Trai Hà Nội, nhà to, xấu, ế như thường
Trước đây, cứ nói tới cái mác trai Hà Nội thì các cô lăn xả vào, chẳng cần bận tâm tới hình thức anh chàng này ra sao, thế nào.
Vì cái ngày đó, nghe chuyện một anh con trai có nhà Hà Nội thì đúng là chuyện đáng ngưỡng mộ của các em. Còn cô nào mà có nhà Hà Nội thì đúng là tiêu thư con nhà gia giáo. Vì ngày đó, nhất là hồi các cô sinh viên, hay các em mới ra trường, lại là người tỉnh lẻ, luôn khát khao kiếm được một anh chồng có nhà có cửa đàng hoàng. Ở cái đất thủ đô ấy, người thì đông, nhà cửa thì chật chen chúc. Cảnh đi thuê nhà trọ thì cứ nhan nhản nên thành ra chán, chỉ ước sao có cái nhà để &’an cư lạc nghiệp’.
Các em xinh tươi, chân dài thì nhất định phải yêu mấy anh chàng có nhà mặt phố, hoặc chí ít cũng phải ngôi nhà mấy tầng ở thủ đô. Em nào mà may mắn yêu được một anh như vậy thì bạn bè xúm vào: “Èo, may thế, kiếm được anh nhà Hà Nội ngon ghê, sướng nhất mày còn gì”.
Nếu mà cô nào có khoe khoang với bạn bè rằng mình đã có người yêu rồi thì nhất định sẽ nhận được câu hỏi: “Người đâu, Hà Nội à, có nhà riêng chưa?”. Nghe những câu đó nhiều cũng thành quen. Dường như cái tiêu chí nhà Hà Nội là hàng đầu cho các cô nàng chọn người yêu chứ mấy ai hỏi: “Có đẹp trai không, cao bao nhiêu?”.
Đó là ở cái thời &’xa xưa’, thời mà cái nhà ở Hà Nội, cái mác trai Hà Nội quá &’sang trọng’.
Còn bây giờ, cái chuyện một anh chàng ở Hà Nội, khoe mẽ là mình có nhà, có đất nhưng lại xấu trai thì đừng nói là tán được gái xinh nhé. Không phải là con gái không coi trọng vật chất, không thích người có nhà có cửa nữ, mà bởi vì, đã có quá nhiều chàng có nhà, thậm chí là trai tỉnh lẻ cũng có thể có nhà, không cần phải mác trai thủ đô. Thế nên, đừng nghĩ là chuyện mình là trai thủ đô mà cưới vợ dễ, mà tự vênh mặt nhé.
Video đang HOT
Đừng tưởng mình có nhà Hà Nôi là ‘ngon ăn’ (ảnh minh họa)
Cuộc sống càng ngày càng vất vả hơn, nhưng cũng có nghĩa là con người ta có thể kiếm ra được nhiều tiền hơn trước. Thế nên, dù là vợ chồng chưa có gì trong tay, nhưng chỉ cần cố gắng làm ăn, kiếm tiền và nhờ sự hỗ trợ của hai bên gia đình thì ắt là sẽ có nhà, có cửa. Nên các cô gái bây giờ họ tin tường hơn ở chỗ, họ không nhăm nhăm cái nhà ở Hà Nội nữa mà họ nhằm vào công việc của các ông. Ông nào có việc tốt, ngon, có khả năng kiếm nhiều tiền và điều kiện gia đình ở tỉnh cơ bản chút, cô ấy sẽ cưa đổ cho bằng được. Vì nếu như họ có nhà ở Hà Nội sau này, chí ít đã là nhà riêng của họ, họ tự tay mua và làm nên chứ không phải cảnh ở chung nhà chồng với bố mẹ, cùng chen vào một cái nhà ở phố cổ giống như trường hợp của vài cô nàng ham giàu nữa.
Nói chung, suy đi tính lại thì con gái vẫn là tính toán, nhưng họ đã &’tính’ khôn hơn. Ấy thế mà, mấy ông bạn của tôi, dù là trai Hà Nội rõ ràng nhé, dù là có hẳn cái nhà to nhé, chỉ còn có mình là chưa lập gia đình nhưng vẫn khó lấy vợ, cưa bao nhiêu cô mà chưa cô nào đổ. Vì sao vậy, vì họ xấu trai, mà cái mã với con gái bây giờ cũng rất quan trọng.
Con gái khi yêu một người, họ cũng quan tâm tới hình thức nhiều lắm. Vì họ muốn cho bạn bè khen ngợi người yêu của họ, muốn được tự hào với bạn bè rằng, tôi có anh người yêu cực kì đẹp trai, phong độ. Chứ còn, nếu chỉ có một cái nhà kia, mà công việc không ra sao, thì đúng là, cứ bám vào cái nhà ấy sống làm sao được.
Nên mấy ông bạn tôi bây giờ sinh năm 82, 83 ấy, đã có người yêu đâu, vẫn ế chổng gọng. Vì là, các ông lại còn kém mồm mép tán gái. Nếu như cứ cái tính nhát nhát, không ga lăng thì chắc là, các ông này có nguy cơ ế rất cao. Bây giờ con gái tính toán khéo hơn, họ tính cái lợi nhiều mặt chứ không tính một chuyện nhà cửa nữa. Vì cơ bản, họ sợ cảnh làm dâu nhiều hơn là nghèo…
Theo VNE
Gái già thì không ai ngó...
...Còn mấy ông trai già thì lại chẳng lo gì chuyện lấy vợ, lại còn vợ trẻ và xinh nữa chứ. Đời thật bất công!
Hôm rồi đọc câu chuyện mấy anh &'trai già' đầu 8, tầm cỡ 82-83 bây giờ vẫn kén cá chọn canh vì không biết mình ế, tôi thấy thật ghen tị. Tính ra, tuổi ấy cũng đã ngoài cái &'3 chục xuân', còn trẻ trung gì nữa. Vậy mà, các ông ấy vẫn ung dung tự đắc rằng, mình còn được quyền kén chọn, được yêu mấy em hotgirl xinh xắn, trẻ đẹp. Còn các chị cũng thuộc hàng 8x, ra gặp mặt các anh thì các anh ngó lơ, lắc đầu lắc vai, tỏ vẻ không hài lòng. Có anh còn nói &'dại gì mà rước mấy bà già đang ế'.
Xem ra việc lấy vợ trẻ giống như thành tích của mấy ông. Và chuyện lấy vợ già giống như một hành động nghĩa hiệp, cưu mang &'người già không nơi nương tựa' nên các ông nhất định không làm. Các ông chê đó là mấy bà ế, thế các ông thì thật sự không ế sao?
Đúng là, nhiều khi ngồi ngẫm nghĩ, tôi cho rằng, cần phải có cái luật quy định tuổi ế của đàn ông và phụ nữ giống nhau. Vì dù sao, cái tiếng cũng là điều quá quan trọng, ảnh hưởng tới cuộc sống của mọi người. Ví như, đàn ông ở tuổi 30 thì còn lâu mới bị coi là ế. Chỉ tới khi 4 chục, thì người ta mới dùng từ ế với cánh mày râu. Nhưng ế cũng không có nghĩa là họ không lấy được vợ, tương lại họ vẫn có thể lập gia đình chỉ là có chút e ngại mà thôi.
Thật là, toàn những người mơ tưởng lấy vợ đẹp, gái xinh mà lại chẳng biết &'gừng càng già càng cay'. (Ảnh minh họa)
Còn phụ nữ, tuổi 30 đã là ế rồi, thậm chí còn bị gọi là gái già. Ngẫm như, phụ nữ ngoài 25 là đã có khối người giục lấy chồng, 27 là tuổi cứng, còn trên nữa thì coi như đã &'thừa xuân'. Và &'cái tuổi nó đuổi xuân đi', xuân cứ đi thì người sẽ già và ế.
Và thế là, cánh đàn ông cứ nhìn vào cái tiêu chí ấy mà nói, ai lại lấy gái ế về làm vợ bao giờ. Và các cô nàng được gọi là &'gái già', đã ế lại càng ế hơn.
Nên, việc đưa ra quy định cho đàn ông và phụ nữ ế cùng độ tuổi nghe có vẻ có lý. Để mày râu không còn vênh mặt lên, vỗ ngực dù là nhiều tuổi, ta vẫn lấy được vợ đẹp, vợ xinh. Còn các bà già thì cứ ngồi đó mà khóc, vì không ai ngó ngàng. Nếu như có cái &'tuổi ế' ấy thì chẳng ai dám tự cao, tự đại nữa. Vì chẳng những ông ế mà tôi cũng ế, nên chỉ là tầng lớp như nhau, cùng chung cảnh ngộ mà thôi.
Mấy cô bạn của tôi đến là khổ, tầm tuổi này, bắt đầu bước sang ngưỡng 30 đang lo ngay ngáy vì sợ ế chồng. Thật ra, cái chuyện mình muốn lấy chồng hay không là ít, còn chuyện áp lực từ gia đình mới là chuyện lớn. Mình muốn để tới 33 lấy chồng cũng không xong vì xóm giềng sẽ bảo mình 'kén cá chọn canh' lắm rồi ế. Đàn ông cũng chẳng màng mấy bà cô này vì họ nghĩ, làm gì mà tuổi này chưa chồng, chắc không chứng này thì cũng tật nọ. Nhiều khi cảm thấy phiền trong lòng.
Đôi khi nghĩ cũng may vì mình đã có được gia đình, con cái lớn khôn. Tôi cũng chẳng muốn lấy chồng sớm nhưng vì hoàn cảnh, bây giờ lại thành hơn người khác. Chứ nếu cứ gặp mấy ông già nhưng không chịu lấy vợ bằng tuổi, hay ngang tầm tuổi mình thì đúng là, mấy bà dù có đẹp mấy cũng é dài, ế dạc. Thế mới nói, ước gì có cái quy định cho tuổi ế, thì đàn bà với đàn ông đều bình đẳng như nhau có phải hơn hẳn hay không.
Nhưng cũng xin nhắc nhở cánh mày râu đừng mơ tưởng lấy các cô gái trẻ, họ sẽ tìm những chàng trai chưa ế làm chồng. Thật là, toàn những người mơ tưởng lấy vợ đẹp, gái xinh mà lại chẳng biết &'gừng càng già càng cay'.
Theo VNE
Có nhà Hà Nội mà không dám ở Lẽ ra, hai vợ chồng có một cái nhà ở Hà Nội phải lấy làm oai mới đúng. Nhưng tôi lại chẳng oai được, có khi còn méo cả mặt. Nhà Hà Nội nhưng lương ba cọc, ba đồng Lẽ ra, hai vợ chồng có một cái nhà ở Hà Nội phải lấy làm oai mới đúng. Nhưng tôi lại chẳng oai được,...