Trái đất đã hứng chịu bao nhiêu trận động đất mạnh kể từ năm 1900?
Trận động đất mạnh xảy ra vào hôm qua 25/4 làm rung chuyển thủ đô của Nepal là trận động đất tồi tệ nhất ở quốc gia này trong hơn 80 năm qua, và cũng là một trong những trận động đất mạnh nhất trên thế giới kể từ năm 1900.
Ngày 22/5/1960: Trận động đất cường độ 9,5 richter ở miền nam Chile gây sóng thần giết chết ít nhất 1.716 người.
Ngày 28/3/1964: Trận động đất 9,2 độ richter tại Prince William Sound, Alaska, giết chết 131 người, trong đó 128 người chết vì một cơn sóng thần.
Ngày 26/12//2004: Trận động đất 9,1 độ richter ở Indonesia gây ra một trận sóng thần tại Ấn Độ Dương làm chết 230.000 người ở hàng chục quốc gia.
Ngày 11/3/2011: Trận động đất cường độ 9.0 richter ở ngoài khơi bờ biển phía đông bắc của Nhật Bản gây nên một cơn sóng thần, giết chết hơn 18.000 người.
Ngày 4/11/1952: Trận động đất cường độ 9.0 richter ở Kamchatka, Viễn Đông của Nga, gây ra thiệt hại lớn nhưng không có báo cáo tử vong mặc dù nó tạo ra sóng thần 9,1 mét ở Hawaii.
Ngày 27/2/2010: Một trận động đất 8,8 độ richter, rung chuyển Chile, tạo ra một cơn sóng thần và giết chết 524 người.
Ngày 31/1/1906: Một trận động đất 8,8 độ richter ngoài khơi bờ biển của Ecuador tạo ra một cơn sóng thần, giết chết ít nhất 500 người.
Video đang HOT
Ngày 4/2/1965: Trận động đất 8,7 độ richter tấn công quần đảo Rat Alaska, gây sóng thần cao 11 mét.
Ngày 28/3/2005: Trận động đất 8,6 độ richter ở miền bắc Sumatra ở Indonesia giết chết khoảng 1.300 người.
Một con đường đến Kathmandu bị phá huỷ hoàn toàn, gây khó khăn cho công tác cứu hộ. (Ảnh: Shutterstock)
Ngày 15/8/1950: Trận động đất cường độ 8,6 richter ở Tây Tạng giết chết ít nhất 780 người.
Ngày 11/4/2012: Trận động đất 8,6 độ richter ngoài khơi bờ biển phía tây của miền Bắc đảo Sumatra ở Indonesia gây cảnh báo sóng thần ở hơn hai chục quốc gia.
Ngày 9/3/1957: Trận động đất 8,6 độ richter tấn công quần đảo Andreanof ở Alaska gây sóng thần cao 16 mét.
Ngày 12/9/2007: Trận động đất 8,5 độ richter gần Sumatra ở Indonesia giết chết ít nhất 25 người.
Ngày 1/2/1938: Trận động đất 8,5 độ richter trong vùng biển Banda, Indonesia, tạo ra một cơn sóng thần nhỏ.
Ngày 3/2/1923: Trận động đất 8,5 độ richter ở vùng Kamchatka, Viễn Đông của Nga, gây nên một cơn sóng thần.
Ngày 11/11//1922: Trận động đất 8,5 độ richter, dọc theo biên giới Chile-Argentina gây nên một cơn sóng thần làm thiệt hại dọc theo bờ biển của Chile.
Ngày 13/10/1963: Trận động đất 8,5 độ richter, trong quần đảo Kurilgây nên một cơn sóng thần.
Theo Tuấn Kiệt/AP
Hà Nội mới
Động đất 7,7 độ richter ở nam Thái Bình Dương gây cảnh báo sóng thần
Một trận động đất mạnh 7,7 độ richter đã xảy ra ngoài khơi Papua New Guinea tại nam Thái Bình Dương vào sáng sớm nay 30/3, khiến các nhà chức trách phải phát cảnh báo sóng thần.
Cảnh báo sóng thần đã được ban bố dọc bờ biển Papua New Guinea và quần đảo Solomon. (Ảnh: AP)
Theo AP, tâm chấn nằm ở độ sâu 33 km, gần thị trấn Rabaul, đông bắc Papua New Guinea. Kênh truyền hình Al Jazeera dẫn lời một nhân chứng tại địa phương cho biết trận động trên đã kéo dài trong khoảng 5 phút.
Trung tâm Cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương tại Hawaii, Mỹ cho biết tình trạng cảnh báo sóng thần đã ngay lập tức được ban bố dọc bờ biển Papua New Guinea và quần đảo Solomon trong khu vực bán kính 1.000 km tính từ tâm chấn.
"Người dân sống ở những khu vực chịu cảnh báo nguy hiểm cần lưu ý theo dõi thông tin và làm theo sự hướng dẫn từ các quan chức địa phương", thông báo của trung tâm trên nêu rõ.
Theo dự báo, sóng thần với độ cao từ 1-3m trên mức triều có thể xuất hiện tại một số vùng bờ biển của Papua New Guinea. Tuy nhiên, sóng thần được dự đoán sẽ không xảy ra trong phạm vi rộng tại Thái Bình Dương, vè sẽ không gây nhiều thiệt hại về người và tài sản.
Trung tâm cảnh báo sóng thần cũng cho biết, cơn địa chấn có thể tạo thành những đợt sóng thấp hơn 0,3m, ảnh hưởng đến những quốc đảo khác ở Thái Bình Dương, Nhật, Úc, Philippines, Indonesia và Hawaii vào cuối ngày hôm nay 30/3.
Rabaul, nơi cách tâm chấn trong trận động đất sáng nay 33km, là thị trấn trên đảo East New Britain, nằm gần núi lửa đang hoạt động Tavurvur. Hồi năm 1994, núi Tavurvur từng phun trào dữ dội, khiến thị trấn bị phá hủy nặng nề.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ AP
Nhìn lại thảm họa kép động đất sóng thần Nhật Bản năm 2011 Đã 4 năm trôi qua nhưng thảm họa kép động đất, sóng thần tại miền đông bắc nước Nhật vẫn là những ký ức không thể nào phai trong tâm trí của người dân Nhật Bản, đồng thời để lại những tác động nặng nề tới các hoạt động kinh tế và xã hội của nước này. Vào ngày 11/3/2011, một trận động...