Trái đất diệt vong vì 2.500 quả bom hạt nhân vũ trụ?
Các nhà thiên văn học người Ukraine vừa tiết lộ một thông tin cực kỳ sốc rằng, một tiểu hành tinh có kích cỡ rộng gần 4.000m sẽ lao xuống Trái đất.
Phải chăng thế giới sẽ bị hủy diệt vào ngày 26/8/2032?
Và nó có thể tấn công hành tinh của chúng ta với sức hủy diệt bằng 2.500 đầu đạn hạt nhân trong 19 năm tới. Phải chăng thế giới sẽ bị hủy diệt vào ngày 26/8/2032?
Đài Quan sát Vật lý Thiên thể Crimean đã phát hiện ra tiểu hành tinh được gọi là 2013 TV135 hồi cuối tuần trước và sau đó các nhà khoa học của các đài quan sát khác ở Tây Ban Nha, Italia, Siberia và Nga đều nhanh chóng lên tiếng xác nhận sự hiện diện của tiểu hành tinh này. Giới cộng đồng các nhà nghiên cứu khoa học quốc tế đánh giá nó là một trong hai tiểu hành tinh nguy hiểm nhất đối với Trái đất từ trước đến nay.
Video đang HOT
Nếu tiểu hành tinh 2013 TV135 đâm vào Trái đất, ước tính nó sẽ gây ra sức ảnh hưởng mạnh khủng khiếp, ngang bằng sức nổ của 2.500 triệu tấn thuốc nổ. Một tên lửa Minute Man II tiêu chuẩn của Mỹ cũng chỉ mang một đầu đạn hạt nhân có sức nổ nhỉnh hơn 1 triệu tấn thuốc nổ một chút.
Ảnh hưởng từ tác động của một vụ va chạm như trên sẽ thực sự thảm khốc, đặc biệt nếu nó lao vào một khu vực đông dân.
Tuy vậy, tiểu hành tinh 2013 TV135 nhỏ hơn nhiều so với vật thể liên hành tinh đâm vào Trái đất và xóa sổ hoàn toàn loài khủng long cách đây 65 triệu năm. Hành tinh đó được ước tính có đường kính lên tới gần 10km.
Tiểu hành tinh 2013 TV135 vừa được phát hiện sẽ tiến gần sát hơn với Trái đất vào năm 2024 và điều đó cho phép các nhà khoa học xem xét kỹ hơn quỹ đạo của nó cũng như nơi mà nó có thể lao xuống.
Giữa các thông tin đáng sợ trên cũng xuất hiện một tin đầy lạc quan, đó là cơ hội để tiểu hành tinh nguy hiểm kia lao thẳng vào Trái đất là rất thấp, ước tính chỉ ở tỉ lệ 1/63.000. Điều đó có nghĩa là có tới 99,9984% cơ hội để hành tinh của chúng ta sẽ tiếp tục tồn tại như bình thường.
Mặc dù vậy, khả năng gây ảnh hưởng từ vụ rơi của tiểu hành tinh nói trên vẫn tương đối cao xét trong bối cảnh tác động mà nó có thể gây ra trên một vùng rộng lớn tới gần 200.000 km vuông và nó có thể thay đổi khí hậu trái đất trong nhiều năm sau đó.
Tóm lại, NASA vẫn đánh giá tiểu hành tinh 2013 TV135 là vật thể “có thể gây nguy hiểm” cho Trái đất. Các nhà khoa học đã xếp nó vào mức nguy hiểm 1 trong 10 bậc của Thang Torino. Thang Torino phân cấp mức độ nguy hiểm của các thiên thể gần Trái đất. Chỉ có duy nhất một tiểu hành tinh khác được xếp vào cấp độ nguy hiểm 1 trong khi toàn bộ các tiểu hành tinh khác đều được xếp ở mức độ 0, có nghĩa là không đáng kể.
Hiện tại, tiểu hành tinh 2007 VK184 được tin là có nhiều khả năng lao xuống Trái đất nhất. Vật thể rộng 128m này được cho là có 1/2700 khả năng tấn công xuống Trái đất vào năm 2048. Nó chính là tiểu hành tinh thứ hai được xếp vào cấp độ nguy hiểm 1 trong Thang Torino cùng với tiểu hành tinh vừa được phát hiện.
Theo Xahoi
Phát hiện ngôi sao già nhất trong vũ trụ
Các nhà thiên văn học đã phát hiện thấy ngôi sao hình thành sớm nhất trong vũ trụ từ trước tới nay, cách đây ít nhất khoảng 13,2 tỷ năm.
Các nhà thiên văn học thuộc trường đại học Pennsylvania (Mỹ) vừa phát hiện một ngôi sao mới, được đặt tên là HD 140283. Nó được hình thành cách đây khoảng 13,2 tỷ năm và nằm cách Trái đất 186 năm ánh sáng. Đây được coi là ngôi sao lâu đời nhất trong vũ trụ được phát hiện từ trước tới nay.
"Chúng tôi tin rằng HD 140283 là ngôi sao nhiều tuổi nhất trong vũ trụ được xác định từ trước tới nay" nhà thiên văn học Howard Bond, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.
Ảnh mô phỏng ngôi sao HD 140283
Ngôi sao HD 140283 được phát hiện chứa một số nguyên tối nặng, nên các nhà thiên văn học nghĩa rằng nó là một trong số những ngôi sao thế hệ thứ 2 được hình thành sau vụ nổ Big Bang xảy ra khoảng 13,77 tỷ năm cách đây.
Các nhà thiên văn học đã phát hiện ngôi sao HD 140283 nhờ sử dụng dữ liệu thu thập được từ kính thiên văn không gian Hubble của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA). Những bức ảnh rõ nét do kính thiên văn Hubble chụp được cho phép họ có thể tính toán chính xác độ phát sáng của ngôi sao này, từ đó có thể xác định được tuổi của nó.
Tuổi thực sự của ngôi sao HD 140283 mà các nhà thiên văn học tính toán được là 13,9 tỷ năm trước cả vụ nổ Big Bang, nhưng những tính toán này có sai số rất lớn và trong trường hợp của ngôi sao HD 140283 là 700 triệu tuổi.
Theo 24h
Sao chổi gây ra mưa lửa khổng lồ ở Trái Đất Một sao chổi lớn đã gây ra một trận mưa lửa khổng lồ ở Trái Đất cách đây 28 triệu năm và để lại nhân của mình trên sa mạc Sahara. Một nhóm nhà khoa học Nam Phi và các đồng nghiệp quốc tế đã tìm ra bằng chứng vững chắc đầu tiên về một "trận mưa lửa" do sao chổi nổ tung...