấy chồng cùng làng nhưng vẫn phải lo việc gia đình, nhiệt tình săn sóc đến đâu cũng không thể đến đón Giao thừa cùng bố mẹ đẻ. Còn chị thì lấy chồng xa...
Tết năm ngoái con cái đã lớn, nhà lại sắm được xe riêng nên chị "đánh liều" xin bố chồng cho về ngoại ăn Tết. Chị biết đây là việc cực khó bởi kể từ lúc vợ chồng có nhà riêng, bố chồng chị đã quán triệt: "Mùng 2 về Hương Canh nhưng đi đâu, làm gì cũng phải xin phép. Đừng để lúc tao xuống chơi mà thấy nhà đóng cửa bỏ đấy, tự ý đưa nhau về ngoại".
Kiên quyết là vậy nhưng phải đến 24 tháng Chạp, khi đã chuẩn bị Tết xong xuôi cho nhà chồng, biếu thêm ông bà nội 10 triệu, chị mới dám mở lời. Ai dè bố chồng giật nảy như con dâu vừa nói hỗn, rồi nói xa xả: "Con cháu nhà này không thiếu cơm thiếu gạo mà phải đi ăn nhờ, ăn ké nhà khác".
"Tôi không bao giờ dám quên ngày hôm đó, bố chồng ngồi sập gỗ, em trai, em dâu ngồi bên giường. Tôi không kìm được mà khóc nấc lên. Nhà khác là nhà nào? Đó là nhà bố mẹ tôi, nhà ông bà ngoại của các con tôi. Đời này làm gì có chuyện, lấy con dâu về là bắt nó phải bỏ Tết nhà ngoại", chị ấm ức.
Nhưng trời chẳng chịu đất thì đất chịu trời, chị vẫn phải vui vẻ mà đón Tết nhà chồng. Nhìn bố mẹ chồng có cả bầy con, bầy cháu vây quanh đêm Giao thừa, nghĩ về bố mẹ mình chị lại chạnh lòng.
Vẫn là những cuộc điện thoại đầy nước mắt với bố mẹ. Vẫn là những lời trấn an: "Bố mẹ không sao, mai các cháu ngoại lại đến đầy nhà. Con bận việc thì thôi, Tết sau sắp xếp về là được" nhưng đêm Giao thừa đó chị thực sự xót xa. Bởi chị biết, "Tết sau" chính là lời hẹn chẳng thể thực hiện.
Theo danviet.vn
Tâm thư "Nhờ các anh mà vợ chồng tôi đã ly hôn" Bức thư đã khiến nhiều người phải suy ngẫm và tự rút ra bài học kinh nghiệm về mối quan hệ giữa tình bạn và vợ chồng. Bức thư đã khiến nhiều người phải suy ngẫm và tự rút ra bài học kinh nghiệm về mối quan hệ giữa tình bạn và tình yêu. Mới đây trên trang cá thể của mình, một...