Trai làng Hà Nội căng mình luyện đua thuyền trên sông
Các đội thuyền làng Đăm ( Từ Liêm, Hà Nội) đang hối hả luyện tập trên sông để chuẩn bị cho ngày hội lớn của địa phương. Hàng trăm người quần thảo trên sông, tiếng chiêng trống hò dô quyết liệt không khác gì cuộc đua thuyền thật sự.
Việc tập dượt đã bắt đầu từ 2 ngày nay, 3 thôn của làng Đăm (Từ Liêm, Hà Nội) tuyển chọn ra 6 đội chèo trên 6 thuyền thoi sơn đỏ.
Cuộc tập dượt diễn ra trên con sông ngay rìa làng, là một nhánh của sông Nhuệ. Trong khi đó, các sinh hoạt thường nhật trên sông vẫn diễn ra bình thường.
Các tay bơi của 3 thôn Thượng, Trung, Hạ chia đều điều khiển 6 thuyền, dùng kinh nghiệm chống chèo, sức lực khống chế thuyền đối phương để vượt lên.
Mỗi thuyền bao có 18 tay bơi gồm một người lái, một gõ lệnh, một phất cờ, một gõ mõ, một cầm sào và một người chuyên múc nước.
Người gõ mõ đứng trên thuyền trong suốt cuộc đua, vừa gõ theo nhịp chèo, vừa nhún nhảy rất lạ mắt.
Trong ảnh là người lái phía sau thuyền.
Video đang HOT
Dù chỉ là những buổi tập song dân làng đổ ra xem khá đông.
Theo lệ xưa thì 6 thuyền bơi 6 lượt, 3 lượt tính điểm cá nhân, 3 lượt tính điểm đồng đội.
Người gõ lệnh hừng hực khí thế cổ động cho các tay bơi.
Đua thuyền Đăm khá đặc biệt khi các đội không chỉ dùng sức mà còn phải cần mưu để đẩy mạn, đè mũi thuyền không cho đối phương vượt lên.
Năm nay hội làng Đăm (từ mùng 9 – 11 tháng 3 Âm lịch) sẽ vinh dự được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, các công đoạn đang được gấp rút chuẩn bị song song cùng tập đua thuyền.
Trong ảnh là người phất cờ và người gõ mõ.
Các tay bơi lực lưỡng với tinh thần rất quyết liệt.
Một tay bơi bị ngã khi chiếc thuyền của anh đã có một cú ngoặt lỗi.
Các thuyền quyết liệt đẩy mạn, đè mũi vượt nhau.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Đà Nẵng: Tưng bừng lễ hội đình làng trên 500 tuổi
Ngày 25.2 (mùng 10 tháng Giêng), tại xã Hòa Phong (Hòa Vang, Đà Nẵng) diễn ra Lễ hội đình làng Túy Loan trên 500 tuổi với các nghi lễ truyền thống cùng những trò chơi dân gian.
Lễ hội chính thức được khai mạc vào ngày thứ 2 của lễ hội (tức mồng 10 tháng Giêng). Trong hình là chương trình hát Phúc - Lộc - Thọ.
Làng Túy Loan được xem là một trong số ít những ngôi làng còn lưu lại những dấu tích cổ xưa nhiều nhất tại Việt Nam.
Lễ dâng hương tưởng nhớ công ơn các bậc tiền hiền, hậu hiền.
Từ tờ mờ sáng, người dân khắp trong làng cùng du khách thập phương tập trung về đây để mở hội nhằm nhắc nhở con cháu ghi nhớ công ơn của các vị tiền hiền và cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận, gió hòa.
Cuộc thi đua thuyền truyền thống.
Phần thi đua thuyền thu hút đông đảo người dân trong làng và du khách thập phương ghé về xem.
Người dân đi xem lễ hội.
Ông Ngô Văn Nhân - Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Phong cho biết, hiện làng Túy Loan đã có trên 500 năm tuổi. Tại đây, hơn 20 sắc phong thần của các thời kỳ vua Nguyễn vẫn còn được lưu giữ tại đình làng Túy Loan một cách trang trọng.
Năm 1999, đình làng được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Từ đó, cứ mỗi độ xuân về, người làng Túy Loan lại nô nức tổ chức lễ hội để nhớ về cội nguồn quê cha đất tổ, nhớ về các bậc thánh nhân, thần linh, các bậc tiền hiền, hậu hiền, những người đã có công xây dựng cơ đồ, xây làng, lập ấp; cầu mong cho nhân dân một năm ấm no, hạnh phúc. Đây cũng là dịp để những người con xa quê về gặp nhau, gắn bó keo sơn...
Lễ hội được tổ chức vào 2 ngày mùng 9 và mùng 10 tháng Giêng hàng năm. Phần lễ được tổ chức trang nghiêm với lễ rước sắc thần quanh làng, thả long hoa chu đăng dưới sông và lễ tế, tuyên sắc. Phần hội được tổ chức với các trò chơi dân gian như thi nướng bánh tráng, gói bánh tét, đập niêu, hô hát bài chòi, đua thuyền...
Nghề làm bánh tráng vốn từ lâu đã góp phần giúp làng Túy Loan nổi tiếng nên trong phần hội không thể thiếu cuộc thi nướng bánh tráng. Các thôn đều cử ra những người khéo tay nhất của thôn để tham gia cuộc thi này.
Ông Huw Hamer Powell (58 tuổi, người Singapore), một du khách tham quan tại lễ hội, cho biết, ông sinh sống tại Việt Nam đã 7 năm, ông chỉ ăn Tết duy nhất một ngày tại Singapore, còn dành thời gian ăn Tết tại Việt Nam đến 9 ngày. "Tôi thấy không khí Tết tại Việt Nam rất vui, đặc biệt là các lễ hội truyền thống...", ông Huw nói.
Lễ hội cũng không thể thiếu cuộc thi gói bánh tét - một nét đẹp truyền thống của làng quê.
Ông Ngô Văn Hùng (67 tuổi, thôn Túy Loan Đông 2) một thành viên trong chư phái tộc tại đình làng cho biết: "Đây là lễ hội lưu giữ truyền thống của ông cha xưa để lại, có cũ mới có mới. Đời ông cha ta, các vua chúa đã giành nước, giữ nước. Con cháu bây giờ phải lưu giữ lại cho muôn đời sau".
Theo Danviet
Mê mẩn vườn quất cần thăng sắp "cháy hàng" trước Tết ở Hà Nội Với tiêu chí luôn hướng tới sự độc, lạ, vài năm trở lại đây, nghệ nhân Trương Ngọc Xuân ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, sáng tạo để cho ra đời sản phẩm quất ghép cần thăng độc đáo, mang lại thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng. Mặc dù chưa đến Tết, nhưng những...