Trái đất đang xoay nhanh hơn so với cách đây 50 năm
Nếu bạn từng thắc mắc tại sao dạo này chẳng có đủ thời gian trong ngày để làm những điều mình muốn, có lẽ bạn đã cảm giác đúng, vì các chuyên gia phát hiện Trái đất đang xoay nhanh hơn so với 50 năm trước.
Trái đất đang quay nhanh bất thường
Trong nhiều thập niên, Trái đất mất hơn 24 giờ để hoàn tất một vòng quay, nhưng kể từ năm ngoái, thời gian này đã bị rút ngắn, theo báo Telegraph hôm 6.1 dẫn lời chuyên gia Peter Whibberley của Phòng thí nghiệm vật lý quốc gia Anh (NPL).
Vào ngày 19.7.2020, một ngày của địa cầu đã ngắn hơn 1,4602 milli giây so với mức tiêu chuẩn 24 giờ như lâu nay, đánh dấu ngày ngắn nhất kể từ khi các nhà khoa học bắt đầu ghi nhận vòng quay của Trái đất từ thập niên 1960.
Trên thực tế, năm 2020 cũng chứng kiến 28 ngày ngắn nhất kể từ năm 1960, đánh bại kỷ lục trước đó vào năm 2005, theo trang TimeandDate.com.
Vậy thì chuyện gì đã xảy ra? Một báo cáo đăng trên chuyên san Science Advances vào năm 2015 cho rằng có lẽ đây là một tác động khác của tình trạng ấm lên toàn cầu. Khi các sông băng lưỡng cực tan chảy, việc tái phân bổ khối lượng vật chất đã khiến Trái đất nghiêng và xoay quanh hơn quanh trục.
Hiện tượng địa cầu gia tăng tốc độ có thể buộc giới khoa học phải cân nhắc đến khả năng bổ sung “giây nhuận trừ” vào hệ thống các đồng hồ nguyên tử đang đếm thời gian của Trái đất, theo báo Telegraph.
Vào năm 2016, các chuyên gia đã cộng thêm “giây nhuận” để duy trì tình trạng đồng bộ hóa thời gian với các lịch thông thường, nhưng đây là lần đầu tiên họ suy ngẫm về việc bổ sung “giây nhuận trừ” để bảo đảm thời gian vẫn được tính toán đồng bộ.
Bằng chứng sốc: sự sống y hệt Trái Đất "trỗi dậy" ở thiên thể này?
Một phân tử đáng kinh ngạc, giống các khối xây dựng sự sống Trái Đất đã được phát hiện trên Titan, một mặt trăng to hơn hành tinh và rất giống địa cầu nguyên thủy.
Nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Michael Malaska, một nhà khoa học hành tinh tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA đã tìm thấy cyclopropenylidene (C3H2) trong những đám mây khí và bụi của Titan, mặt trăng to lớn của Sao Thổ.
Mặt trăng Titan - ảnh: NASA
Cyclopropenylidene là một dạng phân tử mạch vòng. Nó không xuất hiện trong các phản ứng sinh học ngày nay trên Trái Đất nhưng vài tỉ năm trước, đó có thể là một trong những vật liệu tạo nên "xương sống" cho các nucleobase của DNA sinh vật! Nói cách khác, cyclopropenylidene là một dạng "khối xây dựng sự sống nguyên thủy.
Phát hiện này gây giật mình bởi trước đó, người ta đã hiểu biết nhiều về thế giới ngập đầy mê-tan của mặt trăng Titan. Khoảng 3,8 đến 2,5 triệu năm trước, chính bầu không khí của Trái Đất cũng ngập đầy mê-tan thay cho oxy.
Các tác giả cho biết mục tiêu chung của cuộc nghiên cứu Titan họ đang thực hiện chính là tìm hiểu xem thiên thể này thực sự có thể sinh sống hay không. Vì vậy, họ đã xác định thành phần hóa học của thiên thể để biết được những hợp chất nào từ khí quyển di chuyển đến bề mặt hành tinh, rồi liệu nó có thể xuyên lớp vỏ băng xuống đại dương bên dưới hay không. Đại dương ngầm dưới băng của Titan chính là nơi khả dĩ nhất cho sự sống, theo các bằng chứng NASA thu thập được.
Tiến sĩ Melissa Trainer từ Trung tâm Hàng không vũ trụ Goddard (NASA), thành viên nhóm nghiên cứu, nhận định: "Chúng tôi nghĩ về Titan như một phòng thí nghiệm ngoài đời thực, nơi những quá trình hóa học đang diễn ra tương tự Trái Đất cổ đại".
Titan là mặt trăng lớn thứ 2 của hệ Mặt Trời, lớn hơn cả Sao Thủy. Nghiên cứu vừa công bố trên Astronomical Journal.
Mẩu hài cốt tiết lộ bí ẩn những 'quái thú' vĩ đại nhất thế giới Một mẩu hài cốt hóa thạch đã cho thấy cách thức mà Trái Đất kỷ Tam Điệp - Jura - Phấn Trắng nuôi dưỡng đàn quái thú khổng lồ và kinh dị nhất mọi thời đại. Bí ẩn nằm trong cấu trúc kỳ lạ trong xương những con khủng long, thứ mà không một loài vật nào trên địa cầu, từ con người...