Trai đẹp 17 tuổi xuất chúng giữa đại dịch: Tự làm website chống Covid-19 siêu hot, không thèm nhận 200 tỷ tiền quảng cáo
Một tấm gương đầy chính kiến và tài năng nổi lên giữa mùa dịch Covid-19, không màng danh lợi dù chỉ mới 17 tuổi.
Một anh chàng 17 tuổi người Do Thái đang học tập tại Seattle (Mỹ) mới đây đã khiến hàng tá người phải sửng sốt khi không chỉ một tay sáng lập ra website cập nhật dữ liệu dịch bệnh Covid-19 cho mọi người truy cập miễn phí, mà còn thẳng thừng từ chối khoản tiền trị giá 8 triệu USD (gần 200 tỷ đồng) về thỏa thuận kinh doanh quảng cáo trên trang web của mình.
Tuổi trẻ tài cao, tự thân làm nên website hỗ trợ bệnh dịch
Tên tuổi nhân vật chính đầy tài năng này là Avi Schiffmann, là người tự thân thiết kế giao diện, tính năng và lập ra địa chỉ ncov2019.live, đã được hàng chục triệu người biết đến và truy cập kể từ khi ra mắt vào cuối tháng 12 vừa rồi. Với việc chỉ mới đạt ngưỡng tuổi 17, hành động của Avi đã khiến rất nhiều người ngưỡng mộ và cảm ơn vì đã cung cấp một nguồn thông tin tham khảo kịp thời đến như vậy (thời điểm cuối tháng 12 vẫn chưa có nhiều cơ quan tung ra chính thức các công cụ thống kê và hỗ trợ thông tin về Covid-19 trên thế giới).
Giao diện website của Avi rất chỉnh chu gọn gàng và không hề kém cạnh nhiều website của các cơ quan lớn.
Không kém cạnh gì những website tổng hợp danh tiếng chuyên sâu khác, trang web của Avi có khả năng update liên tục các thông tin thống kê về bệnh dịch từ nhiều nguồn tin uy tín, với tần suất 1 phút/lần làm mới số liệu theo cập nhật chính thức theo thời gian thực, cả về số ca nhiễm, chữa khỏi, tử vong và những tin tức khác. Avi cũng đính kèm tính năng xem bản đồ tương tác từ Google Maps và bảng tin Twitter trên giao diện, cùng lúc giúp mọi người có thể tiện tay theo dõi được nhiều diễn biến nhất có thể.
“Mình bắt tay vào làm website này vào khoảng Giáng Sinh năm ngoái, khi tổng số ca nhiễm ở Trung Quốc còn chưa chạm mức 1000. Khi ấy, khá khó để mọi người có thể tìm được những nguồn tin uy tín nào để tham khảo tình hình thực tế hàng ngày, và đó là động lực để mình quyết định thực hiện ý tưởng trên,” chia sẻ từ lời cậu học sinh trung học phổ thông năm cuối.
Được biết, Avi cũng có một nền tảng khá vững chắc về công nghệ lập trình và đang tham gia một số dự án liên quan, nhưng vẫn tự tin đầu tư thời gian và công sức để hoàn thành cùng lúc website này nhằm củng cố kiến thức điều hành dữ liệu web. Hơn nữa, Avi cũng cho rằng đây là một cách hiệu quả để góp phần giúp đỡ thế giới khi nhiều người còn đang gặp khó khăn và không phải chính phủ nào cũng kịp thời hỗ trợ họ về mặt thông tin nhanh nhạy.
Video đang HOT
Avi Schiffmann – chàng trai 17 tuổi tài năng.
Để gia tăng độ tin cậy và nắm bắt tình hình mọi lúc mọi nơi, Avi đã nhờ cậy và nhận được sự đồng ý giúp sức từ một công ty truyền thông chuyên về tin tức, từ đó cậu đã lập trình để hệ thống tự động update dữ liệu từ nguồn tin của họ. “Mọi thứ nay đã tự vận hành trơn tru kể cả khi mình đi ngủ, nên không cần quá quan tâm và chực chờ liên tục trên máy tính hàng ngày nữa.”
“Mỗi ngày, mình nhận được tới cả nghìn tin nhắn, một phần là những lời cảm ơn chân thành, một phần là nhiều hãng truyền thông liên hệ phỏng vấn, phần khác là là những vị tiến sỹ, chuyên gia đề nghị được giúp sức.”
Theo chia sẻ từ Avi, số người và lượt truy cập tăng theo cấp số nhân hàng ngày. Cột mốc 1 triệu người truy cập đầu tiên phải mất 1 tháng để đạt được, nhưng nay chỉ trong 1 ngày thôi cũng đủ dễ dàng có thêm vài triệu lượt truy cập tổng cộng từ khắp thế giới.
Từ chối khoản tiền 8 triệu USD lợi nhuận quảng cáo
Tâm sự về bản thân, Avi cho biết mình dự tính sẽ làm theo kế hoạch “gap year” trước đại học khoảng 1-2 năm để chu du thế giới, đồng thời học hỏi thêm nhiều kỹ năng và kiến thức trong những cuộc thi về lập trình. Cậu cho biết mình không phải người quá coi trọng tiền bạc, mà chỉ muốn trở thành một hình mẫu thành công về mặt sáng tạo và cống hiến, mang lại những thành quả lớn lao tầm vóc thế giới.
Sở thích lập trình của Avi nhen nhóm ngay từ khi tuổi mới lên 7, tự học thông qua các lớp online miễn phí và cứ thế tự phát triển dần qua những cộng đồng trực tuyến. Cậu cũng thừa nhận mình không thực sự giỏi giang về điểm số trường lớp, và “chỉ cố gắng đủ điểm qua môn, còn đâu đầu tư thời gian vào đam mê lập trình là chính”.
Tuy nhiên, điều bất ngờ nhất về chàng trai này là việc cậu đã thẳng thừng từ chối khoản tiền lên tới 8 triệu USD cho một hợp đồng quảng cáo đặt trên website của cậu. Thực chất, không quá khó hiểu khi con số này được đưa ra bởi lượng người truy cập web của Avi là rất lớn, lại ngày càng có tiềm năng quan tâm tăng lên từng giờ bởi Covid-19 vẫn là vấn đề nóng nhất toàn cầu hiện nay. Nhưng Avi lại không tỏ ra quá hứng thú với lời đề nghị này.
“Việc bỏ qua một khoản tiền đáng giá cả giai tài với nhiều người như vậy không quá khó, bởi bản thân mình không coi tiền bạc là mối quan tâm hàng đầu. Mình mới 17 tuổi thôi mà, đâu cần phải sốt sắng kiếm tiền tiết kiệm rồi nghỉ hưu chóng vánh làm gì?”
Dĩ nhiên, Avi không tránh khỏi những lời đàm tiếu cho rằng hoặc cậu là một kẻ khờ khạo quá đáng, hoặc cậu chỉ đang cố tỏ ra ngây thơ quá mức đến nỗi ngu ngốc. Dù vậy, rất nhiều người khác cũng tỏ ra khâm phục quan điểm sống chín chắn của Avi, đặt lợi ích chung lên hàng đầu mà không màng danh lợi cá nhân.
CN
Các nước có bỏ kỳ thi quốc gia bởi dịch COVID-19 như đề xuất của Việt Nam?
Nếu như Việt Nam xây dựng 2 phương án cho Kỳ thi THPT quốc gia 2020 thì nhiều nhiều quốc gia đã sớm có những giải pháp khác nhau cho những kỳ thi quan trọng.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam tổ chức. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn
Nhiều nước chọn huỷ thi
Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam vừa trình Chính phủ phương án thi THPT quốc gia, ứng phó với dịch bệnh COVID-19. Theo đó, nếu học sinh có thể đi học trước ngày 15.6 thì vẫn có thể tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia vào tháng 8.2020.
Ngoài phương án tổ chức thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đưa ra thêm phương án không tổ chức thi tốt nghiệp tùy thuộc vào tình hình dịch.
Đây cũng là 2 trong số 3 phương án được trang web của Ngân hàng Thế giới liệt kê. Theo đó, trên thế giới, tới nay có 3 phương án chính đang được các nước lựa chọn là hủy thi, hoãn thi chờ hết dịch và tiếp tục tổ chức nhưng thi theo mô hình có điều chỉnh.
Theo Reuters đưa tin, học sinh THPT ở Pháp sẽ không tham dự kỳ thi tú tài (tương đương Kỳ thi THPT quốc gia tại Việt Nam) do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. Đây là một động thái chưa từng có của ngành giáo dục nước này kể từ khi nó xuất hiện vào năm 1808 dưới thời Napoleon Bonaparte.
Bộ trưởng Giáo dục Jean-Michel Blanquer cho biết, học sinh sẽ nhận được điểm trung bình mỗi môn học trong cả năm dựa trên điểm số các bài kiểm tra và bài tập về nhà. Điểm này được dùng để xét tuyển đại học. Ông Jean cũng nhấn mạnh, đây được xem là giải pháp đơn giản, an toàn và đảm bảo công bằng cho tất cả học sinh trong thời điểm khó khăn này.
Tương tự, nước Anh cũng chọn giải pháp để các giáo viên tự thẩm định, chấm điểm cho học trò trên những cơ sở cụ thể thay cho điểm số các bài thi GCSE (chứng chỉ giáo dục trung học phổ thông) và A-level (chứng chỉ giáo dục phổ thông bậc cao). Các khoá thi để cấp chứng chỉ trên đã bị hủy vì dịch COVID-19.
Theo Jakarta Post, Indonesia hủy kỳ thi quốc gia dành cho học sinh khối phổ thông. Chính phủ và các nhà lập pháp Indonesia đang xem xét biện pháp thay thế kỳ thi quốc gia như sử dụng kết quả đánh giá dựa trên điểm học tập 3 năm học đối với học sinh THCS và THPT, 6 năm học đối với học sinh tiểu học hoặc tổ chức thi trực tuyến.
Thích ứng với dịch bệnh
Trong khi đó, tại Singapore, một quốc gia cùng nằm trong khối ASEAN với Việt Nam lại chọn một giải pháp khác. Theo Straits Times, để giảm bớt lo lắng cho học sinh, Bộ Giáo dục quyết định sẽ hủy kỳ thi giữa năm. Tuy vậy, các kỳ thi quốc gia gồm đại học, tốt nghiệp tiểu học, O level, N level và A level... vẫn sẽ được tiến hành bình thường dù hiện các trường học tại đây vẫn đang đóng cửa. Học sinh sẽ được bố trí ngồi ở khoảng cách đủ an toàn.
Trường hợp nghỉ học quá lâu, Bộ Giáo dục Singapore sẽ giảm khối lượng kiến thức trong các bài thi, loại bỏ một số chủ đề trong chương trình học để học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng hơn.
Tại nhiều khu vực của Ấn Độ, học sinh từ lớp 1-9 sẽ được tự động lên lớp mà không phải thi. Ngoài ra, các kỳ thi đầu vào đại học, cao đẳng cũng đã được công bố hoãn vì dịch bệnh. Truyền thông Ấn Độ cho biết Bộ Giáo dục nước này đang nghiên cứu kế hoạch thay đổi lại thời gian học cho các trường trung học và đại học, cũng như thời điểm bắt đầu lại kỳ học mới khi các trường mở lại sau thời gian phong tỏa.
Còn tại Mỹ, theo CNN, Tổ chức College Board (Mỹ) thông báo sẽ hủy kỳ thi SAT - kỳ thi chuẩn hóa sử dụng để xét tuyển vào các trường đại học ở Mỹ - vào tháng 5 trên toàn thế giới trong bối cảnh lo ngại sự lây lan của COVID-19. Hiện tại, tổ chức này vẫn chưa hủy kỳ thi SAT ngày 6.6 mà sẽ tiếp tục đánh giá tình hình dịch bệnh.
Đối với chương trình Xếp lớp nâng cao, College Board cũng sắp xếp để thí sinh có thể làm bài thi tại nhà vào tháng 5 tùy theo tình hình cụ thể.
Ngoài SAT, một kỳ thi chuẩn hóa quan trọng khác dùng để tuyển sinh đại học, cao đẳng Mỹ là ACT cũng được thông báo chuyển lịch thi vào ngày 4.4 tại Mỹ sang ngày 13.6.
TUỆ NHI
Trăn trở của 10 triệu học sinh Trung Quốc đang vật lộn với sách vở thời dịch bệnh Đại dịch Covid-19 đang khiến cho cuộc sống người dân Trung Quốc thay đổi khi các trường học đóng cửa và học sinh phải tự học ở nhà. Theo hãng CNN, mỗi ngày hàng triệu học sinh cấp 3 tại Trung Quốc phải luyện tập ôn thi vào kỳ thi đại học sắp tới. Đây là kỳ thi quan trọng của học sinh...