Trái khế chua trong ẩm thực vùng Cửu Long Giang
Chanh và khế là hai loại cây rất quen thuộc với người dân miền Tây sông nước. Cả hai giống cây chanh và khế không phải là loại đặc hữu của miệt Cửu Long giang, nhưng người dân quê rất thích trồng nó, nhất là khế.
Theo nhiều tài liệu thực vật học thì khế là một loài cây thuộc họ Oxalidaceae, có nguồn gốc từ Sri Lanka. Cây khế có lá kép dài đến vài tấc tây. Bông khế màu tím, xuất hiện hoặc tại nách lá, hoặc tại đầu cành. Cây khế có nhiều cành, cao lớn quá đầu người.
Dựa vào nồng độ chua của nó mà người bình dân miền quê chia thành hai loại: khế chua và khế ngọt. Khế chua thường có múi nhỏ, còn khế ngọt thường có múi to và mọng hơn. Trái khế có 5 múi, khi còn non có màu xanh, khi chín ngả sang màu vàng tươi.
Khế hái ngoài vườn, ăn chấm với muối để nhâm nhi buổi trưa hè
Người miền quê, bè bạn gặp nhau thế nào cũng có vài xị rượu đế nghĩa tình. Khi túng ngặt hay chờ kiếm chuột, kiếm rắn về nhâm nhi, thôi thì sẵn ngoài vườn trái chuối chát, trái khế chua bẻ về chấm muối cũng ngon lành… để đưa cay.
Khế còn được dùng nấu canh chua cá dứa. Cá dứa còn gọi là cá tra bần trong tự nhiên, chúng sống ở tầng nước khá sâu, trên sông Mekong. Cá dứa cũng như các loại cá khác trong họ Cá tra thích nghi ở vùng nước mặn và lợ. Thịt cá dứa rất ngon, đặc biệt là khi dùng nấu canh chua.
Video đang HOT
Cũng không biết tự lúc nào, dân gian thường dùng khế nấu chua loại cá này. Rau bổi thường dùng là bắp cải, rau muống, đậu bắp, nấm rơm,… Nồi canh chua khế cho vị thanh tao, chấm với muối đâm nhuyễn cùng vài trái ớt hiểm thì bữa cơm thêm đậm đà hương vị miền quê lại no lòng người lao động.
Canh chua khế
Cá rô kho khế
Khế cũng được dùng dầm với cá kho hay đem kho cá. Cá rô, cá trê làm sạch, hái vài trái khế ngoài vườn về xắt lát rồi xếp vô nồi. Cá để trong tô, ướp nước mắm ngon, đường cát, bột nêm, hành tím xắt nhuyễn, chờ cá thấm thì trúc vô nồi đã chuẩn bị sẵn, để kho. Chế thêm ít nước, để nhỏ lửa chờ cá chín, thấm đều mới ngon.
Đĩa cá kho khế thường chấm với rau cần nước, năng tươi hay đọt lang luộc. Bữa cơm bình dân chỉ có thế nhưng vẫn đủ chất bổ dưỡng cho người hưởng thức.
Trong dân gian, người ta còn trồng khế tạo dáng thành những cây cảnh hoặc gốc bonsai đẹp mắt.
Trái khế cũng được dùng để cầm máu mỗi khi bị đứt tay chân. Nước sắc từ cành lá cho trẻ con tắm trị được lở ngứa. Hột khế giã nát sắc uống có tính lợi sữa, điều kinh, giải độc mà các bà thường hay dạy con gái ở độ tuổi cài trâm vắt lược.
Về chốn miền quê dân dã, lòng người xa xứ bỗng chợt bâng khuâng khi nghe lời ru con từ mái nhà ai đó vang ngân:
“Chợ chiều nhiều khế, ế chanh
Nhiều con gái tốt nên anh chàng ràng!”
Theo Út Tẻo (Dân Việt)
Tìm hiểu về cách ăn của người Việt
Có nhiều con đường để khám phá văn hóa của một cộng đồng người. Trong đó có một con đường nhanh, hiệu quả và hấp dẫn nhất, ấy là ẩm thực. Văn hóa ẩm thực không chỉ được thể hiện ở hương vị món ăn, cách chế biến, cách trình bày... mà còn nằm trong quy tắc ăn uống.
Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống. Đối với người Việt, ẩm thựckhông chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa về tinh thần. Qua ẩm thực người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giá con người, trình độ văn hóa của dân tộc với những đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống.
Cách ăn uống, phép tắc ăn uống, cách chế biến thực phẩm, cách chọn thực phẩm của người Việt biểu hiện đặc tính, cách suy tư, cũng như mối quan hệ giữa con người với nhau và cả giữa con người với thế giới thần thánh và ma qủy. Cho nên, ăn uống mang chiều sâu triết học và quan niệm tâm linh không ai có thể chối bỏ được. Từ ăn uống bao gồm hai động tác là ăn và uống. Người Việt đều hiểu ăn uống theo một cách chung như là cách sống.
Văn hóa ẩm thực của người Việt có những nét đặc trưng như: tính hòa đồng, đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với sự kết hợp nhiều loại gia vị làm tăng sức hấp dẫn trong các món ăn. Việc ăn thành mâm, sử dụng đũa và đặc biệt trong bữa ăn không thể thiếu cơm là tập quán chung của tất cả các dân tộc sinh sống trên đất Việt.
Văn hóa tinh thần của người Việt trong ẩm thực chính là sự thể hiện nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, là sự cư xử giữa người với người trong bữa ăn, làm vui lòng nhau qua thái độ ứng xử lịch lãm. Việc ăn uống đều có những phép tắc, lề lối riêng của từng người, của từng gia đình, của từng cộng đồng dân cư và của cả xã hội.
Bản thân mỗi người biết giữ gìn, thận trọng trong khi ăn, cũng như đề cao danh dự của mình: "ăn trông nồi, ngồi trông hướng", hay "ăn phải nhai, nói phải nghĩ"... phản ảnh tinh thần thanh cao trong văn hóa ẩm thực.
Trong gia đình: Ăn chung mâm, ưu tiên thức ăn ngon cho người lớn tuổi, trẻ nhỏ "kính trên nhường dưới", thể hiện sự kính trọng, tình cảm yêu thương. Bữa cơm hàng ngày được xem là cơ hội xum họp gia đình, mọi người quây quần bên nhau vui vầy sau một ngày làm việc.
Ngoài xã hội: Việc mời khách đến nhà thể hiện nét văn hóa giữa người với người trong xã hội. Khi có dịp tổ chức ăn uống, gia chủ thường làm những món ăn thật ngon, nấu thật nhiều để đãi khách. Chủ nhà thường gắp thức ăn mời khách, tránh việc dừng đũa trước khách, và có lời mời ăn thêm khi khách dừng bữa. Bữa cơm không chỉ đơn thuần là cuộc vui mà còn thể hiện tấm lòng hiếu khách đặc trưng của người Việt.
Ẩm thực Việt Nam là cách gọi của phương thức chế biến món ăn, nguyên lý phối trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung và nghi thức ăn uống nói riêng của mọi người Việt trên đất nước Việt Nam. Tuy hầu như ít nhiều có sự khác biệt, ẩm thực Việt Nam vẫn bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nhưng đã tương đối phổ biến trong cộng đồng người Việt.
Theo TNO
Kì thú món gà nước mặn Trong các loài hải sản biển, có một thứ cá có hình dáng rất ngộ, vuông vức y như cái hòm, thịt lại chắc nịch, nhiều và thơm ngon nên được ngư dân đặt cho biệt danh là "gà nước mặn", ấy là giống cá bò hòm. Cá bò hòm thường sống trong các đầm vịnh và vùng biển lặng, có thể đánh...