Trái Đất từng có giai đoạn: Một năm kéo dài đến 372 ngày – Tại sao vậy?
Khi khủng long xuất hiện trên Trái Đất, ngày trên hành tinh của chúng ta ngắn hơn một chút so với 24 giờ mà chúng ta biết ngày nay.
Theo một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự thật này từ một nguồn tài nguyên đáng ngạc nhiên: vỏ sò cổ đại, có niên đại từ thời kỳ kỷ Phấn trắng muộn 70 triệu năm trước.
Vỏ nhuyễn thể hóa thạch thuộc về một nhóm được gọi là nghêu thô sơ. Chúng phát triển nhanh chóng và ghi lại cuộc sống của mình hàng ngày bằng các vòng sinh trưởng trong vỏ. Những con nghêu này được gọi là Torreites sanchezi một loài động vật thân mềm có vỏ.
Một ngày dài 23,5 giờ, một năm có 372 ngày
Theo quan sát trực quan và xét nghiệm hóa học, trong đó mỗi năm, tức là bốn mùa, lớp vỏ có tổng cộng 372 vòng (tương đương 372 ngày). Chúng khác hoàn toàn loài nghêu hiện đại có 365 vòng, tương đương 365 ngày mỗi năm.
Điều này có nghĩa độ dài mỗi ngày, hay còn gọi là tốc độ tự quay của Trái Đất đã thay đổi, từ 23,5 giờ lên 24 giờ như hiện tại.
Các loài hai mảnh sống cách đây 70 triệu năm (Ảnh: Internet)
Thông qua việc lấy mẫu bằng laser tạo ra các lát vỏ, cho phép các nhà nghiên cứu có được số lượng chính xác của các vòng. Điều đó giúp họ biết có bao nhiêu ngày trong một năm, phân tích thời gian một ngày sẽ là bao lâu.
Nghiên cứu được Hiệp hội Địa vật lý Mỹ công bố trên tạp chí Paleooceanography and Paleoclimatology.
“Chúng tôi có khoảng bốn đến năm điểm dữ liệu mỗi ngày và đây là điều gần như không bao giờ có được trong lịch sử địa chất. Về cơ bản chúng ta có thể biết rõ một ngày 70 triệu năm trước trải qua như thế nào. Điều này thật tuyệt vời!”, Niels de Winter, nhà hóa học phân tích tại Vrije Universiteit Brussel, đồng thời là tác giả nghiên cứu chính của đề tài cho biết.
Chúng ta đã biết từ lâu rằng một ngày củaTrái Đất kéo dài 24 giờ và điều đó không thay đổi vì chuyến đi của Trái Đất quanh Mặt Trời không khác nhau.
Tuy nhiên, nhờ lực hấp dẫn của Mặt Trăng, kéo theo thủy triều làm chậm tốc độ quay của Trái Đất mà ngày đã dài hơn, đương nhiên số ngày trong một năm sẽ rút ngắn đi.
Video đang HOT
Trong khi đó, khi mặt trăng tác dụng lên trên Trái Đất thì chính nó cũng bị cách khỏi Trái Đất mỗi năm khoảng 3,8 cm.
Các vỏ cổ cũng chứa thông tin về môi trường loài nghêu cổ này sinh sống. Dữ liệu vỏ cổ tiết lộ đại dương trong kỷ Phấn trắng 70 triệu năm trước ấm hơn hiện nay, đạt 40 độ C trong mùa hè và trên 30 độ C vào mùa đông.
Các nhà nghiên cứu cho biết, nhiệt độ tối đa này đã đạt đến giới hạn đối với động vật thân mềm như nghêu. Chúng ưa thích nhiệt độ ấm hơn đại dương ngày nay.
Loài nghêu đặc biệt mà họ nghiên cứu đã sống hơn 9 năm, nằm dưới đáy biển nhiệt đới nông. Ngày nay, đây là vùng đất khô cằn ở Ô-man. Chúng có vẻ ngoài độc đáo, được mô tả giống như “cái ly cao với vỏ có hình dạng giống như bánh ngọt móng vuốt gấu”.
Mặt cắt của loài nghêu cổ Torreites sanchezi (Ảnh: researchgate.net)
Giống như hàu, nghêu phát triển mạnh trong môi trường rạn san hô. Và vào thời điểm đó, chúng cũng cùng san hô phát triển cùng nhau.
“Nghêu cổ là loại hai mảnh khá đặc biệt. Không có loài nào giống như nó sống ở thời điểm hiện tại. Đặc biệt vào cuối kỷ Phấn Trắng, hầu hết các rạn san hô trên thế giới đều là những loài vỏ hai mảnh này xây dựng. Vì vậy, chúng đóng vai trò đặt nền móng cho việc xây dựng hệ sinh thái san hô ngày nay.”, Tiến sĩ de Winter nói.
Chúng thích ánh sáng Mặt trời. Vỏ của chúng phát triển nhanh hơn vào ban ngày để phản ứng với ánh sáng mặt trời. Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này có nghĩa là giống như những con nghêu khổng lồ hiện đại được bao phủ trong tảo, những con nghêu cổ này cũng hỗ trợ một loài cộng sinh. Nhưng nghêu cổ này đã bị xóa sổ 66 triệu năm trước, giống như khủng long.
Dữ liệu thu thập được từ vỏ đã giúp các nhà nghiên cứu ghép lại các phần của quá khứ Trái Đất, cũng như sự tiến hóa của ngao. Trong tương lai, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ nghiên cứu các hóa thạch cũ và tìm hiểu thêm về câu chuyện một ngày trong cuộc sống xa xôi của Trái Đất.
Theo Trí Thức Trẻ
Rhizodus hibberti: Quái vật kinh hoàng của kỷ Carbon
Rhizodus hibberti là loài cá cổ đại khổng lồ có thể thách thức trí tưởng tượng với sự hung dữ của chúng.
Khi nói đến Thời kỳ Carbon, mọi người sẽ nghĩ tới ngay đó là thời đại của những loài côn trùng khổng lồ như những loài động vật chân đốt dài hàng mét, những con chuồn chuồn to lớn như những loài chim, nhưng trên thực tế, "kẻ giết người" khủng khiếp nhất của kỷ Carbon lại không phải là sinh vật sống trên đất liền hay bầu trời, bởi vì đơn giản chúng là những loài cá săn mồi khổng lồ ấn nấp dưới đáy sông hồ.
Một trong số đó là loài cá nổi tiếng hung dữ - Rhizodus hibberti.
Những cư dân nước ngọt khổng lồ này là những kẻ săn mồi nước ngọt lớn nhất từng được biết đến. Trong khi nhiều loài cá khổng lồ hiện đại là những người khổng lồ hiền lành như cá mập khổng lồ và cá đuối, thì những con Rhizodont khổng lồ này lại rất bạo lực trong hành vi của chúng. Thức ăn chủ yếu của những con Rhizodont này là các loài cá lớn và động vật lưỡng cư khổng lồ thời tiền sử.
Vào đầu thế kỷ 19 - đó là thời kỳ quan trọng đối với cổ sinh vật học. Cuvier và Irvine cùng với những nhà tiên phong trong lĩnh vực cổ sinh vật học khác đã kiểm tra các hóa thạch mà họ tìm kiếm được bằng chính những kiến thức của mình và đặt tên cho hàng loạt các loài sinh vật cổ đại như Thằn lằn sông Meuse, Dức long, Megatherium...
Ở Scotland , người ta đã tìm thấy một số mẫu hóa thạch răng, một số trong đó thậm chí dài tới hơn 20 cm. Thời điểm đó họ vẫn chưa thể xác định được chiếc răng siêu dài đó thuộc về loài sinh vật cổ đại nào.
Nhưng ngay sau khi Irvine xem xét và tìm hiểu mẫu hóa thạch răng đó, ông đã xác định rằng những chiếc răng hóa thạch này thuộc về một con cá thời tiền sử, vì vậy ông đã đặt tên cho nó là Rhizodus với tên khoa học đầy đủ là Rhizodus hibberti.
Mấu hóa thạch răng của cad Rhizodus hibberti.
Qua nhiều phân tích và tìm hiểu, các nhà cổ sinh vật học cũng có thể xác định được chính xác kích thước của chúng, cá Rhizodus hibberti có kích thước rất lớn, cơ thể của chúng có thể dài hơn 7 mét và nặng 2 tấn, lớn hơn loài cá mập trắng khổng lồ vẫn đang sinh sống trên những đại dương của chúng ta ngày nay.
Và rất có có lẽ rằng loài cá Rhizodus hibberti chính là phiên bản của phóng đại của những con cá phổi ngày nay.
Kích thước thực tế khi so sáng với con người.
Rhizodontida (nghĩa là răng rễ) là một bộ cá vây thùy dạng bốn chân sống vào thời kỳ tầng Givet đến thế Pennsylvania tại nhiều nơi trên thế giới - loài cổ nhất được biết tới xuất hiện cách nay khoảng 377 triệu năm (Mya), loài cuối cùng khoảng 310 Mya. Các loài Rhizodontida sống ở các sông nhiệt đới và hồ nước ngọt, chúng là sinh vật ăn thịt chiếm ưu thế vào thời đó. Chúng đạt kích thước lớn - loài lớn nhất được biết tới, Rhizodus hibberti ở châu Âu và Bắc Mỹ, được ước tính dài 7 mét.
Đầu của loài cá này dài khoảng 1 mét, chúng sở hữu đôi mắt to tròn phía trước đỉnh đầu. Đôi mắt này cho phép chúng có một tầm nhìn tuyệt vời để có thể săn đuổi và nhìn thấy những con mồi trong làn nước đục.
Rhizodus hibberti có một cái miệng lớn dưới mắt chứa đầy răng sắc nhọn và cong. Chúng sở hữu những chiếc răng cửa "siêu to khổng lồ" với độ dài có thể lên tới 22cm và trong khoang miệng là vô số những chiếc răng nhỏ và nhọn hơn.
Từ những mẫu răng mà các nhà khảo cổ khai quật được có thể thấy rằng thức ăn chủ yếu của chúng là những loài cá da trơn cổ đại và những loài sinh vật lưỡng cư trong cùng thời kỳ.
Hóa thạch của sinh vật khủng khiếp này được tìm thấy ở châu Âu và Bắc Mỹ, được bảo tồn khi môi trường sông hồ trầm tích. Răng của loài này bao gồm rất những răng nhỏ có kết cấu vô cùng mạnh mẽ và sắc nhọn cùng với đó là nhiều răng cắt. Mỗi chiếc răng được neo chắc chắn trong xương hàm và khi so sánh thì bộ hàm này còn khủng khiếp hơn rất nhiều so với những loài cá mập hiện đại.
Cơ thể của loài cá nước ngọt khổng lồ này khá tròn và đầy, trông khá giống với những quả ngư lôi được bao phủ bởi những vẩy cứng khắp toàn cơ thể.
Ngoài ra chúng còn sở hữu một cặp vây ngực cũng như 1 cặp vây bụng và vây để bảo vệ vùng hậu môn, chúng sở hữu chiếc đuôi tương tự như những loài cá phổi ngày nay. Hình dạng và cơ thể được sắp xếp hợp lý cùng với vây đuôi mạnh mẽ có thể cung cấp cho chúng tốc độ rất lớn trong môi trường nước ở kỷ Carbon.
Cá Rhizodus hibberti sống trong thời kỳ Carboniferous - Kỷ Carbon - khi trái đất được gọi là kỷ nguyên của côn trùng. Trong thời kỳ Carbon, Trái Đất được bao phủ bởi một lượng lớn cây xanh và quang hợp thực vật đã cung cấp cho hành tinh của chúng ta một hàm lượng oxy cực lớn (chiếm tới 35%), điều này cũng tạo ra điều kiện cho phép những loài sinh vật khổng lồ xuất hiện.
Nếu như trên mặt đất và trên không là thiên đường của các loài côn trùng thì trong những khu rừng đầm lầy tươi tốt, dưới đáy sông hồ lại là vương quốc được cai quản bởi sự thống trị của loài cá Rhizodus hibberti.
Lẩn khuất trong vùng nước ngọt đục là loài cá Rhizodus hibberti, chúng tấn công tất cả các loài động vật xuất hiện trong tầm nhìn của chúng, cho dù đó là cá hay động vật lưỡng cư. Cuộc tấn công của Heath Rootfish rất dữ dội và đẫm máu. Chúng sẽ vồ lấy con mồi bằng những chiếc răng cửa to dài và sắc nhọn rồi nuốt con mồi vào bụng.
Đặc điểm của Rhizodus hibberti là vây có phần vây thịt và xương hỗ trợ bên trong, chúng rất lớn và mạnh mẽ, nhưng số phận của loài cá này cũng không thể thoát khỏi sự tuyệt chủng của kỷ Carbon. Mặc dù đã tuyệt chủng, nhưng Heath Rootfish vẫn là một trong những loài cá ăn thịt lớn nhất từng sống ở vùng nước ngọt trên Trái Đất.
Theo trí thức trẻ
Tốc độ của ánh sáng là 299.792.458 m/s, thế còn tốc độ bóng đêm là bao nhiêu? Về cơ bản, tốc độ bóng đêm dựa vào hai thứ, hoặc bạn chính là thứ vật chất bị bóng đêm vô tận của hố đen nuốt trọn, hoặc bạn đứng đủ xa để chiêm ngưỡng thứ gì đó rơi xuống vực đen vĩnh hằng. Tốc độ ánh sáng vẫn là một trong những hằng số quan trọng nhất của vật lý học,...