Trại gà ri hữu cơ nghe nhạc thư giãn của ông giám đốc mê nông nghiệp
Những con gà được nuôi theo hướng hữu cơ sử dụng ăn thức ăn lên men tự nhiên, nghe nhạc thư giãn và hoàn toàn không sử dụng kháng sinh hay các chất kích thích tăng trưởng… là sản phẩm tâm huyết của anh Lê Xuân Trường (SN 1969) – chủ trang trại Hải Đăng Green Farm (thôn Xuân Linh, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội).
Những trái su su vừa “đáp xuống”, đàn gà lập tức chạy đến tranh nhau mổ… chỉ một lúc sau nền đất chỉ còn lại vài chiếc lõi quả trơ trụi. Đó là quang cảnh diễn ra hàng ngày tại trang trại Hải Đăng Green Farm của anh Lê Xuân Trường – giám đốc một doanh nghiệp nội thất có tiếng tại Hà Nội, đồng thời cũng là người có niềm say mê đặc biệt với lĩnh vực nông nghiệp.
Anh Lê Xuân Trường – chủ trang trại Hải Đăng Green Farm. Ảnh: Nguyễn Quỳnh
Anh Trường cho biết, xã Thủy Xuân Tiên có khá nhiều trang trại nuôi gà quy mô lớn nhưng anh là người đầu tiên dám liều lĩnh đầu tư nuôi gà hữu cơ cho đến thời điểm hiện tại.
Không giống như rau hữu cơ hay gạo hữu cơ hiện đã khá phổ biến trên thị trường, gà hữu cơ đối với nhiều người vẫn còn lạ lẫm. Gà hữu cơ là gà được nuôi theo phương pháp hữu cơ, được đầu tư công nghệ tiên tiến, chi phí chăn nuôi, công sưc tốn kém nhưng đổi lại thịt gà hữu cơ lại đang là loại thịt được ưa chuộng, phù hợp với xu thế tiêu dùng thực phẩm sạch của người tiêu dùng.
Trang trại Hải Đăng được Viện Nghiên cứu và ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ (gọi tắt là Viện Nông nghiệp hữu cơ- IOA) chuyển giao quy trình chăn nuôi gà “VietGAP Hướng Hữu Cơ”. Đây là quy trình chăn nuôi có hệ thống công nghệ thông tin đi kèm với sự giám sát kỹ thuật của cán bộ Viện Nông nghiệp hữu cơ – IOA. Mỗi một con gà khi xuất ra khỏi trại sẽ được cán bộ của Viện gắn một mã QR code.
Người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc của sản phẩm gà hữu cơ Hải Đăng Green Farm bằng mã QR code. Ảnh: Nguyễn Quỳnh
Dẫn PV Danviet.vn đi tham quan trang trại, anh Nguyễn Văn Đoàn, chuyên viên kỹ thuật Trang trại Hải Đăng Green Farm chia sẻ: Hải Đăng Green Farm bắt đầu thử nghiệm mô hình nuôi gà ri theo hướng hữu cơ từ tháng 9.2018.
Lứa đầu tiên trang trại nhập 2.000 con có nguồn gốc giống từ Dabaco Việt Nam. Đến tháng 11.2018 trang trại tiếp tục nhập lứa gà thứ hai gồm gần 3.000 con, giống gà ri Lạc Thủy F1 nguồn gốc từ Viện Chăn nuôi.
Hai đàn gà với số lượng 5000 con được nuôi trong quy mô 2ha. Vì quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP nên chuồng trại, nguồn thức ăn và vacxin tiêm phòng được theo dõi và thực hiện một cách cẩn thận và nghiêm ngặt.
Anh Đoàn chỉ vào khu vực để hỗn hợp có mùi ngũ cốc khá thơm và giới thiệu, gà ở đây không sử dụng các loại thức ăn công nghiệp mà sử dụng ngô, đậu tương… theo công thức riêng, đảm bảo tiêu chuẩn từ nguyên liệu đầu vào. Đều đặn mỗi ngày, nhân viên trang trại đều sản xuất cám tươi ngay tại trang trại và sử dụng chỉ trong vòng 24 tiếng sau đó.
Để có được công thức cám hữu cơ, anh Trường đã mời một số chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài cùng hợp tác nghiên cứu. Đã có khi loay hoay, đã có lúc thất bại… cho đến khi có sự tư vấn, hướng dẫn của một nhà khoa học Nhật Bản thì mới cho ra chất lượng sản phẩm ưng ý.
Video đang HOT
Gà ri ăn loại thức ăn tự nhiên được lên men vi sinh đặc biệt và hoàn toàn không sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, chất tăng trọng, kháng sinh và các chất bảo quản cho chất lượng thịt thơm, ngọt và đặc biệt là có độ giòn mà ai ăn một lần cũng nhớ mãi không quên.
Gà hữu cơ có thời gian sinh trưởng tự nhiên, không bị can thiệp bởi các loại chất kích thích tăng trưởng 135 ngày trở lên mới có thể xuất chuồng. Ảnh: Nguyễn Quỳnh
Anh Lê Xuân Trường tâm sự, yếu tố môi trường cho gà sinh trưởng rất quan trọng. Gà hữu cơ phải được chăn thả trên diện tích rộng để có thể hoạt động theo bản năng tự nhiên. Chính vì vậy, ngoài các khu chuồng trại, anh tận dụng đất tối đa để trồng các loại rau muống, su su, khoai lang… vừa tạo môi trường cho gà “vui chơi”, vừa là nguồn thức ăn bổ sung chất xơ chất tốt để gà phát triển khỏe mạnh.
Cứ đều đặn 7 ngày nhân viên trang trại sẽ vệ sinh khu vực chăn nuôi trong trang trại, 15 ngày thì tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng cả trong và ngoài trang trại, đảm bảo trang trại được bảo vệ bởi một “tường lửa” an toàn, miễn nhiễm với các loại dịch bệnh bên ngoài.
Ngoài ra, trang trại còn nhập tỏi từ các địa phương lân cận với số lượng lớn. Tỏi được nghiền lấy nước, trộn vào thức ăn và nước uống hàng ngày giúp cho gà tăng cường sức đề kháng. Nhờ vậy, dù trong năm qua dịch bệnh trên gia cầm diễn biến phức tạp nhưng đàn gà của anh vẫn phát triển tốt.
“Đàn gà khỏe mạnh ai cùng mừng, tuy nhiên chúng lại rất hiếu chiến. Có thời điểm, gà của trang trại đánh nhau tan tác, rỉa nhau trụi hết cả lông. Để chúng thuần tính lại, tôi phải sử dụng đến biện pháp cho gà nghe nhạc cổ điển, nhạc trữ tình… thật may là có hiệu quả”, anh Trường vui vẻ cho biết.
Đàn gà hữu cơ đang “thưởng thức” su su sạch trong vườn. Ảnh: Nguyễn Quỳnh
Sau hơn 1 năm thử nghiệm, mô hình nuôi gà hữu cơ của anh Trường đã bắt đầu được thị trường đón nhận. Sau giai đoạn giới thiệu, quảng bá sản phẩm, hoạt động của trang trại đang dần đi vào chiều sâu và cho thấy sự phù hợp với xu thế tiêu dùng thực phẩm sạch của người tiêu dùng.
Hiện Hải Đăng Green Farm đang xây dựng khu giết mổ và nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm trang trại để cung cấp thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.
Anh Trường cũng đã đặt vấn đề với địa phương để cùng hợp tác xây dựng HTX chăn nuôi gà hữu cơ, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con địa phương. Hành trình của con gà đến bếp ăn, đến nhà hàng, đến người tiêu dùng cũng sẽ được hệ thống công nghệ thông tin giám sát và định danh, không có chuyện đánh tráo hay trộn hàng không rõ xuất xứ.
Anh Trường tâm sự : “ Khởi nghiệp nông nghiệp là niềm đam mê phải đánh đổi bằng cả tài chính, thời gian và công sức. Với sản phẩm gà ri nuôi theo hướng hữu cơ, Hải Đăng Green Farm sẽ cân đối đầu ra, đầu vào, sản xuất theo đặt hàng để không có hiện tượng dư thừa và không phải chạy đua với năng suất bằng mọi giá. Chúng tôi mong muốn tạo ra những sản phẩm chất lượng để người tiêu dùng khi bỏ tiền ra cũng sẽ được hưởng giá trị thực sự”.
Theo Danviet
Khởi nghiệp ở tuổi 52, thành tỷ phú
Ở tuổi 52, Điền Tô Phong bước vào nông nghiệp. Trong giai đoạn đầu, bà đã đầu tư liên tục 20 triệu nhân dân tệ để trồng cây ăn quả và sau 5 năm thương hiệu của bà trở lên lớn mạnh và có tầm ảnh hưởng tại thị trường Trung Quốc.
Điền Tô Phong - một kỹ sư, chuyên gia công nghệ về hưu tại Trung Quốc quyết định khởi nghiệp nông nghiệp khi đã 52 tuổi. Năm 2013 , bà chính thức trồng việt quất. Bà bước chân vào ngành nông nghiệp như những sinh viên vừa ra trường, không dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu, chỉ có niềm yêu thích và sự nỗ lực không ngừng nghỉ.
Việt quất trong trang trại của Tô Phong.
Con đường đến "trái ngọt" cùng quả việt quất
Điền Tô Phong lý giải việc khởi nghiệp ở tuổi 52, bà chỉ đưa ra hai lý do. "Một là cảm xúc. Khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi lớn lên ở nông thôn. Khi tôi 18 tuổi, tôi đi học đại học, sau khi tôi tốt nghiệp, tôi đến một công ty ở Duy Phường để làm công việc nghiên cứu. Tôi đã tiếp xúc với rất nhiều công việc trong nhiều năm và tôi nhận ra rằng mình thực sự yêu nông nghiệp." - Tô Phong chia sẻ.
Lý do thứ hai mà bà đưa ra là về suy nghĩ. Khi công tác Hoa Kỳ, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và đã liên hệ với ngành nông nghiệp của họ, bà nhận ra rằng vẫn còn khoảng cách giữa nông nghiệp trong nước và nước ngoài. Đó là điều mà bà trăn trở hơn 1 thập kỷ trước khi nghỉ hưu.
Vì vậy, sau khi nghỉ hưu bà bắt đầu thực hiện làm nông nghiệp, ban đầu bà chỉ định thuê 10 đến 20 mẫu làm cho vui nhưng bà đã hoàn toàn bị thuyết phục thăm một khu vườn việt quất ở Lenovo Jiawo.
Vào tháng 11 năm 2013, bà chính thức xây 40 nhà kính và nhân giống 18.000 cây việt quất. Đến năm 2015 từ 200 mẫu đất bà Phong mở rộng lên 500 mẫu.
Tuy nhiên khi vườn việt quất hoạt động ổn định, bà nhận ra rằng thời gian sản xuất hàng năm của việt quất chỉ từ tháng 4 đến tháng 7, thời gian còn lại thị trường việt quất nghỉ và công nhân cũng không có việc làm.
Bà Tô Phong trong trang trại của mình.
Và tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu các giống cây ăn quá khác. Bà phát hiện ra Kiwi cũng có khả năng thành công tại Trung Quốc, thời gian đậu quả là từ tháng 8 đến tháng 9, phù hợp với quả việt quất. Tiếp đó, có người đã giới thiệu cô một loại quả lê cải tiến của Nhật Bản, với vỏ mỏng, lõi nhỏ, không có cặn, rất ngọt và thời gian trưởng thành từ tháng 9 đến tháng 10. Và có loại quả đào tương đối chín muộn ở Sơn Đông rất to, giòn và ngọt, cho quả vào cuối tháng 7.
Các sản phẩm trong khu vườn "chiếm" đủ ba mùa, giúp cải thiện tỷ lệ sử dụng lao động của công nhân. Nhân viên bán hàng cũng có một công việc tương đối cân bằng trong suốt cả năm.
Đầu tư liên tục 20 triệu nhân dân tệ, tính đến thời điểm hiện tại bà Phong đã sở hữu 1.100 mẫu đất trồng cây ăn quả, thu nhập năm 2018 của bà là 12 triệu nhân dân tệ. Bà đã chứng minh được thương hiệu của riêng mình, bắt đầu mở rộng quy mô, xây dựng các kênh bán hàng, áp dụng công nghệ cao vào việc trồng và chăm sóc cây.
Phương pháp xóa đói giảm nghèo được chính phủ ủng hộ
Phương pháp tạo việc làm của Tô Phong được Chính phủ ủng hộ.
Sau khi đến Quảng Tây làm nông nghiệp, bà Phong phát hiện ra người dân ở đây quen làm nông nghiệp "lạc hậu", họ ngại áp dụng công nghệ cao, ngại mạo hiểm. Một số thì không tận dụng được đất nông nghiệp, không có việc làm dẫn đến cuộc sống nghèo khó.
Bà Phong tạo công ăn việc làm cho họ, dạy học những kiến thức làm nông nghiệp mới. Mặt khác, bà còn thúc đẩy được sự phát triển du lịch tại đây. Khi khách du lịch tới hái việt quất, họ được tặng những chuyến du lịch trong ngày, thoải mái thăm vườn, thăm vùng đất này, tự do hái dưa hấu và các loại quả khác. Từ đó các hộ nghèo xung quanh cũng tăng thu nhập.
Ngoài ra, bà Phong cũng luôn khuyến khích các nông dân tại đây tự phát triển, bà hướng dẫn họ sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, tạo điều kiện giúp họ phát triển bằng cách đầu tư vốn, tài trợ các khóa học để có kiến thức làm nông nghiệp,...
Kết quả, chiến dịch xóa đói giảm nghèo mà bà thành lập có thể tăng thu cho dân làng xung quanh hơn 3,3 triệu nhân dân tệ, phí thuê đất hơn 1,2 triệu nhân dân tệ và doanh thu du lịch tăng hơn 1 triệu nhân dân tệ.
Trong trang trại còn nhiều loại cây ăn quả khác.
Theo quan điểm của bà Điền Tô Phong khi làm công nghiệp, nó là nghiên cứu và phát triển. Công việc hàng ngày là như nhau và phải mất một thời gian dài để phát triển điều tương tự, và nó có thể không thành công. Làm nông nghiệp mỗi ngày đều khác nhau, cây, trái, nảy mầm, ra hoa, đậu quả, trồng mùa xuân, mùa thu có thể thấy kết quả.
Làm nông ở tuổi 52, tạo dựng được một thương hiệu có tầm ảnh hưởng, bí quyết thành công của bà chỉ có 3 điều: yêu, tập trung và nỗ lực thực hiện.
Theo Minh Ngọc (Theo Sohu)
Khởi nghiệp nông nghiệp: Mặn mồ hôi, ngọt thành quả Không còn là trào lưu, khởi nghiệp nông nghiệp đang trở thành một lựa chọn của nhiều người, nhất là thanh niên. Dù rằng chặng đường đó không trải đầy hoa hồng mà thấm đẫm mồ hôi, nước mắt, nhưng với nhiều người, thành quả của hiện tại đủ ngọt ngào để họ thấy con đường mình đã chọn là đúng đắn. Vượt...